Trái phiếu (Bond): Cách định giá trái phiếu

Phần tiếp theo về chủ đề Trái phiếu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách Định giá trái phiếu. Để tiếp tục đọc các nội dung trong bài viết này, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về Trái phiếu trong bài viết Trái phiếu là gì trước.

Các bạn lưu ý rằng nội dung về Trái phiếu cũng là một phần nếu bạn muốn tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) Level 1.

Với các bạn đã được học các chuyên ngành kinh tế với các môn cơ bản như Tài chính doanh nghiệp, Quản trị tài chính… thì các khái niệm phía dưới sẽ đơn giản hơn. Đặc biệt các bạn học chuyên ngành Tài chính, Kế toán sẽ dễ hiểu nhất.

Các bạn không theo chuyên ngành nói trên nên tìm đọc giáo trình Tài chính doanh nghiệp, phần về Giá trị tiền tệ theo thời gian (Dòng tiền).

Về mặt lý thuyết, giá trị của Trái phiếu bằng với giá trị hiện tại (present value) của dòng tiền được kỳ vọng trong tương lai (expected future cash flow). Quá trình định giá trái phiếu bao gồm 3 bước sau đây:

  1. Ước tính dòng tiền kỳ vọng trong tương lai
  2. Xác định tỷ suất hợp lý nên được sử dụng để chiết khấu dòng tiền
  3. Tính toán giá trị hiện tại của dòng tiền kỳ vọng trong tương lai ở bước (1) sử dụng tỷ suất chiết khấu ở bước (2)

Chúng ta tiếp tục xem xét Trái phiếu được nhắc đến trong bài viết trước:

  • Mệnh giá (face value): $1,000
  • Trái tức (coupon rate): 12%
  • Thời gian đáo hạn (time to maturity): 5 năm.

[toc]

1. Xác định dòng tiền kỳ vọng trong tương lai

Chúng ta vẽ được timeline của dòng tiền như sau:

Minh họa về Trái phiếu
Minh họa về Trái phiếu

Đây chính là dòng tiền hy vọng trong tương lai. Lưu ý rằng ở thời điểm 0 (hiện tại), trái chủ đã trả $1,000 rồi nên nó không được tính là dòng tiền trong tương lai.

2. Xác định tỷ suất chiết khấu hợp lý

Mức tỷ suất tối thiểu mà một nhà đầu tư chấp nhận là mức lãi suất của một Trái phiếu phi rủi ro (risk-free bond). Ví dụ với một nhà đầu tư ở Mỹ thì đó là trái phiếu kho bạc của Mỹ. Trái phiếu kho bạc là công cụ chứng khoán thường được sử dụng vì có tính thanh khoản cao và phản ánh được mức lãi suất gần nhất.

Với những trái phiếu khác như trái phiếu doanh nghiệp, mức lãi suất yêu cầu sẽ bằng lãi suất của trái phiếu kho bạc (hoặc trái phiếu chính phủ) cộng thêm với một phần bù (premium) vì những rủi ro bổ sung đi kèm với trái phiếu khác đó, ví dụ như rủi ro vỡ nợ hay rủi ro thanh khoản.

Giả sử trong tình huống này, tỷ suất chiết khấu là 5%.

3. Tính toán giá trị trái phiếu

Sau khi đã xác định được dòng tiền kỳ vọng và tỷ suất chiết khấu, ta tiến hành tính toán như sau:

Dòng tiền nhận được mỗi năm:

Định giá Trái phiếu (Bond)
Định giá Trái phiếu (Bond)

Như vậy giá trị của Trái phiếu này là $1303.05

4. Giá trị trái phiếu thay đổi như thế nào khi tỷ suất chiết khấu thay đổi?

Khi lãi suất thay đổi, tỷ suất chiết khấu được sử dụng cũng sẽ thay đổi. Giả sử tỷ suất chiết khấu trong ví dụ trên được thay đổi thành 14%. Chúng ta hãy xem xét ảnh hưởng của nó lên giá trị trái phiếu:

Giá trị trái phiếu thay đổi như thế nào khi tỷ suất chiết khấu thay đổi?
Giá trị trái phiếu thay đổi như thế nào khi tỷ suất chiết khấu thay đổi?

Giá trị mới của trái phiếu (ứng với mức tỷ suất chiết khấu 14%) là $931.34

Như vậy, khi tỷ suất chiết khấu tăng lên, giá trị của trái phiếu sẽ giảm đi. Ngược lại, khi tỷ suất chiết khấu giảm đi, giá trị trái phiếu sẽ tăng lên. Chúng ta có kết luận:

  • Nếu tỷ suất chiết khấu < trái tức, trái phiếu có giá trị lớn hơn mệnh giá, và gọi là trái phiếu thưởng (premium bond)
  • Nếu tỷ suất chiết khấu > trái tức, trái phiếu có giá trị nhỏ hơn mệnh giá, và gọi là trái phiếu chiết khấu (discount bond)
  • Nếu tỷ suất chiết khấu = trái tức, trái phiếu có giá trị bằng mệnh giá, và gọi là trái phiếu ngang giá (par bond)

5. Giá trị trái phiếu thay đổi như thế nào gần đến thời điểm đáo hạn?

Khi một trái phiếu gần đáo hạn, giá trị của nó sẽ dịch chuyển gần về mệnh giá. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

Nếu là trái phiếu thưởng, giá trị trái phiếu sẽ giảm dần qua thời gian đến mệnh giá.

Nếu là trái phiếu chiết khấu, giá trị trái phiếu sẽ tăng dần qua thời gian đến mệnh giá.

Nếu là trái phiếu ngang giá, giá trị trái phiếu sẽ không thay đổi qua thời gian.

Để minh họa cho phần này, chúng ta xem xét trái phiếu ban đầu với tỷ suất chiết khấu 5%, và tính toán giá trị của nó sau khi một năm trôi qua.

Giá trái phiếu khi tới thời gian đáo hạn
Giá trái phiếu khi tới thời gian đáo hạn

Vậy sau 1 năm, giá trị của trái phiếu này đã giảm từ $1303.06 về $1248.22 vè sẽ tiếp tục giảm về mệnh giá khi đến thời gian đáo hạn.

Các bạn cần lưu ý và nhớ kỹ các thông tin này. Để đi chuyên sâu vào thị trường tài chính, tiền tệ và đặc biệt dành cho các nhà giao dịch ngoại hối,  chúng ta sẽ còn bắt gặp rất nhiều các thông tin liên quan đến Trái phiếu khi tham khảo các nội dung từ các Website chuyên biệt về tài chính và kinh tế trong tương lai.

Hẹn gặp lại các bạn trong phần ba của chuyên đề về Trái phiếu: Lợi suất trái phiếu tác động thế nào lên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (32 bình chọn)

Một bình luận

  1. Cảm ơn anh, bài viết rất hay và hữu ích, nhìn vào ví dụ của anh thì thấy tỉ suất chiết khấu càng cao thì giá trị tương lai của trái phiếu càng thấp, em đọc vẫn chưa hiểu về mục 2 cách xác định tỉ suất chiết khấu hợp lý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới