6 nguyên tắc đầu tư trong khủng hoảng khi giao dịch Forex và Chứng khoán

Nền kinh tế toàn cầu đang trải qua những cơn chấn động lớn do đại dịch Coronavirus đang diễn bến phức tạp. Thị trường đang ở ở thời điểm diễn ra những biến động kỷ lục, chứng kiến ​​sự thay đổi chớp nhoáng theo bất kỳ hướng nào phụ thuộc lớn vào tâm lý và cảm tính của nhà đầu tư.

Giữa tâm khủng hoảng, các nhà kinh tế, các phóng viên truyền hình đang đổi giọng liên tục mỗi ngày nhanh hơn tốc độ của một DJ chuyển bài.

Trong bản tin buổi trưa thì họ tin rằng thị trường “ĐANG TẠO ĐÁY” và tới buổi tối, họ đã lại kêu gào “ĐẠI SUY THOÁI” có thể diễn ra.

Rõ ràng đây là bối cảnh vô cùng hỗn loạn và phức tạp. Chúng ta có thể lo lắng nhưng tuyệt đối không nên sợ hãi. Một câu hỏi mà thời gian vừa qua, Tô thường nhận được đó là: Nhà đầu tư nhỏ lẻ nên đánh giá rủi ro và vượt qua cơn bão này như thế nào?

Tô xin phép được đưa ra ý kiến cá nhân về thời điểm hiện tại và một vài lời khuyên vui vẻ những hữu dụng cho bối cảnh hiện tại.

6 nguyên tắc đầu tư trong khủng hoảng khi giao dịch Forex và Chứng khoán là điều mà Tô cũng đang thực hiện và vô cùng kỷ luật. Mời các bạn theo dõi:

[speaker-mute]

1. Suy thoái và điều chỉnh là một phần của chu kỳ thị trường tự nhiên

Đầu tiên, điều quan trọng mà mỗi người chúng ta cần nhớ là thị trường vẫn như thế từ bao đời nay. Trong khi lý do của cuộc khủng hoảng kinh tế lần này là khác nhau, thì suy thoái và điều chỉnh là một phần của chu kỳ thị trường tự nhiên.

Chúng ta không cần phải hoảng sợ và không được phép đưa ra quyết định chỉ vì sợ hãi.

Trong quá khứ, bao lần thị trường sụp đổ thì có bấy nhiêu lần thị trường phục hồi. Kể cả thị trường chứng khoán, thị trường Forex và hàng hóa tương lai…

Suy thoái chưa bao giờ là một khoảng thời gian đầu tư tồi tệ trong lịch sử ít nhất là trong vòng 10 năm. Các loại tài sản, vốn hóa thị trường đều tăng ít nhất 6.96% trong khoảng thời gian đó.

Nói rõ hơn – Dòng tiền luôn lựa chọn cổ phiếu nếu bạn có một thời gian dài làm nhà đầu tư. Ngay cả trong Đại khủng hoảng cũng là một cơ hội mua cho các nhà đầu tư thông thái.

Nhà đầu tư thông minh hiệu quả vượt qua khủng hoảng
Nhà đầu tư thông minh hiệu quả vượt qua khủng hoảng

2. Tiếp tục kế hoạch đầu tư để chuẩn bị nghỉ hưu trong hạnh phúc

Bất cứ ai chưa nghỉ hưu nên duy trì chiến lược tương tự như trước cuộc khủng hoảng, đầu tư thụ động và trung bình chi phí vào thị trường chứng khoán ở các mã cổ phiếu dẫn dắt thị trường.

Mặc dù thật đáng sợ khi thấy giá trị ròng của bạn giảm xuống, nhưng quỹ hưu trí của bạn tập trung vào việc tăng vốn của bạn trong nhiều thập kỷ.

Một cuộc khủng hoảng kinh tế có nhiều khả năng là một cơ hội mua hơn là một cơ hội bán khi được nhìn với một khoảng thời gian dài.

Chỉ cần tưởng tượng, trong 10 năm, sự suy thoái này có thể sẽ là một đốm sáng và điều quan trọng là bạn sẽ cần ít tiền để đầu tư trong khủng hoảng hơn so với số tiền phải bỏ ra để đầu tư trong chu kỳ kinh tế thịnh vượng.

Nếu bạn đã ở trong thị trường trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đã giảm hơn 50% danh mục đầu tư, thì bạn cũng biết rằng việc tuân thủ kế hoạch của bạn là hiệu quả. Hãy nhớ rằng, một thị trường tăng giá mới bắt đầu vào năm 2009 và tiếp tục cho đến đầu tháng 3 năm 2020.

Tập trung vào thực tế là cổ phiếu sẽ phục hồi, mà không phải lo lắng rằng khi nào cổ phiếu mới phục hồi trở lại.

Nếu bạn đã nghỉ hưu, thì có khả năng bạn đã cân bằng khoản đầu tư rất nhiều vào trái phiếu và tiền mặt, cả hai đều ổn định. Đó là lý do tại sao bạn có xu hướng giảm bớt danh mục đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn theo thời gian.

3. Tăng quỹ dự phòng khẩn cấp

Có tiền tiết kiệm khẩn cấp luôn là điều tối quan trọng và hướng dẫn tài chính chung cho thấy rằng mọi người nên dành tiền mặt để trang trải ít nhất 3 đến 12 tháng cho các chi phí sinh hoạt trong trường hợp một người mất việc.

Một quỹ như vậy thậm chí còn cần thiết hơn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục và sự không chắc chắn của thị trường.

Giả sử bạn vẫn có thu nhập, đó là một ý tưởng hay để đặt một số tiền sang một bên để tăng tiền tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp hơn.

Trong một bài viết về Quản lý lợi nhuận Forex, Tô có để 15% lợi nhuận vào quỹ dự phòng rủi ro. Bây giờ, Tô sẽ tăng quỹ dự phòng này lên 25% trên tổng số lợi nhuận.

4. Tiền mặt là vua

Là một nhà đầu tư, Tô luôn giữ ít nhất 15% danh mục đầu tư của mình bằng tiền mặt – điều này khác với quỹ khẩn cấp của tôi. Tiền mặt là một phần thiết yếu của bất kỳ chiến lược quản lý rủi ro và danh mục đầu tư nào vì giá trị của nó tăng lên trong thời kỳ suy thoái.

Nghĩ tới Warren Buffett mà xem, lão ta đang ngồi trên một đống tiền mặt trị giá 125 tỷ đô la. Với số tiền này, lão có thể lao vào thị trường bất cứ lúc nào cần thiết.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế mà các ngân hàng thì không hề giảm phí sử dụng dịch vụ, giảm phí thanh toán thì chúng ta cũng phải cho họ biết rằng chúng ta không cần họ.

Mỗi lần đi rút liên ngân hàng, chi phí mất 3.300đ (300đ là thuế VAT10%) thì các bạn mới thấy xót xa cho những khoản phí phi lý này.

Nếu tinh tế bạn có thể nhận thấy các công ty và các ngân hàng, các quốc gia trên toàn thế giới đã tích trữ tiền mặt nhiều hơn để phản ứng với nỗi sợ về Đại dịch Covid–19.

5. Vàng và Đô la Mỹ

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, mọi người đều muốn nắm giữ Đô la và Vàng.

Đây là hai loại tài sản trú ẩn an toàn nhất mà mọi nhà đầu tư đều muốn. Vàng là Kim loại quý và nó đã giữ được vị thế qua hàng ngàn năm nay.

Dollar is King
Dollar is King

Đô la là đồng trú ẩn an toàn, loại tiền tệ dự trữ của thế giới bất chấp việc Cục dự trữ liên bang có tiếp tục in thêm bao nhiêu đi chăng nữa.

Điều này được thể hiện trong suốt những ngày qua, khi mà cả Vàng và USD đều đang nằm ở vùng giá cao nhất kể từ 2012.

Hãy tin vào những gì bạn nhìn thấy, đừng tin vào những gì bạn nghe thấy.

Các gói cứu trợ của quốc gia vẫn đang nằm trên tivi, trên miệng của các phóng viên mà chưa có đồng nào tới tay người dân cả. Chính vì vậy hãy tự bảo vệ bản thân trước khi tin người khác.

6. Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Nên đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ để tránh việc bạn sẽ mất tất cả.

Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ
Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Một nhược điểm của Vàng là nó có thể tăng giá trị rất nhanh trong thời gian suy thoái, nhưng cũng giảm giá trị nhanh không kém trong chu kỳ tăng trưởng kinh tế.

Ví dụ: Trong năm 2020, Vàng đã tăng khoảng 34.74% giá trị nhưng trước đó, trong chu kỳ kinh tế toàn cầu thịnh vượng, trước cuộc Chiến thương mại Mỹ – Trung, Vàng đã giảm khoảng 20% giá trị khi được giao dịch ở mức $1167/ounces.

Bạn có thể tham khảo bài viết về Vốn rủi ro để hiểu thêm về các cấp độ rủi ro trong đầu tư tài chính và có những quyết định sáng suốt hơn.

Cuối cùng, Chân thành cảm ơn bạn đã luôn đồng hành cùng Tô!

Chúc bạn luôn thành công và khỏe mạnh vượt qua Đại dịch Covid–19!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (37 bình chọn)

3 bình luận

  1. người Việt chúng ta ít được dạy về tài chính một cách đại trà, nên dễ bị lừa hoặc thua lỗ, và đó có lẻ là thiệt thòi của chúng ta so với thế giới. Chắc phải in mấy bài về Tài chính trên web của Tô ra đóng thành sách, làm tài liệu cho con cháu đời sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới