Tháng 05 năm 2018, JPMorgan đã soán ngôi của Citigroup để trở thành nhà giao dịch tiền tệ lớn nhất thế giới.
Trong kịch bản về mối lo ngại khi Kinh tế Mỹ hoặc kinh tế toàn cầu đang trở nên rõ ràng hơn, các nhà phân tích của JPMorgan Chase & Co đã đưa ra một số nhận định liên quan đến chiến lược kinh doanh của Tổ chức này.
Theo đó, các nhà phân tích của JPMorgan Chase & Co đưa ra nhận định rằng trong bối cảnh đó thì đồng Frac Thuỵ Sĩ (CHF), đồng Đô Singapore (SGD), đồng Đô la Mỹ (USD) và đồng Yên Nhật (JPY) là 04 loại tiền tệ sẽ được mua vào nhiều nhất.
Các nhà phân tích trong đó có Paul Meggyesi cho biết trong một lưu ý ngày 6 tháng 7. “Ba trong số bốn loại tiền tệ hàng đầu nên sở hữu trong thời kỳ suy thoái kinh tế là các loại tiền tệ của những quốc gia có vị trí kinh tế, chính trị vô cùng mạnh mẽ.”
Đồng Yên Nhật (JPY) là rẻ nhất, trong khi đồng đô la Singapore (SGD) là hấp dẫn nhất, nhóm nghiên cứu kết luận. Đồng đô la Mỹ (USD) có lợi nhất vì USD giống như một loại tiền quy đổi mặc định của thế giới. Trong bối cảnh xung đột và căng thẳng về thương mại có khả năng dẫn tới chiến tranh thương mại thì đồng USD đang khẳng định vị thế của nó.
Nhóm nghiên cứu cho biết nói về suy thoái tại thời điểm này là “sớm”, mặc dù kết luận nó là lý do “hợp lý” để xem xét kế hoạch dự phòng trong bối cảnh khả năng leo thang hơn nữa trong căng thẳng thương mại.
Các loại tiền tệ trên thị trường mới nổi là một “ví dụ điển hình” đặc biệt dễ chịu tác động nhất và có khả năng mất giá cao. Các loại tiền này mất giá trung bình 17% trong khoảng thời gian hai năm kể từ khi bắt đầu suy thoái, JPMorgan cho biết.
Đồng đô la New Zealand là một minh chứng cho điều này khi mà diễn biến về tỷ giá của NZD/USD đang rất tệ. Tệ nhất trong số các đồng tiền trong khối G10. NZD đã mất trung bình 7-8 phần trăm, báo cáo cho biết.
JPMorgan đã nghiên cứu về hiệu suất tiền tệ trong năm lần suy thoái cuối cùng. Trong khi đồng JPY trong lịch sử có hiệu suất kém ấn tượng hơn SGD, CHF và USD thì lần này, tỷ giá USD/JPY cho thấy JPY lại hiệu quả hơn. Và trước 03 lần suy thoái kinh tế cuối cùng, JPY đã được đánh giá cao ở mức 8% theo tính toán của JPMorgan Chase & Co.
Điều đó có nghĩa là đồng Yên Nhật – JPY nên “Trở thành đồng tiền trung tâm được ưu tiên mua vào trước bất kỳ một cuộc suy thoái kinh tế nào.” các nhà chiến lược đã viết. JPMorgan dự báo, JPY sẽ tăng giá làm cho Tỷ giá USD/JPY giảm xuống còn 108 trong tháng 09 và giảm tiếp về mốc 106 trong tháng 12. Hiện tại, Tỷ giá USD/JPY đang ở xung quanh mốc 113.00
Ngân hàng này cũng cho rằng đồng USD sẽ được hưởng lợi sau khi báo cáo dữ liệu kinh tế của khối liên Minh châu Âu cho thấy có sự phục hồi làm cho đồng EUR mạnh lên.
“Tuần này, chúng tôi sẽ tăng khối lượng giao dịch với cặp EUR/USD ở vị thế Long (Buy) vì những số liệu bất ngờ từ báo cáo kinh tế của Châu Âu hiện đã vượt qua Hoa Kỳ và có thể tạo ra một đợt tăng giá từ 1-2% của đồng EUR so với đồng USD”, Meggyesi và các đồng nghiệp của ông viết.
Nhận định về kế hoạch giao dịch của JPMorgan
Nhận định này mang tính chất cá nhân, các bạn có thể tham khảo hoặc bỏ qua.
Theo báo cáo tổng thế và chiến lược của JPMorgan thì Tổ chức này đã nghiên cứu và lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài. Chính vì vậy, JPMorgan đã chọn ra 04 loại tiền tệ ưu tiên được Mua vào đó là:
- CHF
- SGD
- USD
- JPY
Như vậy, với kế hoạch này, khả năng sẽ xảy ra khi suy thoái kinh tế là:
CHF: Mạnh lên
SGD: Mạnh lên
USD: Mạnh lên
JPY: Mạnh lên
Trong đó JPY sẽ có mức tăng và được ưu tiên hơn so với USD làm cho tỷ giá USD/JPY sẽ giảm xuống 108 và cuối cùng là 106 trong tháng 12 năm 2018.
Như vậy, với các cặp:
XXX/CHF: Tỷ giá sẽ giảm
XXX/SGD: Tỷ giá sẽ giảm
USD/XXX tỷ giá sẽ tăng
XXX/USD: Tỷ giá sẽ giảm
Riêng USD/JPY tỷ giá sẽ giảm (Giải thích phía trên)
XXX/JPY: Tỷ giá sẽ giảm
Trên đây là chiến lược của JPMorgan dành cho thời kỳ suy thoái kinh tế nếu kịch bản này xảy ra.
Các bạn có thể tham khảo thêm về phương thức lựa chọn này của JPMorgan để có thêm các nhận định giao dịch phù hợp với chiến lược giao dịch của bản thân.
Chúc các bạn giao dịch thành công!
Theo Bloomberg và nhận định cá nhân của Tô