6 loại quy tắc trong giao dịch Forex , CFDs cần được thiết lập và tuân thủ

Quy tắc trong giao dịch Forex, CDFs là điều tối quan trọng với mỗi Trader. Nó sẽ giúp định hình Trader là ai, giao dịch thế nào, và có khả năng sẽ kiếm được lợi nhuận nhất quán hay không.

5 loại quy tắc trong giao dịch Forex, CFDs được nhóm vào thành từng loại dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan. Đặc biệt là giúp bạn tự xây dựng ra những quy tắc cực kỳ cụ thể để phục vụ cho con đường trở thành Trader chuyên nghiệp trong tương lai.

Các quy tắc sẽ phải được theo dõi, bổ sung và chỉnh sửa để mang lại hiệu quả tốt nhất trong giao dịch.

Quy tắc giao dịch sẽ chỉ rõ ràng và ăn sâu trong tâm trí khi các Trader tự viết nó ra giấy sau đó theo dõi để tinh chỉnh.

6 loại quy tắc trong giao dịch Forex , CFDs cần được thiết lập và tuân thủ
6 loại quy tắc trong giao dịch Forex , CFDs cần được thiết lập và tuân thủ

1. Quy tắc về các loại tài sản giao dịch

Lựa chọn loại tài sản khi giao dịch Forex, CFDs là vô cùng quan trọng. Trong quá trình hỗ trợ học viên, thành viên… Tô nhận ra rằng các nhà đầu tư mới không có thói quen quản lý các loại tài sản theo danh mục.

Các giao dịch của nhà đầu tư mới là vô cùng hỗn loạn. Họ có thể giao dịch cùng lúc với hàng chục loại tài sản khác nhau mà thậm chí họ còn chẳng hiểu rõ về bản chất của mỗi loại tài sản đó như thế nào.

Chúng ta có rất nhiều loại tài sản có thể giao dịch như:

  • Tiền tệ
  • Hàng hóa
  • Chứng khoán
  • ….

Trong mỗi loại tài sản lại phân ra nhiều nhóm khác nhau.

Ví dụ:

Loại tài sản liên quan tới tiền tệ thì có thể chia ra làm 3 nhóm các cặp tiền tệ:

  • Nhóm chính – Major: Là nhóm các cặp tiền trong đó 1 trong 2 loại tiền là đồng USD, không bao gồm các loại tiền của các thị trường mới nổi như TRY, BRL… Tính chất của nhóm này là biến động tương đối đồng điệu với USD, mức độ biến động trong ngày thấp chỉ từ 80-120pips/ngày giá trị lớn.
  • Nhóm phụ – Minnor: Biến động về số pip 1 ngày khá cao từ 150 – 250pips/ngày giá trị chỉ bằng 60% – 70% với cặp chính.
  • Nhóm các cặp tiền ngoại lai – Exotic: Biến động cực cao, có thể lên tới hàng ngàn pips mỗi ngày, giá trị chỉ bằng khoảng 15%-20% cặp chính.

Khi muốn giao dịch chúng ta phải hiểu rõ bản chất của từng loại tài sản sau đó phân bổ nó thành từng nhóm cơ bản phía trên sau đó mới tính chuyện thiết lập các nguyên tắc tiếp theo.

Ví dụ về nguyên tắc khi chọn loại tài sản:

Giả sử Tô thường giao dịch với nhóm các loại tiền tệ chính và giao dịch xoay quanh đồng USD vậy Tô sẽ phải chọn các cặp tiền như:

  • AUD/USD
  • EUR/USD
  • GBP/USD
  • USD/CAD
  • USD/JPY
  • USDCHF
  • XAU/USD (Kim loại quý)

Nguyên tắc tiếp theo khi giao dịch với các cặp này đơn giản là:

Nếu Long GBP/USD thì sẽ phải:

  • Long EUR/USD, AUD/USD
  • Short USD/CAD, USD/JPY, USD/CHF

Nguyên tắc thứ ba: Vì biến động từ 80 – 120 pips/ngày nên sẽ không thể kỳ vọng 1 ngày vượt quá 120pips. Từ đây có thể kết luận rằng nếu kỳ vọng 400 pips thì phải dành ít nhất cho nó 4 ngày để biến động liên tục theo xu hướng.

Nguyên tắc thứ tư: Không giao dịch với các cặp khác ngoài những cặp tiền tệ trên.

Đó là những điều đơn giản nhất.

2. Quy tắc phân bổ vốn, rủi ro cho từng nhóm các loại tài sản

Sau khi chọn loại tài sản rồi, nhà đầu tư sẽ phải làm việc tiếp theo là phân bổ rủi ro cho từng loại tài sản.

Không bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Đây là câu nói vô cùng hữu ích. Chúng ta không thể dùng toàn bộ tài khoản để chấp nhận rủi ro và đánh 1 lệnh với 1 cặp tiền mà chúng ta dự kiến giao dịch.

Trong luật về Quỹ mở Việt Nam có một điều rất thú vị mà chúng ta có thể học hỏi để đưa vào bài học phân bổ vốn – rủi ro khi giao dịch được:

Thông tư số 183/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở [1]:

Mục III – HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ MỞ

Điều 15. Hạn mức đầu tư của quỹ mở

KHOẢN 4: Ngoại trừ quỹ trái phiếu, cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ mở phải bao gồm chứng khoán của ít nhất sáu (06) tổ chức phát hành, đồng thời phải bảo đảm:

  • a) Không được đầu tư quá bốn mươi chín (49%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này;
  • b) Không được đầu tư quá ba mươi phần trăm (30%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d, e và f khoản 2 Điều này, phát hành bởi một công ty hoặc một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau, trong đó phần đầu tư vào chứng khoán phái sinh bằng giá trị cam kết của hợp đồng xác định theo quy định tại phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • c) Không được đầu tư quá hai mươi phần trăm (20%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, kể cả các loại giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng, trái phiếu, cổ phiếu có quyền biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết, trái phiếu chuyển đổi;
  • d) Không được đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó;
  • e) Không được đầu tư quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
  • f) Tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của quỹ không được vượt quá bốn mươi phần trăm (40%) tổng giá trị tài sản của quỹ;
  • g) Tại mọi thời điểm, tổng giá trị cam kết trong các giao dịch chứng khoán phái sinh, dư nợ vay và các khoản phải trả của quỹ không được vượt quá giá trị tài sản ròng của quỹ;
  • h) Không được đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
  • i) Không được đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đá quý, kim loại quý hiếm.

Các bạn có thể thấy là quy định rất rõ ràng trong Thông tư số 183/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính thực tế là để tránh trường hợp các quỹ cũng All-in, dùng toàn bộ vốn của quỹ để gồng lỗ một loại cổ phiếu, trái phiếu nào đó dẫn tới vỡ quỹ.

Vậy là bạn đã hiểu thêm được 1 phần nữa trong quản lý, phân bổ vốn và rủi ro rồi. Việc còn lại là đặt ra Ruler cho nó sau đó áp dụng vào giao dịch.

3. Quy tắc tham gia và thoát khỏi thị trường

Quy tắc tham gia và thoát khỏi thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư biết khi nào thì được phép tham gia giao dịch. BẮT BUỘC PHẢI DỪNG LỖ ở đâu và chốt lời ở điểm nào…

Về quy tắc này, bạn nên tham khảo chuyên đề Xây dựng hệ thống giao dịch – Trading System để có kiến thức chi tiết nhất.

4. Quy tắc về khối lượng giao dịch

Quy tắc về khối lượng khi giao dịch Forex, CFDs sẽ là chìa khóa dẫn tới thành công cho nhà đầu tư.

Nếu khối lượng không nhất quán thì lợi nhuận cũng khó mà nhất quán được.

Ví dụ:

Nhà đầu tư đang giao dịch khối lượng 0.01 Lot và mức lỗ trung bình là $6.9, lợi nhuận trung bình là $9.6 vậy chỉ cần tỷ lệ Win – Loss là 50 win – 50 Loss thì chắc chắn nhà đầu tư sẽ có lời.

Nhà đầu tư quyết định tăng khối lượng lên 0.02 và thua lỗ ngay ở giao dịch đó, mức lỗ cho 0.02 Lot sẽ X2 lên là $6.9×2 = $13.8.

Với mức lỗ $13.8 cho lệnh giao dịch này con số lỗ trung bình sẽ thay đổi dẫn tới việc phải tính toán lại toàn bộ tỷ lệ Win – Loss để có được lợi nhuận. Sau một khoảng thời gian nếu mức lỗ trung bình cứ tăng, mức lãi trung bình cứ giảm thì đảm bảo bạn không thể có lợi nhuận được.

Một lúc nào đó bắt buộc nhà đầu tư sẽ phải Win 69.96% mới có thể có lợi nhuận.

Lựa chọn khối lượng và tuân thủ là điều vô đơn giản, nhưng cũng vô cùng phức tạp. Bạn phải xác định ngay từ đầu nếu không muốn khó khăn để thay đổi về sau.

5. Quy tắc quản lý lợi nhuận

Quy tắc quản lý lợi nhuận trong giao dịch Forex, CFDs quan trọng không kém. Nếu không thể viết ra những quy tắc này nhà đầu tư sẽ không thể rõ ràng, không thể xác định được:

  • Khi nào thì nên rút lợi nhuận
  • Lợi nhuận được bao nhiêu thì nên rút.

Và khi lợi nhuận để trong tài khoản giao dịch, nhà đầu tư sẽ có xu hướng tăng khối lượng để rồi thua lỗ toàn bộ khoản lợi nhuận vất vả kiếm được trước đó.

Ví dụ về quy tắc quản lý lợi nhuận Tô đặt ra trước đó:

Quy tắc 1 – Dựa trên số tiền: $200 – Trong 2 tuần nếu bất cứ khi nào đạt được khoản lợi nhuận $200 thì sẽ phải thực hiện lệnh rút tiền về tài khoản ngân hàng.

Quy tắc 2 – Hạn chế thời gian: 2 tuần – Nếu hết 2 tuần mà không đủ hạn mức rút $200 thì bắt buộc phải thực hiện lệnh rút.

Tâm sự của thành viên mất lợi nhuận chỉ vì không biết Khi nào và Bao nhiêu thì nên rút
Tâm sự của thành viên mất lợi nhuận chỉ vì không biết Khi nào và Bao nhiêu thì nên rút

Chỉ vì không có quy tắc: Khi nào – Bao nhiêu nên quá nhiều Trader đã trả giá rồi.

6. Quy tắc thảo luận và bảo vệ quan điểm giao dịch

Đặt qua quy tắc thảo luận sẽ giúp chúng ta thảo luận một cách văn minh hơn và dựa trên tinh thần đóng góp nhiều hơn.

Trong cuốn “Tư duy đạo đức“, có một câu trích dẫn rất hay “Tôi luôn cố gắng không cười nhạo, không khóc than, không ghét bỏ những hành động của con người, mà chỉ cố gắng thấu hiểu chúng“.

Trong giao dịch Forex, người mới thường rất dễ lay động và phạm sai lầm. Chúng ta cần có những nguyên tắc thảo luận để không làm họ hành động sai thêm nữa.

Quy tắc thảo luận cũng sẽ giúp chúng ta văn minh với nhau hơn.

Trên thị trường tài chính, quy tắc thảo luận khi phân tích vấn đề cần phải như 1 thẩm phán xét xử và phán quyết dựa trên chứng cứ vật chất. Nếu chưa rõ ràng, còn nhiều phân vân hoặc không đủ luận cứ thì đừng đưa ra lời khẳng định và buộc tội.

Nhớ lại một chút về buổi đầu tham gia thị trường, Tô cũng từng như thế từng ủng hộ quan điểm của một vài người mà Tô nghĩ là tin được. Nhưng kết quả sau đó thật đắng lòng. Khi hỏi về các lý do và dẫn chứng đưa ra nhận định thì họ trả lời rất tỉnh và đẹp trai: ” Tao nghĩ vậy thôi, mạng xã hội ấy mà”.

Nếu không có quy tắc thảo luận thì nhà đầu tư sẽ không thể bảo vệ được quan điểm giao dịch. Quan điểm giao dịch khi đưa ra phải dựa trên chứng cứ rõ ràng, tin cậy được. Người khác có quyền phản biện, nhưng nhà đầu tư đừng vội thay đổi.

Trên đây là 6 loại quy tắc trong giao dịch Forex , CFDs cần được thiết lập và tuân thủ mà Tô đã sắp xếp chi tiết để bạn có cái nhìn tổng quan giống như Mindmap rồi có thể bắt tay vào thực hiện từng bước 1.

Chúc bạn giao dịch thành công!

7. Tài liệu tham khảo

[1]Thông tư số 183/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=156854

Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:

Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.

Và trước khi giao dịch với tài khoản Real bạn nên tham gia một sàn giao dịch như IQ Option chẳng hạn để giao dịch trên tài khoản demo trước. Bạn sẽ được tặng 10.000$, tha hồ mà rải lệnh trước khi thành thạo và giao dịch thực chiến.

Hiện tại, Tô đang giao dịch tại hai hệ thống sau:

Giao dịch Forex tại XM, ICMARKETS, EXNESS.

Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com

Đăng ký tài khoản ICMARKETS: https://www.icmarkets.com/

Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/

Giao dịch Binary Option tại IQ Option. Bạn có thể mở tài khoản IQ Option tại đây: https://iqoption.com.

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (44 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới