El-Erian cho rằng chiến lược của Trump là mạo hiểm, nhưng có thể mang lại một hệ thống thương mại tự do hơn, công bằng hơn.
Vòng đàm phán mới nhất của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm tăng thêm các cuộc tranh luận đang diễn ra trên toàn cầu về việc liệu thế giới có đang đối mặt với một cuộc chiến tranh thương mại giữa các quốc gia riêng biệt hay tiến nhanh đến một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Nhưng những gì thực sự đang bị đe doạ thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Chưa rõ là Vô tình hay là một kịch bản được dựng sẵn, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể đã mở đường đưa thương mại toàn cầu trở về với thời điểm giống thời kỳ chính quyền của tổng thống Reagan cầm quyền.
Vào những năm 1980, Tổng thống Ronald Reagan đã khởi xướng cuộc đua chi tiêu quân sự với Liên bang Xô Viết đã làm thay đổi cân bằng toàn cầu về quyền lực và cuộc đua này đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Hiện tại, Trump đã khởi động một cuộc đua thuế quan với Trung Quốc, một cường quốc kinh tế, có thể sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng như thời kỳ tổng thống Reagan lãnh đạo. Giống như dưới thời kỳ của Tổng thống Reagan, Mỹ ở vị thế tốt hơn và có thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh hiện tại với Trung Quốc – nhưng những rủi ro là khá lớn.
Hành động mới nhất trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gay gắt, Hoa Kỳ áp đặt mức thuế trị giá 34 tỷ đô la vào các hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc ngay lập tức thực hiện thuế quan trả đũa. Sự trả đũa của Trung Quốc khả năng sẽ thúc đẩy Mỹ đe dọa nhiều biện pháp bảo hộ hơn nữa.
Vào những năm 1980, Tổng thống Ronald Reagan đã khởi xướng cuộc đua chi tiêu quân sự với Liên bang Xô Viết đã làm thay đổi cân bằng toàn cầu về quyền lực và cuộc đua này đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Liệu cuộc đua thuế của Donald Trump với Trung Quốc có dẫn đến một kết quả tương tự?
Những hành động này càng làm trầm trọng thêm áp lực thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác, bao gồm một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ (như Canada) và các đe dọa của Mỹ rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO.
Nhiều hiệp định thương mại song phương hiện có sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến này. Và hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng Hoa Kỳ có những bất bình chính đáng về thương mại chống Trung Quốc, bao gồm trộm cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ không tương xứng, và các rào cản phi thuế quan, chẳng hạn như bắt buộc các công ty nước ngoài ký kết các thỏa thuận liên doanh với các công ty trong nước (Trung Quốc) nếu muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Nhưng hầu hết các nhà kinh tế cũng đồng ý rằng sử dụng Thuế như một công cụ cạnh tranh là một cách mạo hiểm để giải quyết những bất bình này. Bởi vì thuế quan sẽ gia tăng áp lực lạm phát (có nghĩa là, họ khuyến khích tăng trưởng kinh tế đồng thời với lạm phát), chúng (thuế quan) có nguy cơ phá hoại một sự phục hồi toàn cầu sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Và các chính sách về Thuế cũng làm phức tạp quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ, tăng khả năng mất ổn định tài chính toàn cầu.
Kết quả của sự đổ vỡ hệ thống có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống giao dịch đa phương thức dựa trên quy tắc tại một thời điểm khi không có lựa chọn thay thế tốt.
Nhiều nhà kinh tế lo ngại về những gì sẽ diễn ra tiếp theo
Ví dụ, một nhóm các nhà kinh tế, trong khi nhận ra rằng những căng thẳng hiện tại làm tăng nguy cơ rủi ro hoặc sai lầm chính sách, xem chúng như là một phần của quá trình tư vấn và đàm phán. Khi thúc đẩy đàm phán, họ cho rằng, các cường quốc thương mại lớn của thế giới sẽ tránh được một cách tiếp cận mang tính hủy diệt lẫn nhau, thay vào đó là lựa chọn cho các cuộc đàm phán mang lại một chế độ tự do nhưng công bằng hơn. Ủng hộ cho quan điểm này là những thông tin sơ bộ rằng rằng Liên minh châu Âu hiện có thể sẵn sàng xem xét một đề xuất về mức thuế 0% với ô tô.
Một nhóm các nhà kinh tế khác khác, trích dẫn tiền lệ lịch sử, cảnh báo rằng các biện pháp kinh tế có lợi cho mình, gây hại cho các quốc gia láng giềng có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát. Tại một thời điểm phát hiện sự phân cực chính trị, sự ngờ vực về ý kiến chuyên gia – do sự thất vọng về kinh tế và nỗi sợ hãi về thay đổi văn hóa và công nghệ.
Nhưng so sánh với Reagan gợi ý rằng có thể có những tác động rộng lớn hơn. Bằng cách buộc Liên Xô vào cuộc đua chi tiêu quân sự mà chỉ có Mỹ mới có thể thắng (với chi phí nợ gia tăng và rủi ro xung đột cao hơn), Reagan đẩy nhanh sự sụp đổ của cái mà ông gọi là “đế chế tà ác”.
Đó là một chiến lược táo bạo và đầy rủi ro mà cuối cùng đã thay đổi bản đồ chính trị của châu Âu. Ngay cả trước khi Liên Xô sụp đổ, kết quả là 15 quốc gia mới, “đế chế” của châu Âu đã sụp đổ. Bức tường Berlin sụp đổ, mang lại sự thống nhất của Đức, và Nam Tư đang tan rã. Ngay sau đó, Tiệp Khắc đã tách thành Cộng hòa Séc và Slovakia, cùng với các nước Trung và Đông Âu khác (bao gồm Hungary và Ba Lan) – sau đó gắn chặt vào các nước phương Tây bằng cách gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu.
Ngày nay, một cuộc chiến thương mại sẽ làm tổn hại đến tất cả các nền kinh tế. Nhưng Mỹ – tương đối ít phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, sở hữu thị trường nội địa rộng lớn hơn, và nói chung có khả năng kinh tế hơn các nước khác – sẽ làm tốt hơn hầu hết những nước khác trong nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính Trung Quốc đã phải chịu thiệt hại, trong khi Mỹ có thể giữ vững và ít chịu thiệt hại hơn.
Lý thuyết của kế hoạch này cho thấy rằng các bên đều nhận ra rằng chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng tới quốc gia của họ ra sao. Các quốc gia sẽ thấy sự trả đũa cuối cùng chỉ gây thiệt hại cho chính họ và thay vì trả đũa, họ sẽ đồng tình với các yêu cầu từ phía Mỹ. Tất cả điều này có thể khiến Mỹ có vị thế chính trị cao hơn.
Nhưng sự thành công của phương pháp này vẫn chưa có gì đảm bảo. Việc thực hiện của nó sẽ đòi hỏi sự tin tưởng tuyệt đối. Các công dân Mỹ phải được đảm bảo về công việc và cuộc sống trong suốt thời gian chiến tranh thương mại và trong trường hợp họ thất nghiệp.
Hơn nữa, chính quyền Trump sẽ cần phải tránh thực sự đẩy các nước khác (đặc biệt là Trung Quốc) vào thế khó quá sớm, qua đó đe dọa toàn bộ nền kinh tế toàn cầu với một cuộc suy thoái có thể xảy ra và thị trường với sự suy giảm bất thường.
Hiện tại, Cục Dự trữ Liên bang – FED dựa vào các mối liên hệ của họ trong cộng đồng doanh nghiệp trong nước, đã cảnh báo rằng các kế hoạch đầu tư của công ty có thể bị “thu hẹp hoặc trì hoãn” vì không chắc chắn về quan hệ thương mại toàn cầu. Và cảnh báo rằng rằng Trung Quốc nắm giữ một lượng lớn trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, nếu bị ép quá mạnh, Trung Quốc có thể dùng để cố gắng làm mất ổn định thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, điều ảnh hưởng mạnh cho sức khỏe của hệ thống tài chính toàn cầu.
Còn quá sớm để nói liệu một “Thời điểm Reagan” về thương mại sẽ diễn ra và mang lại nhiều hơn một hệ thống công bằng hơn.
Xét cho cùng, cách tiếp cận như vậy sẽ yêu cầu thiết kế chiến lược cẩn thận và thực hiện khéo léo – chưa kể nhiều may mắn – được hướng dẫn bởi sự hiểu biết sắc thái về các yếu tố kinh tế, chính trị và địa chính trị. Đó là lý do tại sao chúng ta phải vượt qua câu hỏi liệu đây có phải là một cuộc giao tranh thương mại song phương hay một cuộc chiến thương mại để phát triển các chiến lược thực sự cho “thời điểm thương mại của Trump”, nếu nó sẽ đến?
4 bình luận
Trump và Tập chỉ đấu võ mồm thôi Bác ; chứng minh TT chứng khoán My , Nhat va Chau au may ngay này tăng điểm
Vấn đề là tín hiệu Kinh tế tốt lên, làm ăn được thì nó lại tăng điểm thôi.
Trump và Tập chỉ đấu võ mồm thôi Bác ; chứng minh TT chứng khoán My , Nhat va Chau au may ngay này tăng điểm
Vấn đề là tín hiệu Kinh tế tốt lên, làm ăn được thì nó lại tăng điểm thôi.