3 yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong giao dịch

Quản trị rủi ro trong giao dịch là yếu tố chính quyết định tâm lý giao dịch và khả năng sinh lợi nhuận của tài khoản.

Một vài tình huống nhà đầu tư sẽ gặp trong quá trình giao dịch và quản trị rủi ro cho tài khoản:

  1. Khó để đưa ra quyết định cắt lỗ hay tiếp tục giữ vị thế.
  2. Thị trường biến động ngược kỳ vọng và cách duy nhất mà ta có thể làm là Cầu nguyện thần Bò, thần Gấu giúp đảo ngược tình huống.
  3. Khi quyết định cắt lỗ, thì thị trường thay đổi khiến traders ôm hận….

Nếu đã trải qua các tình huống trên, bạn không cần lo lắng bởi hầu hết Traders đều ít nhất 1 hoặc nhiều lần trải qua những thời điểm như vậy.

Hầu hết Nhà đầu tư mới dành phần lớn thời gian để đi tìm hiểu nên giao dịch loại tài sản nào, khớp lệnh ở đâu rồi tự sướng về số tiền họ có thể nhận được nếu có lợi nhuận…. Nhưng họ gần như không mảy may nghĩ về số tiền mà họ sẽ mất nếu giao dịch không thuận lợi cũng như vùng giá phải thoát giao dịch để bảo đảm sự an toàn cho tài khoản.

Thói quen này thường sẽ phá hoại con đường giao dịch của Traders bằng cách khiến tài khoản lỗ sâu đậm hơn.

Ví dụ: Một người hay đi lướt sóng sẽ có khả năng chấp nhận rủi ro khác với một người ngồi ở nhà đọc sách.

3 yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong giao dịch
3 yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong giao dịch

Trừ khi bạn biết cách để kiểm soát mức thua lỗ trên mỗi giao dịch phù hợp với Phong cách giao dịch cá nhân, nếu không bạn sẽ phải chấp nhận một mức rủi ro nhiều hơn mức bạn cảm thấy thoải mái.

Kết quả là các quyết định sẽ chịu ảnh hưởng bởi nỗi sợ mắc phải sai lầm trước đó làm Traders mắc phải các sai lầm mới khi giao dịch khó để tự nhận diện và khắc phục.

Không ai muốn mất tiền và rơi vào thua lỗ. Nhưng thị trường mang tính chất ngẫu nhiên, thay đổi qua mỗi phút, mỗi giây và bạn là con người. Bạn sẽ sai liên tục, thua lỗ sẽ diễn ra thường xuyên. Thậm chí thua lỗ còn kéo dài dai dẳng.

Vì vậy, nếu không thể kiểm soát số lần sẽ đi sai hướng trong giao dịch, thì điều tối thiểu Traders có thể làm là KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG TỪNG GIAO DỊCH.

Có hàng chục yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro, nhưng hãy tập trung vào ba yếu tố mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát:

1. Quy mô vị thế – Lot Size

Big Lot Size – Quy mô vị thế lớn dẫn đến sự biến động lớn trong báo cáo lãi/lỗ của tài khoản. Mỗi pip biến động với khối lượng giao dịch lớn sẽ được thể hiện rõ hơn với các giao dịch khối lượng nhỏ.

Nếu bạn giao dịch với quy mô vị thế lớn, thì Traders chắc chắn sẽ lo lắng về việc tài khoản bị lỗ hơn việc bám sát kế hoạch giao dịch.

Quy mô vị thế trên mỗi giao dịch sẽ phản ánh sự tự tin của Traders vào bản thân họ hoặc chính ý tưởng giao dịch mà họ theo đuổi. Chọn một khối lượng giao dịch phù hợp để chắc chắn rằng bạn sẽ có một khoản lợi nhuận phù hợp nhưng nếu thua lỗ, bạn cũng sẽ không phiền về điều đó.

Nếu bạn không chắc chắn về ý tưởng giao dịch của mình hoặc nếu bạn đang giải quyết nhiều vấn đề về tâm lý giao dịch, thì tốt nhất bạn nên bắt đầu từ Khối lượng giao dịch nhỏ, thực hiện phân bổ lợi nhuận, tăng vốn và tăng quy mô giao dịch theo mức độ tăng trưởng của nguồn vốn.

Bài học chuyên sâu: Lot là gì? Cách tính Lot Size

Ví dụ:

Nếu thực hiện giao dịch 1 Lot với XAUUSD (Vàng) mỗi pip biến động, tài khoản giao dịch của Traders sẽ thay đổi $10. Đổi lại, nếu thực hiện giao dịch khối lượng 0.01 Lot, Tài khoản sẽ thay đổi $0.1 cho mỗi Pip biến động.

Tuy nhiên, mức biến động trung bình mỗi ngày của XAUUSD là hơn 200 pips. Vì vậy với khối lượng 1 Lot, Traders có thể sẽ chịu lỗ trong 1 ngày là hơn $2000. Với 0.01 Lot, Traders chỉ chịu lỗ trong 1 ngày khoảng… hơn $20 thấp hơn 100 lần so với khối lượng 1 Lot.

Tôi không rõ các bạn đã từng trải qua cái cảm giác khi giao dịch với khối lượng lớn hay chưa. Nhưng ở thời điểm mới tham gia thị trường và chưa có khái niệm về quản trị rủi ro, chưa chia sẻ Khoá học Forex Miễn Phí thì Tôi cũng đã giao dịch khá lớn.

Cảm giác của Tôi mỗi khi thực hiện giao dịch khối lượng 0.5 Lot – 1 Lot là Tim đập mạnh. Chỉ mong thị trường biến động đúng kỳ vọng 5-10 pips, kiếm nhanh vài chục tới 1 trăm đô rồi cut lệnh. Khi gia đi ngược kỳ vọng thì bắt đầu lo sợ, khấn vái cho nó quay trở lại…

Đêm thì mất ngủ, chòng chọc thức nhìn Chart. Khi đã lỗ sâu quá, Chỉ mong nó về Entry thôi để cut lệnh, chẳng cần profit nữa. Và khi mà gần cháy tài khoản thì chẳng cần nó về Entry nữa. Về phục hồi 50% tài khoản thôi rồi Tui cut lệnh và đi mua nải chuối về cảm ơn Ông bà ông Vải gánh tài khoản còng lưng…..

2. Thời gian nắm giữ vị thế giao dịch

Tuỳ vào từng phong cách giao dịch, thời gian nắm giữ vị thế giao dịch sẽ khác nhau và vì thế biến động cũng khác nhau hoàn toàn. Có 4 phong cách giao dịch cơ bản:

  1. Scalping – Giao dịch cực ngắn trong ngày
  2. Day Trading – Giao dịch trong ngày
  3. Swing Trading – Giao dịch giữ lệnh nhiều ngày
  4. Position Trading – Giao dịch buy and hold giữ lệnh dài hạn

Dưới đây là bảng so sánh về thời gian và số pips với 4 phong cách giao dịch:

So sánh số Pips biến động và thời gian nắm giữ theo từng phong cách giao dịch
So sánh số Pips biến động và thời gian nắm giữ theo từng phong cách giao dịch

Khi nắm giữ giao dịch càng lâu thì các giao dịch càng dễ bị biến động. Việc nắm giữ giao dịch trong thời gian dài đồng nghĩa với quy mô vị thế giao dịch tăng lên vì khoảng biến động giá của loại tài sản đó sẽ rộng hơn.

Khi Traders giữ một giao dịch lâu hơn dự kiến ​​ban đầu, thì họ sẽ đặt vị thế giao dịch với nhiều chất xúc tác hơn họ chuẩn bị khiến họ dễ đưa ra các quyết định cảm tính và mắc các lỗi giao dịch kinh điển hơn vì Bối cảnh thị trường sẽ thay đổi liên tục.

Nếu quyết định giữ giao dịch dài hạn thì Traders nên:

  1. Đánh giá lại vị thế lệnh theo chu kỳ thời gian: Ngày – Tuần – Tháng (Với Swing và Position Traders)
  2. Dời Stop Loss theo hướng có lợi theo chu kỳ đánh giá
  3. Đóng vị thế lệnh nếu Market Environment thay đổi

3. Cắt lỗ

Không Stop Loss, Hedging lợi nhuận không bù đắp được thua lỗ
Không Stop Loss, Hedging lợi nhuận không bù đắp được thua lỗ

Một số nhà giao dịch bù đắp cho việc giao dịch các khối lượng vị thế lớn bằng cách đặt các Stop Loss quá ngắn. Những người khác có xu hướng điều chỉnh Stop Loss ban đầu, họ có thể mở rộng vùng lỗ, hoặc đôi khi cay cú quá thì bỏ luôn Stop Loss và dùng toàn bộ tài khoản giao dịch để Stop Loss.

Khi đặt Stop Loss quá ngắn, tài khoản của Traders có thể bị cháy sau hàng chục lần cắt lỗ.

Khi mở rộng stop loss hoặc bỏ luôn stop loss, lợi nhuận hoặc cả tài khoản của Traders có thể bốc hơi chỉ sau 1 giao dịch.

Bài học chuyên sâu: Cách đặt Stop Loss chuyên nghiệp.

Cắt lỗ cho chúng ta biết khi nào chúng ta sai và vì ta sẽ sai thường xuyên nên hãy chuẩn bị cho điều đó.

Chúng ta có một câu nói kinh điển: Treding is Friend. Nhưng theo Tôi thì phải thêm 1 câu nữa tương tự:

Stop Loss is Friend – Cắt lỗ là bạn.

Tôi không rõ bạn đã từng trải qua tình huống mà Bạn có 10 giao dịch có lợi nhuận, nhưng chỉ vì cố chấp và không muốn mất thành quả của 10 giao dịch đó, gồng lỗ 1 giao dịch rồi mất hết lợi nhuận, tới mức cháy luôn tài khoản chưa.

Nếu chưa trải qua thì đây là bài học, và nếu đã trải qua thì đừng để chuyện đó lặp lại nữa.

Lời kết

Trong giao dịch Chứng khoán, Ngoại hối, Crypto, Hàng hoá phái sinh việc còn tiền để giao dịch ở cơ hội tiếp them quan trọng hơn việc dành được chiến thằng ngay sau khi vừa bị quật ngã.

Thật khó để chiến thắng một trò chơi nếu bạn bị loại khỏi trò chơi đó và mất khả năng quay lại.

Học cách kiểm soát rủi ro trong từng giao dịch giúp Traders tiến nhanh hơn, gần hơn tới việc có được lợi nhuận ổn định.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (5 bình chọn)

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới