Giá Vàng – XAU/USD khởi đầu tuần 03/2020 chứng kiến sự sụt giảm khi các yếu tố rủi ro, căng thẳng bắt đầu giảm bớt.
Căng thẳng tại Trung Đông giữa Mỹ và Iran có dấu hiệu hạ nhiệt.
Chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục lập các mức kỷ lục mới khi Chỉ số Dow Jones Industrial chạm mức lịch sử 29.000 điểm.
Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn giữ được các mức độ tăng trưởng tốt với thị trường lao động khỏe mạnh.
Tiếp tục với các bài viết phân tích và Dự báo về Giá Vàng – XAU/USD ngày 14/01/2020 đến 17/01/2020 (Tuần 03/2020) chúng ta se xem xét các yếu tố cơ bản, cung cầu thị trường Vàng và các yếu tố kỹ thuật chi tiết:
- Phân tích Rủi ro và Cung – Cầu Vàng thế giới tuần 03/2020
- Phân tích kỹ thuật Giá Vàng – XAU/USD Chart D1
- Phân tích kỹ thuật Giá Vàng – XAU/USD Chart H1
- Chiến lược giao dịch Vàng – XAU/USD từ 14/01/2020 đến 17/01/2020
1. Phân tích Rủi ro và Cung – Cầu Vàng thế giới tuần 03/2020
1.1. Xung đột Mỹ – Iran tại Trung Đông
Căng thẳng và xung đột giữa Mỹ – Iran tại khu vực Trung đông bất ngờ chuyển sang một bước ngoặt ngoạn mục với lợi thế dành cho Mỹ và bất lợi chuyển ngược lại cho phía Iran.
Lý do chính dẫn đến bước ngoặt quan trọng này đến từ việc Iran trong cuộc đánh trả vào các đồn trú Mỹ tại Iraq đã vô tình bắn rơi máy bay của Ukraina làm 176 người thiệt mạng.
Từ thế chủ động, Iran đã và đang bị các đồng minh của Mỹ buộc phải đưa ra những lời giải thích về vấn đề nhân đạo và trả lời cho sinh mạng của các hành khách trên chuyến bay.
Như vậy, Rủi ro xung đột quân sự Mỹ – Iran đã chuyển sang yếu tố nhân đạo do Iran bắn rơi máy bay Ukraina.
1.2. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
Theo đúng lịch trình thì ngày mai, giờ Washington Mỹ – Trung sẽ tiến hành ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một đánh dấu một bước chuyển biến tích cực trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Nếu các tin tức hậu thỏa thuận giai đoạn 1 là tích cực thì đó sẽ có khả năng gây áp lực lên giá vàng làm cho Vàng tiếp tục leo dốc.
1.3. Nhu cầu vàng từ các quỹ ETF
Nhu cầu vàng tuần 02/2020 chứng kiến mức sụt giảm từ các quỹ ETF lớn như SPDR và các quỹ từ Bắc Mỹ.
Cụ thể theo khu vực:
- Bắc Mỹ giảm 14.6 tấn
- Châu Âu tăng 7 tấn
- Châu Á tăng 0.2 tấn
- Các khu vực khác tăng 0.2 tấn
Các Quỹ ETF tăng và giảm nhiều nhất:
- SPDR Gold Shares (US) giảm 20.6 tấn tương ứng với mức giảm 2.3%
- WisdomTree Physical Gold (UK) giảm 4.7 tấn tương ứng với mức giảm 3.2%
- Xtrackers Physical Gold ETC EUR (Đức) giảm 0.6 tấn tương ứng với mức giảm 0.9%
- iShares Gold Trust (US) tăng 4.8 tấn tương ứng với mức tăng 1.4%
- WisdomTree Physical Swiss Gold (UK) tăng 3.2 tấn tương ứng với mức tăng 5.9%
- Invesco Physical Gold ETC (UK) tăng 3.0 tấn tương ứng với mức tăng 2.0%
Như vậy tổng thể thì nhu cầu Vàng trong tuần 02/2020 có xu hướng giảm trong ngắn hạn khi các quỹ lớn bắt đầu bán ra.
Trong dài hạn, dòng tiền chảy vào Vàng vẫn có xu hướng tăng, Tô sẽ có bài phân tích chi tiết nhu cầu Vàng thế giới dài hạn sau một vài ngày tới.
2. Phân tích kỹ thuật Giá Vàng – XAU/USD Chart D1
Biểu đồ kỹ thuật hằng ngày của Giá vàng thế giới đang cho rất nhiều các Signal báo hiệu khả năng giảm điều chỉnh ngắn hạn, ít nhất là trong tuần 03/2020.
Tín hiệu Price Action:
Xuất hiện Double Shooting Star với Shooting Star thứ hai vô cùng lớn. Thực tế sau khi xuất hiện nến Shooting Star lớn thì dường như Nhu cầu mua vàng có xu hướng yếu đi. Nguồn cung Vàng có dấu hiệu tăng lên và giá vàng liên tục sụt giảm.
Vàng đã sụt giảm khoảng $20/ounce từ $1562/ounce xuống $1541/ounce tương ứng với mức giảm khoảng 200 pips trong hai ngày đầu tuần 03/2020.
Hệ thống EMA: EMA10 đang có dấu hiệu bị Breakout nếu nến D1 ngày 14/01/2020 có thể Breakout được EMA10 thì EMA20 tại $1526.76/ounce sẽ đón chờ Vàng.
RSI: Giá trị hiện tại đang là khoảng 60. Như vậy kể từ mức đỉnh lịch sử 85, RSI đã có một bước trượt dài. Chỉ báo RSI(14) đang cho tín hiệu Short hợp lện khi xuất hiện phân kỳ hẹp.
Nên đọc lại: Phương pháp ứng dụng và giao dịch với RSI chuẩn.
Stochastic mặc dù không có phân kỳ những cũng đã xuất hiện tín hiệu Short tương đối sớm. Stochastic(14,3,3) đang tiếp tục sụt giảm và chưa có dấu hiệu tạo đáy cho thấy trong ngắn hạn có khả năng Giá Vàng vẫn còn tiếp tục sụt giảm.
3. Phân tích kỹ thuật Giá Vàng – XAU/USD Chart H1
Biểu đồ kỹ thuật giá vàng trên Timeframe 1 giờ về xu hướng cho thấy sự điều chỉnh khá rõ ràng.
Ở vùng giá hiện tại, Giá Vàng – XAU/USD đang hình thành dấu hiệu của Mô hình Bullish Falling Wedge. Mức đáy cuối cùng của Wedge có khả năng là vùng giá tâm lý hiện tại là Hỗ trợ rất tốt tại $1500/ounce.
EMA100 trên H1 đã bị Breakout hoàn toàn, rất có khả năng sẽ có một cú Retest trước khi giá Vàng có thể tiếp tục sụt giảm.
RSI và Stochastic cho thấy dấu hiệu đặc trưng của một xu hướng giảm: Liên tục tạo đáy, hiếm khi tạo đỉnh.
Có một điều khá khó chịu đó là nếu như cả RSI và Stochastic đều phục hồi thì ít nhất Vàng sẽ phải phục hồi về 1556 – 1559.
4. Chiến lược giao dịch Vàng – XAU/USD từ 14/01/2020 đến 17/01/2020
Với những nhận định trên, trong hai tuần cuối cùng của tháng 01/2020 có khả năng Tô sẽ liên tục tìm kiếm điểm giao dịch cho tới khi tỷ giá sụt giảm về $1500/ounce mới dừng lại.
Chiến lược giao dịch với Gold trong tuần 03/2020 của Tô:
[ihc-hide-content ihc_mb_type=”show” ihc_mb_who=”2,3″ ihc_mb_template=”1″ ][/ihc-hide-content]Lưu ý:
Chúng ta nên theo dõi kỹ tình hình rủi ro xung đột quân sự toàn cầu và các Headline xuất hiện ngay sau thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết.
Các lệnh giao dịch ngay khi có mức lợi nhuận khoảng 100pip thì nên tiến hành dời Stop Loss về Entry để tránh thua ngược rất lãng phí và… lãng nhách.
Các bạn có thể tham khảo thêm: Chiến lược quản lý lệnh Forex và cách Trailing Stop để lệnh Win sẽ không bao giờ còn Loss ngược.
Chúc các bạn giao dịch thành công!