Thuật ngữ Forex: Buy the dip and Sell the rally (rallies)

Các thuật ngữ Forex là một phần không thể thiếu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thị trường Forex. Và tiếp cận gần gũi hơn với các Trader bên ngoài biên giới Việt Nam.

Do có nhiều hạn chế về mặt ngôn ngữ, nên rất nhiều Trader Việt Nam không thể đọc – hiểu được các bản tin hoặc hiểu sai bản chất khi ứng dụng các thuật ngữ Forex.

Trước đó, Tô đã giới thiệu 18 thuật ngữ Forex cực kỳ quan trọng, bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm các thuật ngữ khác trên thị trường Forex để hiểu rõ bản chất của nó. Và tiến gần hơn tới thị trường toàn cầu.

Thuật ngữ Forex tiếp theo chúng ta tìm hiểu sẽ là:

1. Buy the Dip

Buy The Dip là gì?

Buy The Dip là một thuật ngữ đề cập đến việc mua vào cổ phiếu sau khi thị trường hoặc cổ phiếu có một nhịp giảm giá mạnh. Sau khi đã tạo ra một bước chệnh lệch đáng kể, giá của chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán đã chiết khấu lớn có mức định giá trở nên hấp dẫn, nhà đầu tư khi đó nên gia tăng mua các cổ phiếu khác nhau với cơ hội mua tại đáy.

Buy the Dip trong thị trường chứng khoán
Buy the Dip trong thị trường chứng khoán

Trên thị trường Forex, Buy the Dip được thực hiện khi có sự sụt giảm đột ngột về giá và sau đó, thị trường có xu hướng phục hồi trong ngắn hạn.

Buy the Dip khác hoàn toàn với Flash Crash. Flash Crash là một sự cố mà tỷ giá giảm cực mạnh chỉ trong một vài phút sau đó phục hồi ngay. Với Buy the Dip, tỷ giá sau khi giảm mạnh, bắt đầu quá trình phục hồi, quá trình này có thể nhanh hoặc chậm phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường.

Buy the Dip và Flash Crash
Buy the Dip và Flash Crash

Dip xảy ra khi nào?

Khi thị trường có thông tin bất lợi, giá chứng khoán hoặc chỉ số lập tức bị bán mạnh và đẩy lùi xuống một mức giá thấp. Đặc biệt trong nhịp giảm này, giá chứng khoán hay chỉ số rơi nhanh và mạnh trong thời gian rất ngắn.

Trong khi nhiều biến số khác có tầm ảnh hưởng lớn hơn đến chứng khoán hoặc chỉ số như lợi nhuận công ty, yếu tố vĩ mô, chính sách không thay đổi quá nhiều thì việc giá chứng khoán giảm sẽ tạo ra cơ hội.

Tuy nhiên việc mua ở đáy (Buy the Dip) có những rủi ro nhất định bởi thực tế khó xác định đáy một cách cụ thể. Vì thế chiến lược này cần đi kèm thêm với những kế hoạch khác mà NĐT cần phải xây dựng song hành.

Ví dụ: Rạng sáng ngày 02/01/2019, Apple công bố kỳ vọng về doanh thu bán iPhone trong quý 04/2018 sẽ giảm từ 89-93 tỷ USD xuống còn 84 tỷ USD làm cho cổ phiếu Apple – AAPL nhảy gap, sụt giảm mạnh. Ngay sau đó, AAPL phục hồi.

DIP xảy ra khi nào?
DIP xảy ra khi nào?

Ngay trong buổi sáng cùng ngay, đồng JPY gặp phải sự cố Flash Crash làm rung chuyển thị trường tiền tệ:

JPY Flash Crash 2019
JPY Flash Crash 2019

Như vậy DIP khác hoàn toàn với Flash Crash. Flash Crash là đột biến trong một vài phút rồi phục hồi ngay, còn DIP thì có thể phục hồi trong ngắn hạn.

Tâm lý thị trường đằng sau hành động Buy the dip

Ở đây có 2 khái niệm cần lưu ý: Tâm lý thị trường và giá trị. Việc NĐT hoặc thị trường lo lắng thái quá đã đẩy giá chứng khoán xuống dưới giá trị một cách đột ngột. Theo lý thuyết này, giá sẽ phải về vùng trung tâm (vùng định giá) trước khi tiếp tục tăng thêm khi tâm lý bình ổn. Lý thuyết này đơn giản nhưng khá tương đồng với câu nói nổi tiếng của Warrent Buffett “tham lam khi thị trường sợ hãi”.

2. Sell the Rally

Sell the Rally (rallies) là một thuật ngữ nếu bạn Search nát bét trên Google thì cũng không có câu trả lời cho 1 trong hai câu hỏi sau: Sell the Rally (rallies) là gì? hoặc What is Sell the Rally (rallies).

Sell the Rally
Sell the Rally

Quan điểm cá nhân của Tô thì Sell the Rally có thể đối lập với Buy the Dip. Nghĩa là bán trên đỉnh. Hay khi có một cú bùng nổ về giá theo hướng tích cực (Tỷ giá tăng) thì sẽ có một sự giảm điều chỉnh ngay sau đó. Và đó là thời điểm lựa chọn để Sell the Rally.

3. Nên áp dụng Buy the Dip and Sell the Rally thế nào cho đúng?

Phía bên trên là các khái niệm về Buy the Dip và Sell the Rally. Nhưng nếu nhìn vào đó, chúng ta thấy đó là một chiến lược hết sức mạo hiểm vì không ai có thể biết được đâu là đáy thực sự và đầu là đỉnh thực sự để tạo DIP và Rally.

Phương pháp 1: Áp dụng đúng chiến lược Buy đáy – Bán đỉnh

Với phương pháp này, bạn cần phải sử dụng rất thành thục các tín hiệu Price Action.

Buy the Dip: Tô khuyên bạn chỉ nên sử dụng một trong ba mô hình nến đảo chiều cực mạnh là Bullish Engulfing, Hammer, Morning Star. Và nên kết hợp với các Vùng Hỗ trợ – Kháng cự, cũng như các mức Fibonacci Extension phù hợp.

Sell the Rally: Chỉ áp dụng ba mô hình nến đảo chiều cực mạnh là Bearish Engulfing, Shooting Star, Evening Star. Và tất nhiên, lựa chọn Sell the Rally ở các khu vực Hỗ trợ – Kháng cự và Fibonacci Extension quan trọng như 161.8 chẳng hạn.

Nếu bạn có thể kết hợp được Buy the Dip và Sell the Rally với các chiến lược sử dụng RSI, Phân kỳ MACD thì đó là một trong các chiến lược tuyệt vời.

Phương pháp 2: Áp dụng Buy the Dip và Sell the Rally trong xu hướng

Buy the Dip trong xu hướng:

Nếu Buy tại đáy thì cũng rất rủi ro và nguy hiểm. Nhưng nếu Buy tại đáy của một xu hướng tăng thì sẽ hiệu quả hơn. Và chúng ta cần tự định nghĩa lại khái niệm DIP phù hợp giảm bớt rủi ro.

Như vậy, bây giờ Chúng ta sẽ định nghĩa DIP là đáy của một đợt giảm phục hồi trong xu hướng tăng và ở đây chúng ta nên kết hợp với Trendline. Phương pháp giao dịch theo Trending của Tô rất đơn giản. Đếm nhịp 1, 2, 3 xác định trendline và đánh lên ở lần thứ 3 và thứ 4, tới lần thứ 5 và thứ 6 thì có thể đứng ngoài chờ tín hiệu Breakout và giao dịch theo Breakout.

Như vậy DIP có thể xảy ra ở lần chạm Trendline lần thứ 3 hoặc lần thứ 4 như thế này:

Buy the Dip theo xu hướng
Buy the Dip theo xu hướng

Trong một số trường hợp, DIP ở khu vực này sẽ trùng với khu vực Quá bán trên RSI hoặc Stochastic

Sell the rally theo xu hướng

Ở chiều ngược lại, chúng ta sẽ không Sell the Rally trên đỉnh của một xu hướng tăng. Mà làm ngược lại là Sell the Rally trên đỉnh của một xu hướng giảm kết hợp với Trendline thế này:

Sell the Rally theo xu hướng
Sell the Rally theo xu hướng

Trending is Friend: Xu hướng là bạn, đừng bao giờ quên câu nói này. Và một gợi ý khác cho các bạn đó là ở các vùng Rallies được xác định như trên, rất có khả năng trên RSI và Stochastic sẽ là tín hiệu quá mua.

Các bạn thấy đấy, kiến thức cơ bản thì ở đâu cũng giống nhau. Sự khác biệt ở chỗ áp dụng kiến thức cơ bản một cách hiệu quả và giảm rủi ro.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (33 bình chọn)

Một bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới