Bối cảnh thị trường đầy rủi ro với các tin tức trái chiều liên tục xuất hiện là điều kiện rất tốt cho Giá Vàng tiếp tục tăng. Mong muốn của Trump là một đồng USD yếu hơn cùng với các chính sách kinh tế đầu nhiệm kỳ đang làm đồng USD yếu thực sự.
Nền kinh tế Vương Quốc Anh đang tốt hơn các quốc gia khác trong khu vực Châu Âu có thể hỗ trợ đồng Bảng Anh tiếp tục phục hồi.
Dưới đây là 10 tin tức quan trọng ảnh hưởng tới giao dịch tuần 14/2025:
❶ Tâm trạng người tiêu dùng Mỹ “tụt mood” trong tháng 3
Tháng 3 không phải là tháng vui vẻ với người tiêu dùng Mỹ. Theo khảo sát hàng tháng của Đại học Michigan, tâm lý người tiêu dùng tụt dốc không phanh:
- Chỉ số tâm lý chỉ đạt 57, mức thấp nhất kể từ năm 2022. So với 64,7 của tháng 2 và tận 79,4 của năm trước, đây là điểm dữ liệu nguy hiểm
- Đáng chú ý, 2/3 người tiêu dùng cho biết họ kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng trong năm tới – mức lo ngại cao nhất kể từ 2009.

Điều này không chỉ khiến các nhà kinh tế đau đầu mà còn tác động đến thị trường:
- Chỉ số kỳ vọng giảm tới 18% so với tháng trước.
- Đánh giá về tình hình hiện tại tuy giảm nhẹ hơn, vẫn mất 2,9%.
Số liệu này có thể làm giảm tiêu dùng và tác động xấu tới sản xuất trong nước.
❷ Cổ phiếu lao dốc vì tâm lý tiêu cực
Tin tức thứ hai có thể tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường tuần 14/2025 là Tâm lý bi quan của người tiêu dùng đã ảnh hưởng ngay lập tức tới thị trường chứng khoán:
- Chỉ số S&P 500 giảm 2% vào thứ Sáu.
- Nasdaq – vốn tập trung vào nhóm công nghệ – giảm sâu tới 2,7%.

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã xuất hiện pha Dead Cat Bounce kinh điển như sách vở. Tín hiệu này đã được Tôi dự báo cách đây 2 tuần, và giờ đây nó diễn ra đúng như kỳ vọng.
Trong khi đó, khảo sát riêng của Conference Board cũng chẳng khá khẩm hơn:
- Chỉ số tâm lý chung giảm nhẹ.
- Riêng phần “kỳ vọng tương lai” thì… tụt xuống mức thấp nhất trong 12 năm!
❸ Người dân lo lạm phát, nhưng dữ liệu vẫn chưa quá “nóng”
Tâm lý lo ngại lạm phát vẫn tiếp tục:
- Người tiêu dùng Mỹ kỳ vọng giá sẽ tăng 5% trong năm tới – tăng mạnh so với kỳ vọng 2,8% vào cuối 2024.
- Trong khi đó, thước đo lạm phát ưa thích của Fed (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) chỉ tăng 2,8% trong 12 tháng tính đến tháng 2.
Tuy vậy, chi tiêu cá nhân tháng 2 chỉ tăng 0,4% so với tháng 1 – thấp hơn mức dự báo 0,5% của các chuyên gia.
Joanne Hsu, giám đốc khảo sát, chia sẻ:
“Người tiêu dùng đang lo lắng về rất nhiều thứ: việc làm, lạm phát, tài chính cá nhân…”
❹ Dữ liệu việc làm Phi nông nghiệp – Nonfarm Payrolls
Trong tháng trước, việc làm Phi nông nghiệp Hoa Kỳ vẫn duy trì ở mức cao với mức tăng thêm 151k việc làm, thất nghiệp tăng nhẹ lên 4,1% do điều chỉnh giảm việc làm ở hai tháng trước.
Tháng 3/2025, Dữ liệu Nonfarm Payrolls được dự báo sẽ ở mức 139k khi các nhà tuyển dụng thắt chặt vì nỗi lo thuế quan:

Thất nghiệp được dự báo không đổi ở mức 4,1%.
Nếu dữ liệu việc làm Mỹ tháng 3 tiếp tục xấu đi, Chứng Khoán Mỹ có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh vì chúng ta đang thấy các dữ liệu nguy hiểm cho thấy nguy cơ SUY THOÁI:
- Lạm phát tăng
- Thất nghiệp tăng
- Lo ngại về thuế quan.
Điều này có thể làm suy yếu đồng USD và làm Gold, Trái phiếu kho bạc tăng mạnh.
Dưới đây là bốn điểm quan trọng trong báo cáo việc làm tháng 02/2025.
1. Tổng quan việc làm
- Tổng số việc làm phi nông nghiệp tăng thêm 151,000 trong tháng 2/2025.
- Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 4.1%.
2. Số liệu từ khảo sát doanh nghiệp
- Việc làm tăng lên trong các lĩnh vực:
- Y tế (+52,000): Chủ yếu trong các dịch vụ y tế ngoại trú, bệnh viện, và trung tâm điều dưỡng.
- Tài chính (+21,000): Bất động sản, cho thuê và bảo hiểm.
- Vận tải và kho bãi (+18,000): Dịch vụ chuyển phát nhanh và hàng không.
- Hỗ trợ xã hội (+11,000): Dịch vụ cá nhân và gia đình.
- Việc làm trong chính phủ liên bang giảm (-10,000).
3. Thu nhập và giờ làm việc
- Thu nhập trung bình theo giờ trong tháng 2/2025 tăng 0.3%, đạt $35.93.
- Giờ làm việc trung bình trong tuần không thay đổi: 34.1 giờ.
4. Điều chỉnh dữ liệu trong các tháng trước
- Số liệu việc làm tháng 12/2024 được điều chỉnh tăng thêm 16,000, trong khi số liệu tháng 1/2025 giảm 18,000.
❺ BOJ (Nhật) thận trọng trước chính sách từ Mỹ
Tại Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) cũng “căng não”:
- BOJ giữ nguyên lãi suất 0,5% trong cuộc họp giữa tháng 3, để chờ xem ảnh hưởng từ việc Mỹ thay đổi chính sách thuế quan.
- Một thành viên hội đồng cảnh báo: “Rủi ro tiêu cực từ Mỹ đã tăng nhanh chóng.”
Lý do? Tổng thống Trump đang đe dọa áp mức thuế 25% lên ô tô và phụ tùng nhập khẩu – mà bạn biết đấy, ô tô là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản!
Trong nước, áp lực lạm phát cũng tăng:
- Chỉ số giá tiêu dùng Tokyo tháng 3 tăng 2,9% (so với 2,8% tháng 2).
- Lạm phát cơ bản (không tính thực phẩm tươi sống và năng lượng): tăng 2,2%, so với 1,9% của tháng trước.
❻ Israel – Hamas và hy vọng ngừng bắn
Câu chuyện ở Gaza lại thêm hồi hộp:
- Hamas đồng ý thả 5 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 50 ngày, bắt đầu từ lễ Eid al-Fitr.
- Israel vẫn tiếp tục các đợt không kích và chiến dịch trên bộ tại Rafah.
- Kể từ sau khi thỏa thuận ngừng bắn trước đó sụp đổ, hơn 830 người Palestine đã thiệt mạng.
- Tổng số người chết tại Gaza từ đầu cuộc xung đột: hơn 50.000 người, theo Bộ Y tế do Hamas điều hành.
❼ Kinh tế Mỹ chậm lại, Trump chuẩn bị “ra đòn thuế quan”
Một điểm nóng khác là… việc làm và chính sách thương mại của Mỹ:
- Các nhà tuyển dụng chậm lại trong tuyển dụng, chỉ tăng khoảng 138.000 việc làm trong tháng 3 – giảm so với 151.000 của tháng trước.
- Tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 4,1%.
Dữ liệu gần đây cho thấy:
- Chi tiêu cá nhân tăng rất nhẹ.
- Thu nhập khả dụng vẫn tăng chậm.
- Tâm lý người tiêu dùng giảm mạnh do lo lạm phát.
Và điều khiến thị trường lo lắng hơn cả là: Trump chuẩn bị tung gói thuế quan lớn nhất từ trước đến nay vào thứ Tư!
❽ Úc giảm lãi suất lần đầu sau 4 năm
Tin vui cho người dân Úc đây:
- Ngân hàng Dự trữ Úc đã cắt giảm lãi suất lần đầu sau 4 năm.
- Giới đầu tư đang chờ đón dữ liệu giá nhà để xem hiệu ứng của động thái này.
- Trong cuộc họp sắp tới, dự đoán là sẽ giữ nguyên lãi suất để theo dõi thêm.
❾ Châu Âu căng thẳng chờ dữ liệu lạm phát
Tuần tới, các nước EU cũng “nín thở”:
- Dữ liệu lạm phát khu vực đồng euro sẽ được công bố – là căn cứ cho quyết định lãi suất tháng 4.
- Đức: lạm phát có thể giảm về 2,4%.
- Ý: lạm phát dự kiến nhích nhẹ lên 1,8%.
Ngoài ra:
- Đức sẽ công bố đơn đặt hàng nhà máy.
- Pháp & Tây Ban Nha sẽ báo cáo sản lượng công nghiệp.
- Biên bản chính sách của ECB sẽ được công bố vào thứ Năm.
- Chủ tịch Christine Lagarde cùng nhiều quan chức cấp cao sẽ phát biểu trong tuần.
Tổng kết
Người tiêu dùng lo lắng, thị trường phản ứng, ngân hàng trung ương thận trọng, và chính trị toàn cầu vẫn đầy kịch tính.
Những tin tức kinh tế và số liệu này đều cho thấy một môi trường thuận lợi để Vàng tiếp tục tăng giá.
Chứng khoán Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi các số liệu kinh tế đang xấu đi. Việc bị định giá quá cao cũng làm cho nguy cơ điều chỉnh tiếp tục được duy trì thay vì cơ hội phá đỉnh. Sự phục hồi của Chứng khoán Trung Quốc, Châu Âu cũng là áp lực mạnh tới dòng vốn vào Hoa kỳ.
Thị trường Crypto sẽ tiếp tục chịu tác động xấu nếu chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục xấu đi.
Đồng Bảng Anh, EUR, JPY có thể sẽ tiếp tục phục hồi và gây áp lực tới đồng USD.
Tôi khi vọng 10 tin tức quan trọng ảnh hưởng tới giao dịch tuần 14/2025 sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho tuần giao dịch sắp tới.
Mời các bạn cùng theo dõi thêm phân tích kỹ thuật trong Live tối hôm nay lúc 21:00 trên 👉 Youtube Tô Triều.
Câu hỏi thường gặp về Bản tin Nonfarm Payrolls
Nonfarm Payrolls (NFP) là gì?
Nonfarm Payrolls – Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) là một phần của báo cáo việc làm hàng tháng của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ. Thành phần Bảng lương phi nông nghiệp đo lường cụ thể sự thay đổi về số lượng người làm việc ở Mỹ trong tháng trước, ngoại trừ ngành nông nghiệp.
Dữ liệu Non-Farm Payrolls ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định chính sách tiền tệ của The FED?
Dữ liệu Non-Farm Payrolls ảnh hưởng đến USD như thế nào?
Bảng lương phi nông nghiệp thường có tương quan thuận với Đô la Mỹ.
Điều này có nghĩa là khi số liệu bảng lương được công bố cao hơn dự kiến, USD có xu hướng tăng và ngược lại khi chúng thấp hơn. NFP ảnh hưởng đến Đô la Mỹ do tác động của chúng đối với lạm phát, kỳ vọng chính sách tiền tệ và lãi suất. NFP cao hơn thường có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang sẽ thắt chặt hơn trong chính sách tiền tệ của mình, hỗ trợ USD.
Xem hướng dẫn: 5 cách giao dịch với bản tin Nonfarm Payrolls Hoa Kỳ.
Dữ liệu Non-Farm Payrolls ảnh hưởng đến Gold (XAU/USD) như thế nào?
Bảng lương phi nông nghiệp thường có tương quan nghịch với giá Vàng (XAU/USD). Điều này có nghĩa là con số bảng lương cao hơn dự kiến sẽ có tác động xấu đến giá vàng và ngược lại. NFP cao hơn thường có tác động tích cực đến giá trị của USD và giống như hầu hết các mặt hàng chính, Vàng được định giá bằng Đô la Mỹ. Do đó, nếu USD tăng giá trị, nó đòi hỏi ít đô la hơn để mua một ounce vàng. Ngoài ra, lãi suất cao hơn (thường giúp NFP cao hơn) cũng làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một khoản đầu tư so với việc ở bằng tiền mặt, nơi tiền ít nhất sẽ kiếm được lãi.
Đôi khi thị trường phản ứng ngược với dữ liệu Nonfarm Payrolls. Tại sao vậy?
Bảng lương phi nông nghiệp chỉ là một thành phần trong báo cáo việc làm lớn hơn và nó có thể bị ảnh hưởng bởi các tín tức quan trọng khác. Đôi khi, khi NFP xuất hiện cao hơn dự báo, nhưng Thu nhập trung bình hàng tuần thấp hơn dự kiến, thị trường đã bỏ qua hiệu ứng lạm phát tiềm ẩn của kết quả tiêu đề và giải thích sự sụt giảm thu nhập là giảm phát.