Dead Cat Bounce – Cú nảy mèo chết là một dạng Bull Trap điển hình có khả năng gây ra thua lỗ lớn cho nhà đầu tư nếu không thể nhận dạng và có chiến lược phòng tránh hiệu quả.
Để làm rõ thuật ngữ Dead Cat Bounce là gì, chúng ta sẽ cùng xem xét và đặt vị trí của kiểu biến động này trong xu hướng giảm.
Chúng ta cũng sẽ phải có chiến lược cụ thể để giảm rủi ro khi đưa ra dự báo về hiện tượng Dead Cat Bounce trong giao dịch.
Dead Cat Bounce là gì?
Dead Cat Bounce – Cú nảy mèo chết là hiện tượng phục hồi nhanh chóng của giá tài sản sau khi có một đợt sụt giảm rất mạnh của thị trường. Dead Cat Bounce là một dạng Bull Trap khiến nhà đầu tư dễ dàng lầm tưởng quá trình giảm giá mạnh đã kết thúc và chuyển sang xu hướng tăng.
Ngay sau khi xuất hiện Dead Cat Bounce, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giảm giá mạnh trước đó.
Minh hoạ phía trên là một ví dụ điển hình về hiện tượng Dead Cat Bounce.
Sau một đợt giảm giá cực mạnh, thị trường liên tục phục hồi nhưng rồi kết quả đều tương tự nhau. Phe Bear tiếp tục tham gia thị trường ngày một mạnh mẽ hơn và xu hướng giảm được duy trì mạnh mẽ.
Dead Cat Bounce báo hiệu điều gì?
Hiện tượng cú nảy mèo chết – Dead Cat Bounce là hiện tượng đặc trưng xuất hiện trong xu hướng giảm vì vậy, nó báo hiệu những điều sau:
- Bull Trap: Chắc chắn rồi vì sau đó xu hướng giảm được tiếp diễn.
- Xuất hiện trong xu hướng giảm
- Là hiện tượng báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng giảm (Mô hình giá tiếp diễn xu hướng giảm).
- Dead Cat Bounce thường chỉ được nhận dạng sau khi đã xảy ra
Ví dụ Dead Cat Bounce
Cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen – HSG đã lập đỉnh tại mức giá 26.700đ/cp vào ngày 04-07-2017 và ngay sau đó sụt giảm rất mạnh về mức giá 21.000đ/cp vào ngày 01-08-2017.
Tại mức giá thấp này, HSG phục hồi về mức 23.800đ/cp và ngay sau đó sụt giảm mạnh hơn đợt sụt giảm lần thứ nhất và chạm mức 16.300đ/cp vào ngày 02-11-2017. Như vậy chỉ sau 5 tháng lập đỉnh, HSG đã sụt giảm khoảng 39% giá trị.
Ở lần Bounce thứ hai, HSG phục hồi về 22.600đ/cp vào ngày 15-01-2018 và ngay sau đó sụt giảm về mức 8.000đ/cp vào ngày 29/05/2018. Nghĩa là chỉ trong vòng 5 tháng tiếp theo, HSG sụt giảm mất 64.6% giá trị.
Tổng cộng sau khi chú mèo tội nghiệp bounce hai lần, HSG sụt giảm từ 26.700 vào ngày 04-07-2017 xuống mức giá quá thấp 8.000đ/cp vào ngày 29/05/2018 đồng nghía với việc mất 70% giá trị chỉ trong 10 tháng.
Phát hiện Dead Cat Bounce
Vấn đề quan trọng là Dead Cat Bounce rất khó để phát hiện và biết khi nào thì thực sự đang diễn ra Dead Cat Bounce. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng một số chỉ báo kỹ thuật để phát hiện Dead Cat Bounce.
Đầu tiên, chúng ta sẽ phải bám vào khái niệm của Dead Cat Bounce và đưa ra hai dấu hiệu nhận dạng cú nảy mèo chết cơ bản:
- Dead Cat Bounce xuất hiện trong xu hướng giảm
- Dead Cat Bounce xuất hiện sau một đợt giảm mạnh của giá tài sản.
Ok!
Xác định ĐỘ CAO của cú nảy mèo chết.
Giờ chúng ta sẽ cùng kết hợp thêm hai chỉ báo kỹ thuật để xác định thêm về ĐỘ CAO của cú nảy mèo chết.
Để xác định ĐỘ CAO của cú nảy mèo chết, Tôi dùng hai chỉ báo kỹ thuật là Fibonacci Retracement và RSI.
Hai dấu hiệu cho thấy con mèo chỉ có thể nảy cao bao nhiêu sau khi chết và rơi xuống đó chính là các mức Fibonacci Retracement và RSI.
Nếu sau khi sụt giảm mạnh, giá của tài sản phục hồi về một trong ba mức Fibonacci Retracement là 38.2, 50.0 Và 61.8 mà tại ba mức Fibo này, RSI hoặc Stochastic báo hiệu tín hiệu Overbought thì đó khả năng là độ cao tối đa của cú nảy mèo chết.
Xác định ĐỘ SÂU của cú nảy mèo chết
Để xác định ĐỘ SÂU sau khi chú mèo nảy lên và rơi xuống, Bạn có thể sử dụng chính đáy cũ, hoặc các mức Fibonacci Extension 127.2%, 141.4% và 161.8%.
Nếu khi rớt về đáy cũ mà RSI chưa Oversold thì khả năng cao độ sâu sẽ là Fibo Extension 127.2%.
Ví dụ xác định ĐỘ CAO và ĐỘ SÂU của Cú nảy mèo chết
Vẫn là Cổ phiếu HSG và bây giờ chúng ta cùng thêm vào Fibonacci Retracement, RSI và Stochastic:
Các bạn có thể thấy, ở lần nảy thứ nhất, Giá cổ phiếu HSG phục hồi về Fibonacci Retracement 61.8% và chỉ báo Stochastic báo Overbought ở ngay vùng giá này. HSG sau đó sụt giảm.
Ở cú nảy thứ hai, giá cổ phiếu HSG lần này nảy cao hơn với mức phục hồi về tới 78.6% nhưng ở ngay ĐỘ CAO đó, RSI và Stochastic đều Overbought.
Kết quả sau đó thì thật là đắng lòng!
Lời Kết
Dead Cat Bounce – Cú nảy mèo chết là một hiện tượng phổ biến trên thị trường. Điều khó khăn nhất là khó để nhận dạng khi nó đang diễn ra.
Tôi đã có một vài thủ thuật để xác định khả năng xảy ra Dead Cat Bounce để tránh và chia sẻ với các bạn.
Không phải lúc nào các bí quyết được chia sẻ phía trên cũng đúng. Nó có thể sai khi chú mèo được phục sinh và vô tình báo vào CÂY CAU nào đó để tiếp tục trèo lên.
Nếu dự định giao dịch với hiện tượng Dead Cat Bounce, đừng bao giờ quên Stop Loss nhé. Vì nếu tỷ giá sụt giảm mạnh, thì cũng có thể phục hồi rất nhanh!
Chúc các bạn giao dịch thành công!
10 bình luận
mấy cú nhảy như thế này sợ lắm :). Mấy bố cứ ham bắt đáy nhảy vào buy lên thì nó rớt xuống cho sấp mặt.
Hay… thị trường hoá ra cần nhiều kiến thức hơn mình tưởng.
Dead cat bounce này sẽ chủ yếu xuất hiện ở thị trường chứng khoán hả cụ.
Nó xuất hiện ở mọi thị trường. Không nhất thiết là ở Stock Market nhé!
Em thấy nó cũng na ná phương pháp GD = Fibo á.trong xu hướng tăng or giảm cứ tìm điểm HL LL rồi kẻ fibo tìm điểm hồi rồi đánh theo xu hướng tiếp diễn.
Đúng rồi đó bác. Khác cái là nó thường xuất hiện sau 1 cú sụt giảm mạn. Còn Fibo thì mạnh yếu không quan trọng. Fibo là choảng. Nhớ GIẢM MẠNH trong nhận dạng là được!
cám ơn Tô
Nãy vừa định hỏi dead cat bounce là có bài mới liền
Nhanh lắm, cái nào thiếu là phải bổ sung ngay để anh em Update thêm!
Ôi hay quá, lần đầu tiên biết được hiện tượng Dead Cat Bounce này, tks cụ Tô nhé!
Nếu liên hệ theo hiện tượng này thì cặp UCAD sao giống quá k biết có phải k nè.
USDCAD cẩn thận Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược nhé bác!