Ba loại biểu đồ Forex và cách đọc từng loại biểu đồ sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các loại biểu đồ trong phân tích thị trường Forex.
Bạn không thể phân tích thị trường mà không dựa vào bất kỳ một loại biểu đồ nào. Nếu muốn áp dụng được cả 03 phương pháp phân tích mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở các bài viết sau thì việc lựa chọn ra một loại biểu đồ Forex, tìm hiểu kỹ và học cách làm việc với nó là một điều hết sức cần thiết.
Trong Forex, có 03 loại biểu đồ chính là:
- Biểu đồ đường – Line Chart
- Biểu đồ dạng thanh – Bar Chart
- Biểu đồ dạng nến – Candlestick Chart
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ bộ về các loại biểu đồ vừa kể trên.
1. Biểu đồ dạng đường – Line Chart
Biểu đồ dạng đường về cơ bản là vẽ 1 đường nối từ mức giá đóng cửa của khung thời gian trước đến mức giá đóng cửa của khung thời gian sau. Khi các điểm này được nối lại với nhau, chúng ta sẽ thấy được tổng quát chuyển động của giá của một cặp tiền trong một khoảng thời gian
Xem ví dụ về biểu đồ dạng đường của Cặp EUR/USD bên dưới:
2. Biểu đồ dạng thanh – Bar Chart
Biểu đồ dạng thanh thì phức tạp hơn. Nó thể hiện giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của một khung thời gian trong phiên giao dịch. Đáy của biểu đồ thanh là mức giá thấp nhất của khung thời gian lựa chọn, trong khi đó đỉnh của thanh chính là giá cao nhất
Thanh giá này thể hiện biên độ giao dịch của sản phẩm
Thanh ngang nhỏ bên trái thể hiện giá mở cửa và thanh ngang nhỏ bên phải thể hiện giá đóng cửa
Xem ví dụ dưới đây về biểu đồ thanh để rõ hơn:
Một thanh biểu đồ đơn giản có thể là 1 khoảng thời gian, có thể là 1 ngày, một tuần hoặc 1 giờ. Khi bạn nghe về “thanh biểu đồ”, bạn cần biết chắc khung thời gian đó là khung thời gian nào thì bạn sẽ biết 1 thanh đó đại diện cho bao nhiêu thời gian
Biểu đồ thanh còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì nó chỉ ra giá mở cửa – Open, cao nhất – High, thấp nhất – Low, và giá đóng cửa – Close của một sản phẩm nhất định. Xem ví dụ về thanh giá dưới đây
- Giá mở cửa – Open: thanh ngang nhỏ nằm bên trái là giá mở cửa
- Giá cao nhất – High: đỉnh của thanh giá thể hiện giá cao nhất trong khoảng thời gian
- Giá thấp nhất – Low: đáy của thanh giá thể hiện giá thấp nhất trong khoảng thời gian
- Giá đóng cửa – Close: thanh ngang nhỏ nằm bên phải là giá đóng cửa
3. Biểu đồ dạng nến – Candlestick Chart
Biểu đồ nến đưa ra những thông tin giống như biểu đồ thanh, nhưng ở dạng đẹp hơn và trực quan hơn. Trong bài viết Biểu đồ nến Nhật là gì, Tô đã giải thích rất chi tiết về Biểu đồ Nến Nhật, các loại nến Nhật.
Biểu đồ nến vẫn chỉ ra vùng giá từ cao nhất đến thấp nhất theo trục dọc từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, thân nến thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và đóng cửa. Tùy thuộc vào màu sắc mặc định của thân nến mà xác định được giá đóng cửa cao hoặc thấp hơn giá mở cửa
Ở ví dụ bên dưới, thân nến màu đen thể hiện giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, tức là nến giảm giá. Ngược lại, nếu thân nến màu trắng thì giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, tức là nến tăng giá.
Vì các bạn sẽ phải tiếp cận và đọc các loại biểu đồ Hầu hết bằng các thuật ngữ tiếng Anh nên Tô xin phép để 01 bản tiếng Anh, 1 bản Việt hoá để bạn tiện tham khảo:
Bản Việt Hoá:
Các phần mềm giao dịch hiện nay như Metratrader 4 có thể giúp bạn đổi màu nến theo sở thích của mình, ví dụ như màu xanh cho nến tăng giá và màu đỏ cho nến giảm giá ..v..v..
Việc dùng biểu đồ nến giúp thể hiện các mức giá một cách trực quan hơn, mặc dù thông tin do biểu đồ nến cung cấp thì cũng chỉ bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất phiên mà thôi. Một số ưu điểm của biểu đồ nến là:
- Biểu đồ nến dễ nhận biết hơn và là điểm khởi đầu tốt cho các bạn mới bắt đầu học phân tích
- Biểu đồ nến dễ sử dụng hơn. Mắt chúng ta thường ngay lập tức thấy được những thông tin do biểu đồ nến chỉ ra. Thêm nữa, những nghiên cứu cho thấy rằng trực quan sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn, điều này có thể cũng có ý nghĩa trong việc giao dịch.
- Biểu đồ nến và mô hình nến có những cái tên rất hay như Bắn sao – Shooting Star, giúp dễ dàng nhớ được mô hình này là như thế nào, áp dụng ra sao.
- Biểu đồ nến rất tốt trong việc xác định những điểm xoay chiều của thị trường. Bạn sẽ được học điều đó sau
Tô đã việt một chuyên đề cụ thể về Mô hình nến Nhật, các nhận biết, ứng dụng vào trong giao dịch thế nào. Bạn có thể tham khảo tại đây: https://www.tohaitrieu.net/khoa-hoc-price-action/
Bây giờ, bạn đã tìm hiểu xong về Ba loại biểu đồ Forex và cách đọc ba loại biểu đồ này. Các bài viết về phân tích Kỹ thuật sẽ đến ngay sau đây.
Cùng đón đọc và học cùng Tô nhé!
Video Hướng Dẫn Ba Loại Biểu Đồ Forex
Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:
Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.
- Khoá học Price Action miễn phí.
- Khoá học Forex Miễn Phí.
- Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch Forex và đăng nhập MetaTrader 4
- Khi bắt đầu một ngày, cần tham khảo kỹ: Lịch kinh tế.
- Tham gia nhóm Học Forex miễn phí trên Facebook.
- Like Page của Tô Trên Facebook: https://www.facebook.com/tohaitrieudotnet
Hiện tại, Tô đang giao dịch Forex tại XM, EXNESS để giao dịch
CFDs
Trong lĩnh vực tài chính, CFD là viết tắt của contract for difference (hợp đồng chênh lệch) là hợp đồng giữa hai bên, thường được mô tả là “người mua” và “người bán”. Hợp đồng này chính là thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của tài sản đang được giao dịch như cố phiếu, forex, hàng hóa hay kim loại giao ngay. CFD do các nhà môi giới cung cấp. Tuy nhiên, không giống như những loại tài sản nêu trên, CFDs là một dạng giao dịch phái sinh.CFDs
- Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com
- Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/