Đầu tư chứng khoán quốc tế đang nổi lên như một hình thức đầu tư tài chính được quảng cáo rầm rộ trên các mạng xã hội. Tôi đã được tiếp cận với rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, mới bước chân vào thị trường bị lôi kéo, dụ dỗ đầu tư chứng khoán quốc tế để rồi cháy tài khoản hàng trăm ngàn USD.
Vậy sự thật về đầu tư chứng khoán quốc tế là gì? Nhà đầu tư khi mua các mã chứng khoán Hoa Kỳ, Châu Âu thông qua nền tảng giao dịch MetaTrader 5 liệu có nắm giữ chứng khoán cơ sở hay chỉ là chiêu trò lừa đảo tài chính 4.0 mới?
Tôi sẽ chia sẻ với các bạn những góc khuất phía sau trò lừa đảo đầu tư chứng khoán quốc tế đang nổi lên thời gian gần đây.
Đầu tư chứng khoán quốc tế là gì?
CFDs – Contract For Diffirence
CFDs – Giao dịch chênh lệch giá là gì?
Giao dịch chênh lệch tỷ giá – Contract For Diffirence viết tắt là CFDs
là một hình thức giao dịch dựa trên biến động giá của các loại tài sản như Cổ phiếu, Tiền tệ, Lúa mì, Cà phê, Bông, Vàng, bạc, dầu mỏ….
Bất cứ thứ gì được niêm yết và có biến động về giá đều có thể được các sàn giao dịch cung cấp các phương pháp giao dịch trên nền tảng MetaTrader 4 hoặc MT5… Thông qua hình thức giao dịch chênh lệch tỷ giá.
Hình minh hoạ phía trên là tài khoản thật của một nhà đầu tư bị dụ dỗ đầu tư chứng khoán quốc tế và mua 700 cổ phiếu Pfizer và sau đó bán 700 cổ phiếu Pfizer để cân lệnh nếu không sẽ bị tụt mức kỹ quỹ và cháy tài khoản.
Ví dụ:
Nhà đầu tư đặt mua 10 cổ phiếu Apple mã AAPL trên nền tảng MetaTrader 5 với giá $110 mỗi cổ phiếu.
Nhà đầu tư có lợi nhuận khi giá cổ phiếu Apple tăng
Nhà đầu tư thua lỗ khi giá cổ phiếu Apple giảm.
Nếu giá cổ phiếu Apple tăng từ $110 lên $115
mỗi cổ phiếu nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận $5/cổ phiếu
. Tổng lợi nhuận cho 10 cổ phiếu đã mua trước đó là $50
Nếu giá cổ phiếu Apple giảm từ $110 xuống $105
mỗi cổ phiếu nhà đầu tư sẽ thua lỗ $5/cổ phiếu
. Tổng thua lỗ cho 10 cổ phiếu đã mua trước đó là $50
Ký quỹ trong giao dịch CFDs
Để thu hút thêm các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các Broker đã cung cấp đòn bẩy rất lớn để nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch chứng khoán quốc tế với số tiền cực kỳ nhỏ.
Ví dụ:
Tôi dự đinh đầu tư Cổ phiếu AAPL
của Apple.
Khối lượng dự kiến mua: 100 cổ phiếu
Giá thị trường: $110/cổ phiếu.
Trường hợp 1: Không sử dụng đòn bẩy
Nếu không sử dụng đòn bẩy, Broker sẽ yêu cầu nhà đầu tư có đủ tiền để ký quỹ cho mỗi cổ phiếu Apple dự định mua là $110.
Với khối lượng dự kiến mua 100 cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ phải nạp vào tài khoản 100 cổ phiếu x $110 = $11.000 (khoảng 264.000.000VND)
Với yêu cầu ký quỹ lớn như thế này chắc chắn các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ bỏ chạy.
Trường hợp 2: Sử dụng đòn bẩy
Khi sử dụng đòn bẩy, Broker sẽ cho bạn lựa chọn các mức đòn bẩy.
Mức đòn bẩy 1:1 nhà đầu tư sẽ phải ký quỹ $110
mỗi cổ phiếu Apple dự định mua
Mức đòn bẩy 1:2 thay vì phải ký quỹ $110 mỗi cổ phiếu, giờ đây nhà đầu tư chỉ phải ký quỹ $55
mỗi cổ phiếu Apple dự định mua.
Mức đòn bẩy 1:100 số tiền ký quỹ sẽ giảm xuống 100 lần. Thay vì phải ký quỹ $110 mỗi cổ phiếu, giờ đây nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ $110/100 = $1,1
mỗi cổ phiếu Apple dự định mua.
Một con số quá khủng khiếp.
Từ việc phải ký quỹ $11.000 cho 100 cổ phiếu Apple mà Tôi dự định mua, với đòn bẩy 1:100, Tôi chỉ phải ký quỹ $1,1 x 100 = $110 (khoảng 2.640.000vnđ)
Với mức ký quỹ này thì đến bà bán rau, bán cá ngoài chợ cũng có thể đầu tư chứng khoán quốc tế.
Cháy tài khoản vì đầu tư chứng khoán quốc tế
Đòn bẩy càng lớn thì rủi ro càng lớn.
Tiếp tục với ví dụ mà Tôi đề cập phía trên.
Chỉ với $110 – 2.640.000 VNĐ, nhà đầu tư đã có thể nắm giữ tới 100 cổ phiếu Apple.
Câu hỏi đặt ra là: Nhà đầu tư có nguy cơ thua lỗ toàn bộ số tiền đã đầu tư không? Và bao lâu thì thua lỗ toàn bộ?
Câu hỏi thứ nhất: Nhà đầu tư có nguy cơ thua lỗ toàn bộ số tiền đã đầu tư không?
Câu trả lời: Có
Một khái niệm cần quan tâm là Stop Out.
Hiện tại mức Stop Out của các Broker đều ở khoảng 20%. Với mức Stop Out này thì khi bị cháy tài khoản, nhà đầu tư có thể chỉ còn khoảng vài USD, hoặc… KHÔNG CÒN ĐỒNG XU DÍNH TÚI.
Ngay khi chạm ngưỡng Stop Out thì giao dịch sẽ bị đóng ngay lập tức.
Câu hỏi thứ hai: Nhà đầu tư có thể duy trì tài khoản được bao lâu?
Câu trả lời: Vài phút.
Giả sử Tôi chỉ nạp vào $110 dùng đòn bẩy 1:100 và mua được 100 cổ phiếu AAPL của Apple.
Tôi sẽ bị cháy toàn bộ tài khoản (thua lỗ – trắng tay) nếu cổ phiếu AAPL giảm từ $110/cổ phiếu xuống $108.9/cổ phiếu.
Mức sụt giảm này thực ra không quá lớn. Hiện tại trung bình mỗi ngày cổ phiếu AAPL của Apple tăng – giảm khoảng $3 trong mỗi phiên giao dịch.
Như vậy, nhà đầu tư có thể thua lỗ toàn bộ số vốn đầu tư trong chưa đầy 1 phiên giao dịch.
Đầu tư chứng khoán quốc tế bị đánh tráo khái niệm thế nào?
Như bạn đã thấy ở trên, khi Tôi mô tả cách thức hoạt động thì bạn sẽ thấy có sự tương đồng không hề nhẹ giữa phương thức giao dịch CFDs và Tài khoản margin sử dụng để giao dịch chứng khoán cơ sở.
Vậy điểm khác biệt giữa Chứng khoán cơ sở và CFDs dựa trên chứng khoán là gì? Tại sao tôi lại cho rằng Đầu tư chứng khoán quốc tế là một trò lừa đảo đánh tráo khái niệm?
Lầm tưởng chết người
Yếu tố quan trọng nhất ở đây là Họ đã tóm lược một cụm từ dài phản ánh bản chất của hình thức giao dịch thành một cụm từ cực ngắn gây hiểu lầm nghiêm trọng:
Thuật ngữ gốc: Giao dịch chênh lệch giá dựa trên cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Thuật ngữ bị đánh tráo: Đầu tư chứng khoán quốc tế.
Việc đánh tráo khái niệm này làm cho nhà đầu tư lầm tưởng rằng họ đang đầu tư chứng khoán thực sự trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức…
Thậm chí người mới còn lầm tưởng luôn là họ đang nắm giữ cổ phiếu Apple, Microsoft, Amazon và đem đi khoe người nhà rằng họ đang mua cổ phiếu của các công ty danh tiếng tại Hoa Kỳ.
Đầu tư chứng khoán quốc tế được trả cổ tức
Được chia cổ tức là chiêu bài thứ hai được những nhà môi giới CFDs áp dụng triệt để. Video phía trên có 1 đoạn hiển thị tài khoản được trả cổ tức.
Giao dịch CFDs trên cổ phiếu đã được thiết kế giống 100%
với tài khoản Margin Trading của chứng khoán cơ sở với đầy đủ quyền lợi:
Nắm giữ các mã cổ
phiếu như chứng khoán cơ sở- Được
chia cổ tức
- Giao dịch giống hệt
chứng khoán cơ sở
- Theo dõi thị trường dựa trên
biến động của giá cổ phiếu
…
Một số sàn Forex – CFDs lừa đảo thậm chí còn trả cổ tức thường xuyên dù… Công ty chưa hề báo cáo thu nhập và quyết định chia cổ tức.
Nhà đầu tư sau khi mua Cổ phiếu AAPL của Apple MỘT TUẦN
thì được trả cổ tức vào tài khoản và cộng tiền vào tài khoản.
Chỉ với hai chiêu bài đánh tráo khái niệm từ CFDS sang đầu tư chứng khoán quốc tế, nhiều Introducing Broker tại Việt Nam đã lợi dụng để lừa đảo và tập trung vào khái niệm chứng khoán quốc tế, vẽ ra các tương lai tươi sáng của các loại cổ phiếu của các công ty hàng đầu như Apple, Microsoft, Amazon để đi lừa gạt.
Khoản tiền trả cổ tức kia chắc chắn không phải do Các công ty niêm yết trả rồi. Mà nó do các Broker tự bỏ tiền túi chi trả.
Bạn có nghĩ tới chuyện tự nhiên bỏ một đống tiền ra trả tiền cổ tức phi lý vậy không?
Trò lừa đảo Chứng khoán quốc tế
Sự thật đằng sau sự hào nhoáng của khái niệm “ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ” là gì?
Tại sao có mốc thời gian 1 tuần được trả cổ tức?
Anh ơi, bên em có cơ hội đầu tư rất tốt. Cổ phiếu của Apple sắp trả cổ tức. Anh chỉ cần mua và nắm giữ 1 tuần sẽ nhận được cổ tức. Tội gì?
Đây là chiêu bài thâm độc vì vài thứ sau đây:
1 tuần – 1 tuần – 1 tuần
Đây là cách để chúng giữ chân bạn ít nhất 1 tuần
giúp chúng có đủ thời gian để giở trò và thực hiện các hành vi bì ổi làm cho tài khoản nhà đầu tư bị cháy.
Trong khoảng thời gian chờ đợi nhận cổ tức đó, chúng sẽ gọi điện liên tục để hối nhà đầu tư “lướt sóng mấy giờ” kiếm lời nhanh bằng các mã Biến động lớn, nguy hiểm như EURTRY, GER30, NASGAS…
Và chỉ cần nhà đầu tư đồng ý, bọn chúng sẽ bắt đầu chốt lời giữ lỗ để nhà đầu tư nhìn thấy họ kiếm được tiền dễ như thế nào.
Sau đó thì Hedging để nhà đầu tư luôn thua lỗ hơn 90% tài khoản
Giữ cổ phiếu để nhận cổ tức khi cổ phiếu sụt giảm mạnh
Một số mã cổ phiếu dù được chia cổ tức nhưng trước khi được chia cổ tức, cổ phiếu sụt giảm mạnh và chúng vẫn trấn an nhà đầu tư nên giữ để… nhận cổ tức sau đó rồi mới… TÍNH TIẾP.
Đó là đầu tư!?
Không, đó là cách để giữ chân nhà đầu tư ở lại thị trường lâu hơn giúp chúng có thêm thời gian để làm cho nhà đầu tư thua lỗ toàn bộ.
Không tư vấn về rủi ro
Trong hầu hết các đoạn ghi âm mà Tôi được chia sẻ và làm việc với gần 50 nhà đầu tư mới bị chúng lừa đảo, Tôi không hề thấy chúng nói bất cứ điều gì rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán.
Đó chắc chắn là điều không đúng!
Mọi bức tranh được vẽ ra đều là màu hồng và số tiền ở những giao dịch được chốt đầu tiên luôn ở vài trăm USD đến cả ngàn USD đủ làm khách hàng bất cẩn và thúc đẩy lòng tham thay vì cho họ biết mức độ khốc liệt của thị trường này.
Hình ảnh phía trên là của một bạn nữ gửi cho Tôi.
Bước đầu tiên: Chúng cho một kẻ tư vấn và hỗ trợ rất nhiệt tình cho tới khi nhà đầu tư cháy tài khoản lần thứ nhất.
Bước thứ hai: Chúng cho một kẻ gọi điện tự xưng là Quản lý khu vực, quản lý sàn gọi điện tỏ thái độ rất không hài lòng với nhân viên vì đã để tài khoản của nhà đầu tư thua lỗ. Chúng nói đã sa thải nhân viên đó.
Bước thứ 3: Kẻ tự xưng giám đốc sàn sẽ cam kết gỡ lỗ trong 5-10 ngày và yêu cầu nhà đầu tư tiếp tục nạp tiền.
Bước cuối cùng: Tiếp tục làm tài khoản nhà đầu tư thua lỗ.
Kết quả của những lời hứa ngon ngọt đó đây:
Đây là kết quả của thằng tự xưng GIÁM ĐỐC SÀN cam kết gỡ lỗ trong 5 ngày.
Chúng chộp đúng lúc Jack Ma vạ miệng, cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng mua mã cổ phiếu của Alibaba 100 cổ phiếu. Ngay ngày hôm sau, Cổ phiếu BABA gap từ $295/cổ phiếu xuống còn $270/cổ phiếu.
Trong một ngày, nhà đầu tư thua lỗ luôn…$2500
100 x (295 - 270) = $2500
Sau đó cổ phiếu của Alibaba tiếp tục sụt giảm xuống mức $252/cổ phiếu. Bạn biết chuyện gì xảy ra rồi đó.
Nếu như những kẻ tự xưng là Kỹ thuật cao cấp, giám đốc sàn, Trưởng phòng hồ sơ quốc tế bla bla kia là những nhà môi giới có tâm, tại sao chúng lại để nhà đầu tư thua lỗ 100% vốn như vậy?
Tóm lại:
Bất kể kẻ nào dụ dỗ nhà đầu tư nạp tiền hàng tỷ đồng và gọi điện hối khớp lệnh mà không nói cho họ biết về rủi ro, không hướng dẫn họ cách phòng tránh rủi ro đều là những kẻ lừa đảo có ý định chiếm đoạt tiền hoặc làm nhà đầu tư cháy toàn bộ tài khoản (thua lỗ 100%)
Nếu như đầu tư chứng khoán quốc tế mà dễ đến vậy… À mà thôi…
1 tuần…
Không nắm giữ chứng khoán thực sự
Tôi đã phân tích rất chi tiết ở trên, Giao dịch chênh lệch giá dựa trên thị trường chứng khoán (bị đánh tráo khái niệm thành đầu tư chứng khoán quốc tế) là một kiểu giao dịch giống thị trường tương lai.
Nhà đầu tư kiếm lời dựa trên sự thay đổi giá của các loại chứng khoán. Nhà đầu tư không hề nắm giữ bất kỳ một chứng khoán cơ sở nào.
Theo pháp luật hiện hành tại Việt Nam và tất cả các quốc gia trên thế giới, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể mua chứng khoán cơ sở tại thị trường trong nước ở một trong các trường hợp sau:
Là công dân của quốc gia đó
Nhà đầu tư sẽ phải là công dân của quốc gia đó, có hộ chiếu và có đủ quyền được pháp luật tại quốc gia đó quy định.
Nhà đầu tư sẽ không thể mua nếu là công dân của quốc gia đó mà đang phạm pháp hoặc bị pháp luật hạn chế các quyền cơ bản.
Đầu tư thông gián tiếp thông qua các quỹ ETFs
Một cách khác nếu nhà đầu tư thực sự muốn mua chứng khoán tại thị trường Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức… là đầu tư vào các quỹ ETFs mà các quỹ đó được cấp phép đầu tư vào thị trường chứng khoán mà bạn đang nhắm tới.
Thành lập quỹ và xin cấp phép đầu tư vào thị trường chứng khoán của quốc gia đó.
Đây là cách khó khăn nhất vì bạn sẽ phải có rất nhiều bằng cấp, chứng chỉ để có thể thành lập và quản lý quỹ quốc tế.
Tại Việt Nam muốn thành lập quỹ, bạn cần phải xem cách để có Chứng chỉ nghề quản lý quỹ trong hướng dẫn tại đây.
Như vậy, bạn không thể nào mua được chứng khoán cơ sở tại Hoa Kỳ nếu bạn là công dân Việt Nam và không thuộc một trong ba trường hợp kể trên.
Đầu tư chứng khoán quốc tế thì nắm giữ gì?
Cái mà nhà đầu tư nắm giữ thực sự chỉ là các con số ảo:
- Số lượng cổ phiếu ảo trên nền tảng giao dịch
- Mã giao dịch ảo (ID lệnh giao dịch)
- Nhìn số tiền biến động… quá ảo
Và họ nắm giữ một thứ khủng khiếp hơn nữa: NIỀM TIN ĐANG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HOA KỲ.
Không được pháp luật bảo vệ
Giao dịch chênh lệch tỷ giá (CFDs) dựa trên cổ phiếu là hình thức giao dịch không được pháp luật bảo vệ.
Nếu các sàn giao dịch đóng bất ngờ hoặc không chi trả tiền đầu tư, nhà đầu tư trong nước sẽ không thể kiện để đòi lại quyền lợi.
Lý do: Các sàn giao dịch quốc tế là thực thể pháp lý không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Nói một cách đơn giản thì Pháp luật Việt Nam chưa đủ quyền hạn để với tới họ.
Đối với chứng khoán cơ sở tại Việt Nam, nhà đầu tư được pháp luật bảo vệ. Các công ty bắt buộc phải thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm với nhà đầu tư như: trả cổ tức, gửi giấy mới tham gia đại hội cổ đông, báo cáo đầy đủ, chi tiết, minh bạch về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, chứng khoán cơ sở được coi như tài sản và có thể mang ra ngân hàng thế chấp nếu có nằm trong danh sách được phép thế chấp được Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cho phép.
Lời kết
Khi nhận được quá nhiều yêu cầu trợ giúp khẩn cấp từ các thành viên bị các IB lừa đảo mua đỉnh - bán đáy
các loại cổ phiếu nóng của Apple, Microsoft, Alibaba thông qua chiêu bài đánh tráo khái niệm Đầu tư chứng khoán quốc tế, Tôi đã rất bất ngờ.
Bất ngờ đầu tiên là số tiền các nhà đầu tư thua lỗ. Vì họ nói mua cổ phiếu của Apple và họ đang nắm giữ cổ phiếu của Apple, được trả cổ tức sau một tuần.
Phía trên là một trong số rất ít những lời kêu cứu mà Tôi nhận được trong một ngày.
Những kẻ lừa đảo kia sẽ không chết. Những người như Tôi sẽ chết vì mỗi lần hỗ trợ một tài khoản, Tôi gần như kiệt sức khi phải đối mặt với mỗi biến động đều trị giá hàng ngàn USD.
Chúng hoạt động có nhóm và hỗ trợ lẫn nhau. Những kẻ lừa đảo dụ dỗ đầu tư chứng khoán quốc tế, chúng không quan tâm tới vấn đề đạo đức và gần như không mảy may cảm thấy thương xót nếu nhà đầu tư vì bị thua lỗ. Chính vì thế chúng sống rất khoẻ.
Ngược lại, Tôi sẽ khó mà sống khoẻ được nếu như cứ tiếp tục công cuộc giải cứu để rồi không còn đủ sức để làm tất cả các công việc còn lại cho đến khi gục ngã.
Tôi chỉ mong những gì được chia sẻ trên Website tohaitrieu.net sẽ giúp bạn nhận dạng, phòng tránh và trang bị kiến thức thật tốt trước khi quyết định đầu tư một khoản tiền lớn vào bất kỳ lĩnh vực nào.
Đừng bao giờ bỏ trứng vào một giỏ.
Chúc các bạn giao dịch thành công!
3 bình luận
Cho em hỏi ở Việt Nam Ko có sàn nào chơi chứng khoán quốc tế dc phải Ko ạ
Thực tế thì dùng đòn bẩy hay ko dùng. Các sàn ko bao giờ cho dùng hết ký quỹ để mua cổ mà vốn lại = 0 bác ợ. Vốn nó pải gấp vài lần ký quỹ là ít ( với các bác all in) mà còn cháy trong chớp mắt.
Đó chỉ là một ví dụ đơn giản thôi bác ạ. Chứ thực tế, đòn bẩy toàn 1:400 với 1:2000, mình lấy 1:100 cho dễ giải thích thôi. Bác nạp 100$, bác Buy 100 cổ phiếu là chuyện bình thường nếu dùng đòn bẩy lớn thế nên mới không có chuyện Vốn = 0.