Phân tích thị trường Forex tuần 32 năm 2019 (05 – 09/08/2019)

Thị trường Forex tuần 32 năm 2019 (05 – 09/08/2019) có thể sẽ tiếp tục là một tuần biến động dựa trên những chính sách từ các Central Banks và sẽ tập trung vào các yếu tố chiến tranh thương mại, rủi ro chính trị nhiều hơn là dữ liệu kinh tế.

Trong bài phân tích này, Tô sẽ tổng hợp những thông tin tức quan trọng nhất có thể ảnh hưởng tới thị trường Forex và kèm theo đó là những thông tin độc quyền từ các nhà kinh tế hàng đầu.

USD Fundamental Analysis

Tuần 32/2019 thêm một tuần mà các Central Banks dồn dập công bố các chính sách lãi suất. Tuần này RBA và RBNZ đều công bố chính sách lãi suất và hướng dẫn dài hạn cho 6 tháng cuối năm 2019 với AUD và NZD.

Forex Fundamental Analysis Week 32/2019
Forex Fundamental Analysis Week 32/2019

ISM Non-Manufacturing PMI, 21:00 Thứ hai – 05/08/2019

Dữ liệu ISM Non-Manufacturung PMI của Hoa Kỳ sẽ được phát hành vào 21:00 dự kiến sẽ tăng nhẹ cùng chiều với các dữ liệu kinh tế gần đây của Hoa Kỳ. Vấn đề đặt ra là giới đầu cơ tiếp tục đặt cược FED sẽ cắt giảm thêm 25 điểm cơ bản lãi USD vào tháng 09 tới. Những tín hiệu gần đây thì cho thấy tín hiệu ngược lại  khi FED không nghĩ thế.

Điều làm nhà đầu cơ đặt cược cao như vậy dường như họ đang đặt cược vào Trump, không phải vào  FED khi Trump đã làm một cú trời giáng cho USD.

RBA Rate Statement, 11:30 Thứ Ba – 06/08/2019

RBA gần đây đã cắt giảm lãi AUD làm cho AUD không thể phục hồi được. Hiện tại lãi  AUD đang ở mức 1.00% là mức rất thấp với dữ liệu kinh tế gần đây, có thể RBA sẽ hold lãi nhưng sẽ có những hướng  dẫn có thiên hướng Dovish làm AUD tiếp tục suy yếu hơn nữa. Áp lực từ chiến tranh thương mại đang phủ bóng quá lớn lên AUD và AUD gần như không thể phục hồi.

RBNZ Rate Statement, 9:00, Thứ tư – 07/08/2019

NZD là một quốc gia có nền kinh tế gần tương tự như AUD khi xuất khẩu của cả Úc và New Zealand đều có chủ lực tập trung vào thị trường Trung Quốc. Chính vì vậy, NZD cũng chịu vạ lây khi chiến tranh thương mại căng thẳng.

Dữ liệu kinh tế gần đây của New Zealand không thực sự tốt. Có khả năng RBNZ sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản lãi suất NZD.

Nhận xét chung về chính sách lãi suất toàn cầu

FED cắt giảm lãi đồng USD tưởng chừng sẽ chỉ ảnh hưởng tới USD nhưng thực tế trong bối cảnh hiện tại, có thể đây sẽ là một hiệu ứng Domino làm cho Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu thực hiện theo để có thể cạnh tranh tốt hơn. Chính vì vậy, trong thời gian này gần như không có bất kỳ Central Banks nào có ý định tăng lãi suất.

Trong tuần 31, chúng ta đã thấy BOE hold lãi GBP, BOJ tương tự với JPY và PBOC thì đưa ra khả năng cắt giảm lãi suất nhân dân tệ.

Tại Việt Nam, Ngân hàng trung ương cũng đã điều chỉnh lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và đón làn sóng các công ty, xí nghiệp chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam.

Hiệu ứng chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ sớm lan ra toàn cầu. Điều đáng lo ngại là ở Việt Nam ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất nhưng lãi suất huy động VND vẫn tiếp tục tăng. Điều này có nghĩa là phần lời của các Bank sẽ bị co lại.

Lý giải cho điều này, theo cá nhân Tô một phần là do chính sách khác của Ngân hàng Trung Ương khi tăng tỷ lệ Dự trự bắt buộc với  các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng tư nhân.

Khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì có nghĩa là với phần huy động vốn ngân hàng sẽ được phép sử dụng tiền huy động ít đi. Nhưng do trước đó đã  sử dụng quá nhiều nguồn vốn  đó nên khi tăng dự trự bắt buộc dẫn đến thâm hụt và phải Huy động lãi suất cao để bổ  xung, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Như vậy việc huy động vốn mạnh với lãi suất cao không phải thiếu vốn  do cho  vay đầu tư mà là thiếu vốn vì xài quá tỷ lệ dự trữ.

Chiến tranh thương mại tuần 32/2019

Chiến tranh thương mại tuần 32/2019 tiếp tục căng thẳng, thậm chí còn bị đẩy lên cao hơn nữa. Cuối tuần vừa qua,  Trump tiếp tục sử dụng Tweeter như một công cụ truyền đi thông điệp sẽ đánh thuế 10% tới 300 tỷ hàng hóa Trung Quốc nhập vào Hoa Kỳ.

Điều này làm đồng USD và phố Wall gần như sụp đổ. Lý do mà Trump đưa ra là vì phía Trung Quốc đã bội ước khi không thu mua nông sản của nông dân Hoa Kỳ.

Việc này sẽ dẫn đến 2 hệ quả:

  • Hệ quả 1: Phản ứng từ phía Trung Quốc, chúng ta vẫn chưa biết rõ sẽ diễn ra thế nào. Trung Quốc sẽ đáp trả hay nhượng bộ bằng cách thu mua nông sản của Hoa Kỳ?
  • Hệ quả 2: Giá dầu sụt giảm nghiêm trọng vì rõ ràng khi thuế quan quá cao, Hàng hóa  trở nên đắt đỏ dẫn đến lượng tiêu thụ sụt giảm và sản xuất đình trệ. Ngay sau Tweet của Trump, Giá dầu đã sụt giảm hơn $3/thùng.

US Dollar Index Technical Analysis

US Dollar Index Week 32/2019
US Dollar Index Week 32/2019

US Dollar Index sau khi tạo đỉnh mới đã liên tục sụt giảm. Cá nhân tô kỳ vọng USD sẽ sụt giảm khi chạm 98.33 nhưng dường như USD đã làm một cú Fakeout rồi… quang tèo. Hiện tại USD Index đang hướng về 97.68 và kiểm tra vùng hỗ trợ này. Hiện tại đây là Hỗ trợ khá tốt. Nếu phá vùng này thì chúng ta sẽ có Three Black Crows – Ba con quạ đen và có khả năng USD sẽ đi về nơi nào đó xa lắm luôn.

GBP – Brexit

GBP/USD có thể hit 34 years Low
GBP/USD có thể hit 34 years Low

Brexit thật nhức nhối khi đẩy Sterling sụt quá sâu mà vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Ở phía trên, Tô cung cấp  cho các bạn các mức kỳ vọng về các khả năng Brexit của các nhà kinh tế cụ thể như sau:

  • 30% thực hiện Brexit No Deal, GBP sẽ sụt về 1.1000
  • 15% sẽ có Deal và thực hiện Brexit vào 31/10/2019, Sterling phục hồi về  1.3300
  • 30% Brexit tiếp tục bị delay và Sterling sẽ có thể phục hồi về 1.2600
  • 30% sẽ diễn ra tổng tuyển cử và Sterling sẽ sụt giảm về 1.1900

Lưu ý: Thủ lĩnh đảng đối lập –  ông Corbyn nói rằng ông đã sẵn sàng cho một cuộc tổng tuyển cử.

Như vậy, chúng ta sẽ phải tiếp tục tìm cơ hội mà… bán GBP.

XAU/USD – Gold: Broadening Wedge

XAU/USD biến động trong Ascending Channel và một mô hình kinh điển khác là Broadening Wedge.

XAU/USD - Gold Broadening Wedge
XAU/USD – Gold Broadening Wedge

Giới đầu tư cho rằng trong ngắn hạn Buy Gold sẽ không phù hợp nhưng nếu đầu tư từ 2-3 năm thì Buy Gold là hợp lý. Trong nước, các chuyên gia nhận định  Gold có thể sẽ chạm 1600-1650 trong vòng 2-3 năm nữa. Tuy nhiên với Chart kỹ thuật này, chúng ta sẽ phải chú ý tới tín hiệu Overbought của Stochastic và một số thông tin nguy hiểm sau đây:

  • Chiến tranh thương mại tiếp tục căng thẳng.
  • Nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
  • Biểu tình rất lớn ở Nga, lớn chưa từng có trong lịch sử vào ngày 27/07/2019.

Các bạn lưu ý rằng nếu Nga tiếp tục diễn biến phức tạp thì có khả năng cao Ngân hàng Trung Ương Nga – CBR sẽ buy Vàng số lượng lớn để tích trữ dự phòng và điều đó sẽ đẩy cầu Gold lên rất cao.

Ngoài ra, Nga và Trung đã có thỏa thuận chung là giảm sự phụ thuộc vào đồng USD sử dụng đồng Rup và Nhân dân tệ nhiều hơn. Giao thương giữa hai quốc gia này cũng sẽ chuyển dần sang sử dụng Nhân dân tệ và Rup. Nếu chính sách này mở rộng thì khả năng cao khi chỉ có thể sử dụng hạn chế USD, các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang Vàng.

Trên đây là toàn bộ nhận định của Tô cho tuần 32.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

4.6/5 - (28 bình chọn)

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới