Nhìn nhận thua lỗ tháng 03-2023: Chu kỳ thua lỗ sâu nhất kể từ khi giao dịch

Chu kỳ thua lỗ bắt đầu và mặc đù nhận dạng được nhưng thay vì thực hiện giảm volume, mình kỳ vọng đợt biến động mạnh, quay đầu tăng volume và duy trì giao dịch khiến thua lỗ sâu và là kỳ thua lỗ sâu nhất trong lịch sử giao dịch.

Dưới đây là tổng kết lại tháng 03-2023 để nhìn nhận lại các thất bại, sai lầm để có hướng điều chỉnh và giải pháp cho những tháng giao dịch tiếp theo.

Lịch sử giao dịch tháng 03-2023

Dưới đây là thống kê toàn bộ lịch sử giao dịch tháng 03-2023

Kết quả giao dịch thua lỗ tháng 03-2023
Kết quả giao dịch thua lỗ tháng 03-2023

Tổng kết chung về kết quả giao dịch này – Tệ hại:

  1. Win: 3 – 21.43%
  2. Loss: 11 – 78.57%
  3. Average Win: $14.34
  4. Average Loss: $17.42
  5. Drawdown: 3.42%

Thua lỗ đến từ đâu?

Sau khi xem xét lại toàn bộ các giao dịch thì Tôi nhận thấy các điểm chính dẫn tới việc thua lỗ sâu hơn dự kiến như sau:

Không giảm khối lượng trong chu kỳ thua lỗ

Chu kỳ thua lỗ bắt đầu và ngay khi xuất hiện ba thua lỗ đầu tiên của tháng 03, Tôi có nhận ngay ra vấn đề và dự kiến sẽ bắt đầu thắt chặt trong các giao dịch bằng cách giảm khối lượng giao dịch xuống tối thiểu – đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc thua lỗ đậm sâu trong tháng 03-2023.

Khi nhận thấy chu kỳ biến động mạnh bắt đầu tương tự giai đoạn COVID-19, Tôi đã kỳ vọng có thể có những giao dịch thuận lợi hơn và quyết định chuyển thêm một khoản từ quỹ dự phòng rủi ro sang để có thể tận dụng cơ hội trong chu kỳ biến động mạnh mà bỏ quên luôn việc bản thân đang trong giai đoạn thua lỗ không thể chấp nhận rủi ro cao hơn.

Điều này được Tôi chia sẻ trong nhóm và thể hiện rõ qua khối lượng giao dịch được duy trì 0.06 Lot cho mỗi giao dịch trong suốt tháng.

Đây là bài học lớn lao giúp Tôi có thể đánh giá kỹ hơn tầm quan trọng việc kiểm soát khối lượng giao dịch trong chu kỳ thua lỗ về sau.

Đưa cảm tính lên trước kỹ thuật!?

Trong năm 2023, Tôi thực hiện thử nghiệm xem xét về sức mạnh của các loại tiền tệ trong tuần – tháng để đưa ra các quyết định giao dịch. Tuy nhiên dường như phần này thiên về cảm tính thị trường cần được thực hiện sau khi phân tích kỹ thuật.

Nhược điểm của phương pháp này là nó phản ứng không đủ nhanh trước các thay đổi của thị trường và vì thế gây ra các phán đoán sai lầm.

Ví dụ: Khi chúng ta xem xét sức mạnh của một loại tiền tệ trong chu kỳ 1 tháng, do một đợt giảm rất mạnh nên trong 3 tuần sau đó khi đồng tiền đó phục hồi và phục hồi không hết mức giảm trước đó, thì kết quả chung cả tháng là đồng tiền đó vẫn mạnh. Nhưng đó chính là mấu chốt, vì bám vào sức mạnh của đồng tiền đó theo chu kỳ tháng dẫn tới việc liên tục bán hoặc mua khi đồng tiền đó phục hồi hay sụt giảm… và kết quả sẽ là đánh ngược trend trong 3 tuần.

Hậu quả này được thể hiện rõ ở các giao dịch với các cặp JPY khi Tôi đã bỏ qua cơ hội phục hồi tuyệt vời từ các cặp XXX/JPY và gánh chịu thua lỗ nặng nề.

Việc này khiến cho:

  1. Tôi không bảo toàn được giao dịch có lời trên CADJPY và đưa ra quyết định đóng lệnh phù hợp trên cặp tiền tệ này khiến lợi nhuận giảm sâu.
  2. Tiếp tục bán các cặp xxx/JPY khiến thua lỗ sâu hơn.

Như vậy, Tôi sẽ phải quay lại với chu trình cũ đó là:

  1. Phân tích cơ bản
  2. Phân tích kỹ thuật
  3. Phân tích cảm tính thị trường

Không chờ tín hiệu thị trường xác nhận

Đây dường như là sai lầm nghiêm trọng và kéo dài nhất tới thời điểm hiện tại mà tới giờ Tôi mới nhận ra. Trong nửa đầu năm 2022, Tôi thường sẽ phải chờ 1 tín hiệu Price Action xác nhận tại các vùng giá phù hợp sau đó mới đưa ra các quyết định thị trường.

Nhưng ở nửa sau năm 2022 và quý 1 năm 2023, dường như Tôi đang bị tự mãn với các giao dịch có lợi nhuận. Đặc biệt là sau tháng 02-2023 lãi đậm làm tâm lý chủ quan gia tăng. Nó giống như việc người ta Hawkish hơn, máu chiến hơn trong các giao dịch. Vì vậy, Trong các phân tích, Tôi đã đưa ra các quyết định Limit dù không có tín hiệu nào xác nhận dẫn tới hậu quả thua lỗ.

Bài học rút ra đó là trong giai đoạn biến động mạnh hoặc bất kỳ giai đoạn nào cũng nên chờ thị trường xác nhận trước khi thực hiện giao dịch.

Không ghi nhật ký giao dịch tháng 03

Đây cũng là một sai lầm nghiêm trọng vì Tôi bỏ qua khâu ghi nhật ký giao dịch trong tháng 03. Dù bất kỳ lý do nào cũng khó bào chưa khi từ bỏ một thói quen gần 6 năm giao dịch.

Ngay lập tức, hậu quả tới luôn. Trong các bài viết trước đó, Tôi có chia sẻ với bạn tầm quan trọng trong việc ghi nhật ký giao dịch. Nó giúp Tôi nhận biết chu kỳ thua lỗ và tránh. Nhưng vì không ghi nhật ký giao dịch, Tôi đã thực hiện hơn 3 giao dịch thua lỗ trên kỳ vọng 1 loại tiền tệ. Điển hình là các cặp xxx/JPY.

Việc không ghi nhật ký giao dịch giúp Tôi không nhận ra các sai lầm chết người này để kịp thời thay đổi.

Bài học là đừng nên từ bỏ thói quen tốt và thay vào đó 1 thói quen xấu trong giao dịch. Tôi sẽ phải dành thời gian cho việc ghi nhật ký giao dịch trở lại và làm hoàn thiện hơn các nhật ký cần thiết.

Lời kết

Với 4 sai lầm phía trên, Tôi đã chứng kiến tài khoản có đợt thua lỗ dài nhất, và drawdown sâu nhất trong lịch sử giao dịch.

Bất kỳ sự kiêu ngạo, bất cẩn nào trong giao dịch đều phải trả giá bằng tiền mặt. Với việc chỉ ra 4 sai lầm phía trên, Tôi cũng hi vọng là người mới sẽ có thể từ đó để hiểu thêm được các vấn đề về quản trị rủi ro trong giao dịch quan trọng thế nào.

Chân thành xin lỗi các anh chị em đã bám theo các chiến lược và chịu thua lỗ chung!

Chúc các anh chị giao dịch thành công!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (11 bình chọn)

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới