Ngân hàng trung ương – Central Bank và Các tác động đến chính sách kinh tế – tài chính toàn cầu

Ngân hàng trung ương – Central Bank là một trong những nhân tố tác động mạnh lên tỷ giá tiền tệ và cần được đặc biệt lưu ý đối với các nhà giao dịch Forex theo trường phái phân tích cơ bản, hoặc phân tích toàn diện.

Đối với các nhà giao dịch theo duy nhất một trường phái phân tích kỹ thuật, Họ thường không quan tâm quá nhiều tới phân tích cơ bản cũng như tâm lý thị trường.

Và chính vì thế, họ (Chuyên phân tích kỹ thuật) chẳng cần quan tâm tới thuật ngữ Ngân hàng trung ương – Central Bank. Lý luận của nhóm nhà giao dịch thiên về kỹ thuật là tất cả những gì đang xảy ra với nền kinh tế, đều được thể hiện dưới biểu đồ.

Chúng ta không thể chủ quan mà phán rằng trường phái đó tốt, hay xấu được. Một khi nó vẫn sinh lời, thì nó vẫn phù hợp và có nhiều thứ để học hỏi.

Bài viết này về Ngân hàng Trung Ương – Central Bank và nếu bạn muốn tìm hiểu toàn bộ về Phân tích cơ bản – Phân tích Kỹ thuật – Phân tích tâm lý thị trường, thì nó dành cho bạn!

1. Ngân hàng Trung Ương – Central Bank là gì?

Ngân hàng trung ương – Central Bank (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ.

Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.

2. Ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên thế giới

Tiền là sức mạnh – Money is Power

Điều này đúng trong quá khứ, trong hiện tại và cả trong tương lai nhiều năm về sau nữa.

Trong nhiều thế kỷ vừa qua, Các nền kinh tế liên tục tăng trưởng và suy thoái, đa phần là do chiến tranh. Nhưng điều quan trọng nhất trong tất cả những khoảng thời gian khó khăn đó của lịch sử là các quốc gia phải kiểm soát giá trị của đồng tiền quốc gia.

Chính vì lý do quan trọng này, Các ngân hàng trung ương xuất hiện. Và thuật ngữ Central Bank – Ngân hàng xuất hiện lần đầu tiên tại Thuỵ Điển, Sau đó thuật ngữ này được phổ biến và lan rộng khắp thế giới.

Riksbank kỷ niệm 350 năm thành lập từ 1668-2018
Riksbank kỷ niệm 350 năm thành lập từ 1668-2018

Riksbank là ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên thế giới được thành lập vào năm 1668, tính tới thời điểm hiện tại – năm 2018, Riksbank vừa kỷ niệm 350 năm thành lập ngân hàng này.

3. Ý tưởng về Ngân hàng Trung Ương

Ý tưởng đằng sau sự sáng tạo của ngân hàng trung ương là sử dụng các khái niệm kinh tế để kiểm soát tiền trong nền kinh tế. Cả về số lượng và chất lượng.

Kể từ khi các quốc gia nhận ra sức mạnh của hàng hóa xuất khẩu và lợi ích của việc nhập khẩu, khái niệm kinh tế đã thay đổi cách vận hành của thế giới. Ngân hàng trung ương đến một cách tự nhiên vì nhu cầu kiểm soát giá trị của tiền.

Là một người nghiện các mô hình Price Action, tôi yêu các mô hình nến, khoái phân tích biểu đồ… Nhưng nó sẽ là ngu ngốc nếu chúng ta không cố gắng để hiểu xem đâu mới là các yếu tố cốt lõi vận hành và điều khiển hoạt động của thị trường Forex. Ai thiết lập các quy tắc, tại sao và làm thế nào chúng ta có thể sử dụng thông tin kinh tế có lợi cho chúng ta trong suốt quá trình giao dịch?

Một câu trả lời rất quan trọng: Ngân hàng trung ương – Central Bank

4. Các chức năng chính của Ngân hàng trung ương

Các Ngân hàng trung ương về cơ bản bao gồm 6 chức năng và nhiệm vụ chính sau đây:

  1. Phát hành tiền tệ quốc gia
  2. Điều tiết nguồn tín dụng trong nền kinh tế
  3. Quản lý giá trị tiền tệ trong thị trường hối đoái
  4. Duy trì tỉ lệ tiền gửi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác
  5. Hành động như cơ quan tài khóa cho chính quyền trung ương, khi chính phủ bán các đợt phát hành chứng khoán mới nhằm tài trợ cho các hoạt động chính phủ
  6. Cố gắng duy trì trật tự cho nhũng chứng khoán này, bằng cách tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán chính phủ.

5. Ý niệm cơ bản về các Ngân hàng trung ương ngày nay

Như chúng ta được biết, hệ thống tài chính toàn cầu hoạt động xoay quanh đồng tiền dự trữ của thế giới:

Đồng Đô La Mỹ – USD

Trước đồng Đô la (USD), Đồng Bảng Anh (GBP) mới là đồng tiền được hưởng các đặc quyền như là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Kể từ hội nghị thượng đỉnh Bretton Woods, Vàng bị xoá đi bản vị, Bảng Anh đánh mất vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới. Đồng Đô la Mỹ lên ngôi và trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới.

Thời kỳ USD is King bắt đầu.

Hàng hoá mà các nhà giao dịch Forex đang trao đổi chính là tiền tệ. Tuy nhiên, trong một cái nhìn phổ quát hơn, các nhà giao dịch Forex đang giao dịch chính là giao dịch các trạng thái của các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Bây giờ chúng ta sẽ liệt kê một số Quốc gia với nền kinh tế cực kỳ phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Vương Quốc Anh, Khối liên minh Châu Âu – EU, Canada, Úc, New Zealand…

Các đồng tiền tương ứng với các quốc gia kể trên là: USD, JPY, GBP, EUR, CAD, AUD, NZD…

Tiếp theo, khi kết hợp các loại tiền tệ này và lộn tùng phèo cả mớ đó lên, chúng ta sẽ được những cặp tiền tệ (Currency Pairs) hiển thị trên thị trường Forex. Hay ít nhất cũng được các cặp tiền trong danh mục các cặp tiền tệ chính yếu (Major Pairs) như: USD/JPY, GBP/USD, NZD/USD, EUR/USD…

Chính vì vậy, khi các nhà giao dịch Forex kỳ vọng tỷ giá của một cặp tiền tệ nào đó di chuyển theo hướng mà họ mong muốn, thực tế là họ đang phân tích nền kinh tế của hai quốc gia độc lập. Sự khác biệt về kinh tế của hai quốc gia này sẽ phản ánh lên sức mạnh đồng tiền của quốc gia đó tạo ra biến động tỷ giá.

6. Ai là người chịu trách nhiệm cho biến động và giá trị của một đồng tiền quốc gia?

Như vậy, câu hỏi đặt ra là: Ai là người chịu trách nhiệm cho biến động và giá trị của một đồng tiền quốc gia?

Ngân hàng trung ương – Central Bank

Đây là câu trả lời chính xác nhất. Các ngân hàng trung ương quan trọng nhất trên thế giới bao gồm:

  • FED – Federal Reserve System: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ.
  • ECB – European Central Bank: Ngân hàng trung ương Châu Âu.
  • BoJ – Bank of Japan: Ngân hàng trung ương Nhật Bản.
  • BoE – Bank of England: Ngân hàng trung ương Vương Quốc Anh.
  • BoC – Bank of Canada: Ngân hàng trung ương Canada.
  • RBNZ – Reserve Bank of New Zealand: Ngân hàng dự trự New Zealand
  • RBA – Reserve Bank of Australia: Ngân hàng quốc gia Úc.

Vai trò của các Ngân hàng Trung Ương là thiết lập chính sách tiền tệ cho đồng tiền trong thẩm quyền của họ. Do đó, họ kiểm soát cả giá trị của tiền tệ của quốc gia và các công cụ để sử dụng.

Trong giao dịch ngoại hối, Các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật chỉ có thể thích nghi với những thay đổi trong bức tranh kinh tế vĩ mô.

Vấn đề nghiêm trọng là các biến động Bất thường xuất hiện liên tục trong suốt quá trình tăng trưởng hoặc suy thoái của nền kinh tế. Vì thế, Các nhà giao dịch thuần phân tích kỹ thuật sẽ khó để thích nghi được với các bất động bất thường và hậu quả là họ tồn tại được rất ngắn ngủi trên thị trường.

Những gì mà nhiều nhà giao dịch không hề biết về các Ngân hàng Trung ương đó chính là tất cả các Central Bank đều hoạt động dưới một tổ chức toàn cầu có trụ sở tại Basel – Thuỵ Sỹ: Ngân hàng thanh toán quốc tế – The Bank for International Settlements (BIS).

7. Ngân hàng thanh toán quốc tế – BIS

Ngân hàng thanh toán quốc tế – The Bank for International Settlements (BIS) được biết đến như là mẹ của tất cả các ngân hàng trung ương:

BIS – The Mother of all Central Banks

BIS – Ngân hàng thanh toán quốc tế có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động chuyển tiền trên toàn thế giới. BIS đảm bảo các chính sách tiền tệ của từng khu vực sẽ được thực thi đúng theo kế hoạch và lộ trình.

Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS
Ngân hàng thanh toán quốc tế – BIS

Giống như bất kỳ ngân hàng trung ương nào, BIS có một cơ quan quản lý. Bạn đoán thử xem danh sách nằm trong cơ quan quản lý này bao gồm những ai?

Đó chính là Chủ tịch của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới:

  • Chủ tịch của FED
  • Chủ tịch của ECB
  • Chủ tịch của BoJ
  • Chủ tịch của BoE…

Như vậy liệu BIS – Ngân hàng thanh toán quốc tế sẽ hoạt động độc lập?

Câu trả lời là: KHÔNG.

Các ngân hàng Trung Ương phối hợp hoạt động thông qua các kỳ họp thường xuyên của BIS.

BIS thường thảo luận về các vấn đề và chính sách mang tính toàn cầu nhưng đôi khi, họ cũng thảo luận về các vấn đề mang tính chất địa phương trong các kỳ họp.

USD – TIỀN TỆ DỰ TRỮ CỦA THẾ GIỚI

Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hoá, sự cần thiết của một tổ chức như BIS là vô cùng cần thiết. Ví dụ: Hoa Kỳ không thể bị cô lập khỏi phần còn lại của thế giới nếu đồng USD được giữ ở trung tâm của chính sách tiền tệ toàn cầu.

Khi lãi suất tại Hoa Kỳ thay đổi, nó sẽ ngay lập tức như các con sóng xung kích tác động trực tiếp đến toàn thế giới, ngay cả khi FED tăng hoặc giảm lãi suất.

8. Hai trường hợp về lãi suất của FED

Để ví dụ về tác động của Ngân hàng trung ương lên chính sách tiền tệ và kinh tế toàn cầu, chúng ta sẽ xem xét hai trường hợp cụ thể dưới đây:

Trụ sở của FED

8.1. FED giảm lãi suất USD

Khi Fed cắt giảm lãi suất, ngay lập tức, hệ thống tài chính thế giới sẽ chịu ảnh hưởng. Trong trường hợp này là đồng USD sẽ rẻ hơn.

Tại sao USD lại rẻ hơn?

Khi FED cắt giảm lãi suất, lãi đi vay của đồng USD sẽ giảm. Các thị trường mới nổi và các quốc gia khác thích thú với động thái này (họ có thể vay bằng đô la trả lãi suất thấp hơn), ngay sau đó các nền kinh tế lớn khác sẽ tiếp tục nối bước. Tại sao?

Nền kinh tế của Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi Fed cắt giảm lãi suất, nền kinh tế Hoa Kỳ có khả năng đang suy thoái. Điều đó sẽ sớm được truyền đi khắp nơi trên thế giới.

Có một câu nói kinh điển đó là:

Khi Mỹ hắt hơi, tất cả phần còn lại của thế giới đều bị cảm lạnh.

8.2. FED tăng lãi suất USD

FED tăng lãi suất, đó là tin tốt phải không?

Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hoạt động tốt và tăng trưởng mạnh.

Vâng, đó chính là tin tốt với Hoa Kỳ và công dân Hoa Kỳ. Nhưng với phần còn lại của thế giới, đó sẽ là khoảng thời gian khó khăn vì lãi suất đồng USD cao hơn.

Tất cả các khoản vay quốc tế lớn đều được tính bằng USD. Do đó, lãi suất USD cao sẽ khiến các quốc gia đi vay hoặc các địa phương đi vay phải gánh mức lãi cao hơn.

9. Kết luận

Chỉ có kẻ đần độn mới tin rằng một ngân hàng trung ương hoạt động độc lập. Bắt đầu vào đầu những năm 1900, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã phối hợp hoạt động cùng nhau.

Mặc dù trước đây, chưa có một thực thể như BIS, Các ngân hàng Trung ương chỉ đơn giản là không thể hoạt động độc lập mà không có các bên khác

Kể từ khi hệ thống giao thông trên toàn thế giới thay đổi và có đột phá, nó đã thay đổi cách mọi người di chuyển và cách họ sống sống, giá trị của tiền bước vào một kỷ nguyên mới. Do đó, ngân hàng trung ương phải thích nghi. Làm thế nào để giữ giá trị của một đồng tiền trong khi giảm mức độ ảnh hưởng của tiền đến cuộc sống của mọi người càng ít càng tốt?

Đó chính là cách mà các Central Bank của thế kỷ 21 hoạt động.

Và, những cá nhân, những tổ chức người kiểm soát tiền, là những người nắm giữ quyền lực. Đó là lý do tại sao các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới cố gắng độc lập.

Liệu ho có làm được điều đó? Hoặc là sức mạnh tập trung trong tay của một thực thể hùng mạnh như Ngân hàng Thanh toán Quốc tế – BIS?

Trên đây là toàn bộ thông tin về các Ngân hàng trung ương – Central Bank mà bạn cần hiểu và toàn bộ kiến thức này được coi như là nền tảng để bạn đào sâu hơn tìm hiểu về các hệ thống ngân hàng, chính sách tài khoá – tiền tệ mà họ đang thực hiện

Chúc bạn thành công!

Mọi nội dung trên Website tohaitrieu.net được giữ toàn quyền, vui lòng không đăng tải lại ở nơi khác mà chưa được sự đồng ý của Tô Triều.

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô qua contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

4.6/5 - (20 bình chọn)

4 bình luận

  1. Bài viết thật hay. Ngân hàng Trung ương đã nghe nhiều nhưng BIS thì đây là lần đầu mình biết. Cám ơn Tô.

  2. Bài viết thật hay. Ngân hàng Trung ương đã nghe nhiều nhưng BIS thì đây là lần đầu mình biết. Cám ơn Tô.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Kết quả giao dịch tháng này

  • DOANH THU 10,710.89 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -5,089.67 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 5,621.22 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới