Quỹ mở là gì? 4 tiêu chí lựa chọn và đầu tư chứng chỉ quỹ mở trực tuyến (nhanh nhất)

Chứng chỉ Quỹ là gì? Cách lựa chọn quỹ và đặt mua chứng chỉ quỹ đầu tư tài chính an toàn, ổn định và hiệu quả nhất với các cá nhân đây?

Đầu tư tài chính luôn mang lại điều gì đó rất mới mẻ, kỳ bí và cũng không kém phần “sang miệng”.

Sự kỳ bí đến từ con số tỷ lệ các nhà đầu tư thua lỗ có thể lên tới 69% và cao hơn thế. Sự kỳ bí đến từ việc số tiền bị mất tích khi các nhà đầu tư thua lỗ mà nhiều cá nhân không biết nó mất tích vào túi ai.

Cái “Sang miệng” đến từ sự hào nhoáng của rất nhiều đại gia thành công trên thị trường.

Báo chí, truyền hình và tất cả mọi người đều có thể ngay lập tức đọc tên Warren Buffett – 69 năm đầu tư thành công. Nhưng không ai biết tới người tên Tô Triều – 69 lần cháy tài khoản.

Hơn 80% nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thua lỗ.

Thiếu kinh nghiệm chuyên môn về Trái phiếu, Cổ phiếu nhưng sẵn sàng xuống tay mua thông qua các người môi giới với những kỳ vọng lợi nhuận trên trời chính là nguyên nhân dẫn tới các thua lỗ kể trên.

Các quỹ đầu tư xuất hiện để hỗ trợ các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Quỹ mở hoạt động dựa trên khuôn khổ luật pháp, giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế rủi ro với mức lợi nhuận ổn định.

Quỹ mở là gì?

Quỹ mở là một quỹ đầu tư tập thể được góp vốn bởi không giới hạn các nhà đầu tư có chung mục tiêu đầu tư. Quỹ mở hoạt động dựa trên Luật chứng khoán và Thông tư số 183/2011/TT-BTC.

Quỹ mở là một hình thức đầu tư gián tiếp.

Các loại Quỹ mở chính bao gồm:

  • Quỹ trái phiếu
  • Quỹ cổ phiếu
  • Quỹ cân bằng (đầu tư cả cổ phiếu và trái phiếu)

Thay vì tự thẩm định độ tin cậy của các loại Cổ phiếu và Trái phiếu rồi đưa ra quyết định đầu tư thì bạn sẽ góp tiền đầu tư vào Quỹ mở thông qua việc mua Chứng chỉ quỹ – CCQ do Quỹ mở phát hành.

Khác biệt giữa đầu tư vào Quỹ mở và Tự đầu tư

Nếu tự thân đầu tư vào các loại cổ phiếu, trái phiếu thì bạn sẽ phải tự thẩm định toàn bộ thông tin về doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư.

Bạn cũng sẽ phải theo dõi tình hình thị trường và nền kinh tế để biết kỳ vọng phát triển của ngành, của công ty và kỳ vọng phát triển kinh tế Vĩ mô để đưa ra những quyết định có nên tiếp tục nắm giữ hay phải bán đi số cổ phiếu đăng nắm giữ…

Với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại, có những cổ phiếu giá trị chỉ khoảng 1.150đ/cp. Bạn có thể mua bất cứ lúc nào miễn có người bán. Nhưng nếu khoản đầu tư đó không mang lại lợi nhuận thì mua để làm gì?

Với các loại cổ phiếu giá trị lớn khoảng vài trăm ngàn 1 cổ hoặc các loại trái phiếu yêu cầu đầu tư tối thiểu từ 50.000.000 trở lên thì có khi bạn còn không đủ tiền để mua được 100 cổ phiếu.

Đầu tư vào quỹ mở khác hoàn toàn

Bạn có thể đầu tư vào một quỹ mở có nắm giữ các loại cổ phiếu bạn muốn đầu tư thông qua việc mua Chứng chỉ quỹ – CCQ.

Chỉ cần mua 1 chứng chỉ quỹ về bản chất bạn cũng đã sở hữu 1 danh mục các mã cổ phiếu, hoặc trái phiếu (theo tỷ lệ) trên vốn đầu tư rồi.

Hoạt động quỹ mở
Hoạt động quỹ mở

Số vốn khởi điểm để có thể mua Chứng chỉ Quỹ Mở tại Việt Nam rất thấp. Chỉ bắt đầu từ 1.000.000đ là bạn có thể tham gia quỹ mở rồi.

Lợi thế của việc đầu tư vào các Quỹ mở là nhẹ đầu. Và mục đích các quỹ mở được thành lập là tối ưu hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Lãi suất chứng chỉ quỹ ở Việt Nam

Tại Việt Nam có rất nhiều quỹ mở được thành lập và đang hoạt động. Tô liệt kê một số quỹ mở và tình hình hoạt động của họ để các bạn thấy đầu tư vào các Quỹ mở không hẳn là sẽ mang lại lợi nhuận tại thời điểm đầu tư.

Danh sách một số Quỹ mở hợp pháp tại Việt Nam
Danh sách một số Quỹ mở hợp pháp tại Việt Nam

Với các chiến lược đầu tư khác nhau thì tỷ suất lợi nhuận của các Quỹ mang lại là khác nhau hoàn toàn.

Ví dụ quỹ trái phiếu TCBF thì mang lại lợi nhuận tương đối ổn định và gần như chưa hề bị thua lỗ kể từ khi thành lập. Ngược lại, quỹ Cổ phiếu thường chịu tác động rất mạnh của thị trường.

Trong bảng trên, từ đầu năm thì Quỹ cổ phiếu VCBF-BCF của Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank đã thua lỗ khoảng 9.44%

[bleed style=”salmon”]

4 tiêu chí lựa chọn quỹ mở đầu tư an toàn

Không phải Quỹ mở nào cũng sẽ mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn. Nhưng dài hạn thì chưa biết được.

Để chọn mặt gửi… tiền chúng ta cần đảm bảo sự an toàn về vốn và có thể kiếm được lợi nhuận.

Tiêu chí nào để lựa chọn Đầu tư vào Quỹ mở an toàn và hiệu quả?

Tiêu chí 1: Khẩu vị rủi ro

Xác định khẩu vị rủi ro cá nhân để đưa ra chiến lược đầu tư vào quỹ mở là rất quan trọng.

Xác định khẩu vị rủi ro khi đầu tư Quỹ mở
Xác định khẩu vị rủi ro khi đầu tư Quỹ mở

Khẩu vị rủi ro thấp: Không muốn thua lỗ và muốn có lợi nhuận cao hơn lợi nhuận ngân hàng thì Quỹ trái phiếu là phù hợp.

Khẩu vị rủi ro trung bình: Muốn có chút phiêu lưu nhưng không quá mạo hiểm, kỳ vọng lợi nhuận có thể ở mức 10%-12% cao hơn Quỹ mở trái phiếu thì Quỹ cân bằng hỗn hợp cả Cổ phiếu – Trái phiếu là lựa chọn tốt.

Khẩu vị rủi ro cao: Nước lên thuyền lên. Nước rút, thuyền mắc cạn. Khoái phiêu lưu và muốn có lợi nhuận 16%-20%/năm đổi lại chấp nhận thua lỗ 16%-20% thì Quỹ cổ phiếu sẽ phù hợp với bạn.

Tiêu chí 2: Phí đầu tư thấp

Khi đầu tư vào Quỹ mở thì về bản chất giống việc bạn mua Cổ phiếu của 1 công ty vậy.

Các Quỹ mở đều cần chi phí để hoạt động và bạn cần xem xét Bản Cáo Bạch để xem chi phí hoạt động như: Phí mua chứng chỉ quỹ mở, phí bán, thuế thu nhập cá nhân, phí quản lý tài khoản…

Phí quản lý tài khoản của các Quỹ mở tại Việt Nam thường dao động từ 1% – 2.5%/năm.

Phí bán lại CCQ sẽ tùy thuộc vào thời gian bạn nắm CCQ. Các mức phì này sẽ giao động từ 0.25% – 2.5%.

Phí bán lại CCQ TCBF
Phí bán lại CCQ TCBF

Ví dụ phía trên là Phí bán lại CCQ TCBF. Nếu bạn giữ CCQ đã mua 12 tháng thì bạn sẽ không mất phí bán.

Hiện tại thì TCBF là Quỹ có mức thời gian miễn phí bán CCQ ngắn nhất và có lợi nhất cho nhà đầu tư.

Tiêu chí 3: Hiệu quả đầu tư quỹ trong dài hạn

Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của đầu tư. Hiệu quả đầu tư của Quỹ sẽ phản ánh năng lực quản lý tài sản, quản trị rủi ro của Quỹ.

Tỷ lệ thua lỗ phải nằm trong giới hạn mà bạn kỳ vọng ít nhất là tính theo năm.

Hàng tuần, Quỹ sẽ có Email gửi cho bạn báo cáo hoạt động và bạn sẽ phải đọc để biết Quỹ đang đi đến đâu.

Điều quan trọng nhất là Quỹ có thể quản lý tài sản, quản trị rủi ro tốt để mang lại lợi nhuận bền vững trong dài hạn.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ giúp bạn hiểu được mục tiêu lợi nhuận Quỹ đang đề ra liệu có thực tế hay không.

Quản trị rủi ro tốt sẽ giúp nhà đầu tư giữ được tiền khi thị trường có rủi ro như Đại dịch COVID-19 hiện tại chẳng hạn.

Tiêu chí 4: Thông tin công khai, minh bạch

Tất cả các hoạt động của Quỹ mở bao gồm cả hoạt động đầu tư và danh mục đầu tư, các loại chi phí… đều phải được công khai và minh bạch.

Hoạt động của Quỹ phải được báo cáo với nhà đầu tư định kỳ thông qua Email, và các hình thức khác nếu có thể.

Các lệnh mua – bán chứng chỉ quỹ phải có hợp đồng rõ ràng theo hình thức hợp đồng điện tử hoặc hợp đồng viết tay.

[/bleed]

Mở tài khoản Đầu tư vào quỹ mở như thế nào?

Bắt đầu với Quỹ mở rất đơn giản. Có hai hình thức giúp bạn có thể mở tài khoản đầu tư đó là Offline và Online.

Mở tài khoản Quỹ mở Offline

Bước 1: Điền vào Đơn Đăng Ký. Đơn đăng ký được cung cấp tại các địa điểm phân phối và trên trang thông tin điện tử của quỹ mà bạn muốn đầu tư.

Bước 2: Bạn cung cấp CMND bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu).

Bước 3: Chuyển tiền thanh toán số tiền mua CCQ từ tài khoản ngân hàng đứng tên của bạn.

Mở tài khoản đầu tư quỹ mở Online

Hiện tại bạn có thể mở tài khoản đầu tư quỹ mở Online. Hiện tại, Tô đang đầu tư tại Techcombank Security nên sẽ hướng dẫn bạn mở tài khoản tại Techcombank Security.

Ưu thế khi mở tài khoản tại Techcombank Invest:

  • Nếu có tài khoản ngân hàng Techcombank nó sẽ tự động liên kết và trích tiền mà không phải thực hiện chuyển khoản sang tài khoản đầu tư, đỡ được phí chuyển khoản.
  • Chi phí lưu ký thấp nhất thị trường.
  • Được phép Mua – Bán cổ phiếu, Chứng chỉ quỹ mở, trái phiếu
  • Có cộng đồng nhà đầu tư hùng mạnh.
  • Quỹ mở trái phiếu TCBF là quỹ lớn nhất thị trường với giá trị ròng hiện tại là 16936 tỷ đồng. (Gần 17 ngàn tỷ) khỏi lo Quỹ tèo.
  • Mua chứng chỉ quỹ chỉ từ 1.000.000đ
  • Đặt mua – bán chứng chỉ quỹ Online được
  • Mua chứng khoán dễ hơn mua rau ngoài chợ
  • 20 phút mở xong tài khoản.

Bước 1: Truy cập trang mở tài khoản đầu tư tại Techcombank: https://tcinvest.tcbs.com.vn/guest/login?openAccount=true

Mở tài khoản đầu tư Techcombank

Bước 2: Nhập thông tin cá nhân bao gồm

Nhập thông tin cá nhân để mở tài khoản đầu tư tại Techcombank Security
Nhập thông tin cá nhân để mở tài khoản đầu tư tại Techcombank Security
  • Họ và tên: Viết tiếng Việt có dấu.
  • Số điện thoại: Để nhận OTP mỗi khi giao dịch
  • Email: Để nhận báo cáo kết quả hoạt động.

Bước 3: Nhập chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân

Nhập thông tin căn cước công dân
Nhập thông tin căn cước công dân

Bước 4: Tải lên 2 mặt chứng minh nhân dân

Bước 5: Ký hợp đồng

Techcombank sẽ phê duyệt tài khoản bạn rất nhanh chóng.

Chứng chỉ quỹ mở (CCQ) là gì?

Trước khi đầu tư vào một quỹ mở thì chúng ta phải tìm hiểu chứng chỉ quỹ mở là gì cái đã.

Chứng chỉ quỹ mở hiểu đơn giản chính là cổ phiếu của Quỹ mở. Giá trị của một chứng chỉ quỹ mở được viết tắt là NAV/CCQ. NAV/CCQ tăng giảm phụ thuộc vào từng loại quỹ và hiệu quả hoạt động của Quỹ. NAV/CCQ tăng so với thời điểm nhà đầu tư mua CCQ thì nhà đầu tư có lợi nhuận. Ngược lại nhà đầu tư sẽ thua lỗ

Khi đặt mua CCQ là bạn mua theo giá trị tài sản hiện tại đang có – Net Asset Value của quỹ.

NAV/CCQ = (NAV – Nợ)/Số lượng CCQ lưu hành.

Ví dụ:

  • Tính số CCQ đang lưu hành của quỹ TCBF.
  • NAV/CCQ = 14159đ
  • Giả sử nợ của quỹ = 0 thì khi đó chúng ta sẽ tính toán nhanh được số CCQ đang được lưu hành.

Net Asset Value (NAV) = (16.936.000.000.000 – 0)/(CCQ đang lưu hành)

CCQ đang lưu hành = 16.936.000.000.000/(NAV/CCQ) = 16.936.000.000.000/14159 = 1.196.129.670 CCQ

Như vậy quỹ TCBF đang lưu hành khoảng Một tỷ một trăm chín sáu triệu chứng chỉ quỹ.

Tính lợi nhuận từ đầu tư chứng chỉ quỹ mở

Ví dụ:

Tô mua 100.000.000đ CCQ mở TCBF tại mức giá 13120đ/CCQ vào ngày 11/06/2019. Tô sẽ sở hữu số CCQ là:

Số CCQ = 100.000.000/13120 = 7621.95 CCQ.

Trong trường hợp này, thì:

NAV/CCQ = 13120đ

Ngày 11/06/2020, sau khoảng 1 năm đầu tư thì NAV/CCQ hiện tại của quỹ TCBF là 14.159đ.

Lợi nhuận trên mỗi chứng chỉ quỹ mà Tô đạt được là:

Profit/CCQ = 14.159 – 13.120 = 1039đ/ccq = 7.9%

Với số lượng chứng chỉ quỹ đang nắm giữ là 7621.95 CCQ thì tổng Profit là:

Total Profit = 7621.95ccq x 1039đ = 7.919.206đ (7.9%)

So với gửi ngân hàng lãi suất 6.5% thì khi mua CCQ Tô đang có thêm khoảng 1.4% profit rất bền vững.

Bạn có 3 lựa chọn:

  • Bán toàn bộ 7621.95 CCQ và thu về 100.000.000đ gốc cùng với 7.919.206đ tiền lãi.
  • Bán một phần chứng chỉ quỹ mở, phần còn lại tiếp tục nắm giữ
  • Không bán chứng chỉ quỹ, tiếp tục mua thêm CCQ.

Bạn thấy đấy, nó không khác với việc đầu tư cổ phiếu quá nhiều. Nhưng với CCQ Trái phiếu thì Profit bền vững và gần như không lo mất vốn hay thua lỗ.

Đầu tư chứng chỉ Quỹ mở Techcombank – TCBF

Sau khi mở tài khoản đầu tư tại Techcombank Security bạn sẽ có một tài khoản. Đăng nhập và chọn Đặt lệnh quỹ:

Đặt lệnh mua CCQ TCBF
Đặt lệnh mua CCQ TCBF

Giao diện Mua – Bán chứng chỉ quỹ sẽ hiện ra như sau:

Đặt lệnh mua Chứng chỉ quỹ mở Online trên Techcombank TCInvest
Đặt lệnh mua Chứng chỉ quỹ mở Online trên Techcombank TCInvest

Bạn cần nhập vào chính xác Mã chứng chỉ quỹ muốn mua.

Chọn ngày giao dịch

Chọn số tiền đầu tư

Lựa chọn mua định kỳ thì tích vào ô Định kỳ và chọn mua theo tháng hay quý. Tới đúng thời điểm hệ thống sẽ tự đặt lệnh mua giúp bạn. Bạn chỉ cần để tiền trong tài khoản mà thôi.

Để bán, bạn sẽ click vào ô Bán ở trên cùng.

Mức tiền tối thiểu để đầu tư Quỹ mở tại Techcombank là 10 nghìn đồng (10.000đ)

[bleed style=”orange”]

Khác biệt giữa Quỹ mở và Quỹ đóng là gì?

Quỹ đóng là quỹ chỉ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ.

Quỹ đóng sẽ không mua lại chứng chỉ quỹ khi nhà đầu tư muốn rút vốn. Ví lý do này nên sau khi Quỹ đóng kết thúc việc huy động vốn, nó sẽ được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán.

Muốn rút vốn, các nhà đầu tư sẽ phải giao dịch các chứng chỉ quỹ đóng giống như giao dịch chứng khoán.

Nói cách khác nếu nhà đầu tư đặt lệnh bán nhưng không có người mua, sẽ không thể bán được.

Quỹ mở thì khác, Quỹ mở sẽ mua lại ngay lập tức chứng chỉ quỹ khi nhà đầu tư đặt lệnh bán bất cứ lúc nào.

Bảng so sánh sự khác biệt cơ bản giữa quỹ mở và quỹ đóng:

Khác biệt giữa đầu tư quỹ mở và quỹ đóng
Khác biệt giữa đầu tư quỹ mở và quỹ đóng

Tính ổn định về vốn của Quỹ mở và Quỹ đóng

Ưu điểm của các Quỹ mở là bạn có thể mua bán chứng chỉ quỹ bất cứ lúc nào có nhu cầu.

Ưu điểm này trong một số trường hợp lại trở thành YẾU ĐIỂM của Quỹ mở.

Vì đảm bảo thanh khoản và gần như bắt buộc phải mua vào CCQ khi nhà đầu tư bán lại nên Quỹ mở sẽ luôn phải duy trì một lượng tiền mặt cố định. Điều này làm giảm hiệu quả đầu tư và tối đa việc sử dụng vốn.

Mua – Bán liên tục cũng sẽ làm cho tính ổn định về Vốn của Quỹ giảm đi. Thông thường, Quỹ mở cổ phiếu là loại quỹ thiếu ổn định về Vốn nhất. Quỹ mở Trái phiếu rất ổn định về vốn.

Bạn có thể xem xét phân bổ Vốn của Quỹ VCBF – Quỹ trái phiếu Vietcombank như sau:

Phân bổ nguồn vốn quỹ mở VCBF-FIF
Phân bổ nguồn vốn quỹ mở VCBF-FIF

Như vậy, với chiến lược không thay đổi nhưng vốn đầu tư biến động liên tục, thì Quỹ mở cần phải quản trị danh mục đầu tư Hiệu quả tối đa.

Tính hiệu quả được nhắc đến ở đây bản chất thực tế là:

  • Lợi nhuận ổn định trong dài hạn.
  • Thua lỗ ở ngưỡng phù hợp để tránh Quỹ bị rút vốn ồ ạt làm vỡ Quỹ.
  • Đảm bảo thanh khoản của Quỹ

Từ bản chất này thì chúng ta phải hiểu rằng Quản trị rủi ro là yếu tố quan trọng nhất của Quỹ mở.

[/bleed]

Đầu tư chứng khoán – Trái phiếu theo chân Quỹ đầu tư

Để theo chân Big Boy thì phải chấp nhận Don’t Cry. Bạn có thể nhìn trước về hiệu quả đầu tư trong năm 2020 của các Quỹ mở cổ phiếu. Tình hình chung là Quỹ nào cũng đang chỏng vó – ngửa bụng từ 6% – 10%.

Nếu bạn từng học môn Kinh tế lượng hoặc hiểu chút chút về thống kê giờ đây bạn có thể áp dụng nó được rồi đó.

Chấp nhận theo chân các Quỹ mở để đầu tư chứng khoán bạn sẽ phải:

  • Lọc toàn bộ các Quỹ mở chứng khoán trên thị trường
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bao gồm
  • Tham khảo danh mục đầu tư của Quỹ
  • Tham khảo các mã CK có giá trị cao nhất và mang lại lợi nhuận tốt nhất

Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bạn sẽ phải biết đánh giá:

  • Net Asset Value: Giá trị thực của Quỹ tính tới thời điểm xem xét.
  • NAV/CCQ: Kể từ khi phát hành tới thời điểm đánh giá thì NAV/CCQ tăng hay giảm. Trong 3 năm trở lại NAV/CCW tăng hay giảm. Trong năm 2020 NAV/CCQ đang tăng hay giảm.

Ví dụ:

HIệu quả hoạt động của Quỹ VCBF-FIF
HIệu quả hoạt động của Quỹ VCBF-FIF

Phía trên là toàn bộ tham số thông tin giá trị và hiệu quả hoạt động cơ bản của Quỹ trái phiếu VCBF-FIF

Còn đây là phân bổ tỷ trọng đầu tư theo ngành của Quỹ Cổ phiếu VCBF-BCF

Phân bổ vốn đầu tư theo ngành của Quỹ mở cổ phiếu VCBF-BCF
Phân bổ vốn đầu tư theo ngành của Quỹ mở cổ phiếu VCBF-BCF

5 mã cổ phiếu giá trị lớn được quỹ VCBF-BCF – Vietcombank đang đầu tư:

5 mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư quỹ VCBF-BCF
5 mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư quỹ VCBF-BCF

Danh mục trái phiếu tỷ trọng lớn đang được quỹ VCBF-FIF của Vietcombank đầu tư bạn có thể theo chân mà không lo công ty phá sản, giá trị trái phiếu sẽ mất hoàn toàn:

Danh mục 5 trái phiếu chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn của Quỹ VCBF-FIF
Danh mục 5 trái phiếu chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn của Quỹ VCBF-FIF

Học được gì từ Đầu tư Quỹ mở?

Quá trình tìm hiểu và đầu tư Quỹ mở giúp Tô hiểu tương đối tốt về cách đầu tư, phân bổ vốn, quản trị rủi ro.

Bài học đầu tiên và lớn nhất là về Quản trị rủi ro: Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ.

Bài học thứ hai là về cách kiên nhẫn chờ đợi để “Tiền có thời gian thai nghén và đẻ ra tiền.”

Bài học thứ ba là về cách đầu tư giá trị, không phải lướt sóng.

Bài học lớn nhất đó chính là KIẾN THỨC. Mỗi ngày đều có điều mới mẻ.

Chuyên đề Đầu tư tài chính cá nhân – Investing sẽ cùng các bạn khám phá sâu hơn về các hình thức đầu tư tài chính và hiểu rõ – hiểu sâu để tránh rơi vào bẫy nợ tài chính cá nhân.

Chúc các bạn vui!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (22 bình chọn)

23 bình luận

  1. Bác Tô tư vấn cho giới Công Nhân chúng em tích góp dc vài ba chục triệu thì nên xem xét mục tiêu nào tốt hơn bác và định kỳ hàng tháng có góp thêm chút ít….nhờ bác định hướng giúp e với

  2. Mặc dù là bài viết về chủ đề tài chính nhưng không khô khan. Mình thấy rất ấn tượng ở đoạn cuối “Học được gì từ Đầu tư Quỹ mở”. Đọc bài của Bác giúp mình vỡ ra được nhiều điều. Cảm ơn Bác Tô.

  3. Cảm ơn Tô Triều đã viết một bài kỳ công như vầy. Để viết được một bài viết chỉnh chu như vầy không biết phải mất bao nhiêu thời gian và công sức. Mấy nay đang bắt đầu đi tìm hiểu về các kênh đầu tư ít rủi ro, hên sao Tô vừa viết bài này. Nó mở ra cho mình thêm cho mình một kênh để có thể đầu tư mới.

  4. Tô đặt lệnh mua định kỳ theo tháng, như vậy là cứ đến 18 hàng tháng là họ sẽ tự động đặt mua ccq ah? Kéo dài cho đến hết tháng 6 năm sau ah?

    1. Trong hình là 18 chứ lệnh định kỳ của em là 25. Hệ thống sẽ tự đặt mua định kỳ vào đúng ngày đó.
      Việc đặt mua định kỳ sẽ kéo dài cho tới khi chị Huỷ lệnh đặt định kỳ đi thì nó mới ngưng.

      Em cứ để và thấy tích luỹ dôi ra nhiều lắm.

        1. Tk ơi tech thì không mua được quỹ mở của vietcombank vcbf thì phải Tô ah

  5. Bài viết rất chất lượng và nó thể hiện sự chính chắn của Tô mình còn phải theo học hỏi nhiều Tô mặc dù rất trẻ so với mình nhưng độ chín và kiến thức của Tô thật đáng khâm phục. Mong Tô có những bài chất để cho mọi người học, và mình tin trước khi Tô đầu tư vào quỹ của Tec thì đã tìm hiểu rất kỹ, ai mà có vốn cứ theo Tô thì 96% là có lợi nhuận và bền vững. Giống như câu chuyện về người lái xe của tỷ phú Lý Gia Thành

    1. Vì sao Tô k bán tín hiệu?
      Vẫn có rui ro đấy. Mình đọc hết nhưng áp dụng có thành công hay không?

      1. @lehoa293: Câu hỏi ngược lại và sẽ cho bạn câu trả lời. Nếu bạn muốn mua tín hiệu thì bạn tới với Website này để làm gì?

        Để mình viết lại Tên Website và chủ đề nhé:

        Tô Triều

        Let’s Learn Together (Đưa tay đây nào, Chúng ta cùng nhau tự học về thị trường chứng khoán, ngoại hối bạn nhé.)

  6. Thanks Tô. bài viết rất chi tiết. mình chưa tham gia quỹ mở này nhưng sẽ theo dõi tìm hiểu để biết thêm.

  7. Bài viết của bác giúp em mở mang tầm nhìn rất nhiều, càng đọc càng mong các bài viết tiếp theo của bác ra sớm để mọi người có thêm kiến thức và định hướng đầu tư. Cảm ơn bác rất nhiều và chúc bác nhiều sức khỏe

  8. Mà sao bài mới đăng có 2 tiếng đã được 5.2k lượt xem cơ ad. Mà công nhận ít người comment nhỉ, tui comment dạo kiếm ít Tcoin đọc mấy bài quan trọng mà Tô Triệu khóa mới được.

  9. Giống kiểu copy trading nhỉ Ad. Ví dụ bên quỹ mà đầu tư thất bại thì mình cũng lỗ theo rồi.

  10. Lần đầu e được đọc bài về quỹ rất hay. Giúp e có thêm kiến thức để phân bổ vốn đầu tư. Cảm ơn ad rất nhiều. Mong a làm thêm bài chi tiết về nhưng khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu mà a đang đầu tư. Rất vui khi a đọc được cmt này

  11. Đúng chuẩn dân tài chính viết bài, đọc đi đọc lại vài lần vẫn chưa thấm dc con số nào vào đầu ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới