Giao dịch Forex Vốn $1000 tưởng to nhưng lại nhỏ vô cùng. Vì đa phần người mới thì sẽ khó để bảo toàn được số vốn này trong khoảng 3 tháng giao dịch đầu tiên.
Vậy làm sao để có thể bảo toàn được số vốn ít ỏi $1000 trước khi có lợi nhuận?
Đây là một bài toán khó vì muốn giải quyết được bài toán này không phải đơn thuần chỉ dựa trên tính toán mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý và cách quản trị vốn.
Bài viết này, Tôi và bạn sẽ đi tìm từ gốc đến ngọn những vấn đề quan trọng để bạn có thể giao dịch Forex vốn $1000 mà mãi không cháy được tài khoản đến bực cả mình.
Tâm Lý Học Đằng Sau Những Con Số
Vấn đề của các nhà giao dịch mới đó là khi thua lỗ, họ sẽ chưa thể tỉnh ngộ ngay. Tôi có trò chuyện với khá nhiều người khi họ thua lỗ và tìm đến sự tư vấn của Tôi.
Trước khi viết bài viết này, Tôi cũng đã thực hiện một khảo sát nhỏ với sự tham gia của 46 Traders tính tới thời điểm hiện tại.
Câu hỏi của Tôi đặt ra là: Khi thua lỗ, bạn có viết lại con số thua lỗ bằng USD và quy ra thành VNĐ không?
Câu trả lời tới 67.4% là: Không!
Câu hỏi tiếp theo đó là: Sau khi cháy tài khoản lần đầu tiên, trong vòng 1 tháng đầu tiên bạn có tiếp tục nạp tiền giao dịch không?
Câu trả lời lần này tỷ lệ tăng lên bất ngờ với 76.1% là: CÓ.
Bây giờ, bạn hãy nhìn hình ảnh dưới đây nhé:
Số tiền và cách sử dụng mang lại cảm giác rất khác nhau là một thủ thuật tâm lý mà rất nhiều các tờ báo mạng gần đây sử dụng.
Còn trong giao dịch Forex, cảm giác thua lỗ $15 – $20 nó khác nhau hoàn toàn với cảm giác thua lỗ 400.000 – 500.000VNĐ. Để mô tả về sự chênh lệch của nỗi đau này, giờ bạn có thể xem:
Khảo sát của tôi ở phía trên mô tả rất rõ số người không chịu viết ra thua lỗ và quy đổi từ USD sang VNĐ rất sợ phải làm việc này. Họ tìm cách lảng tránh nó.
Trong một khảo sát trước đó với câu hỏi: Bạn đã từng bị cháy tài khoản chưa thì đây là câu trả lời:
69.96% Trader trả lời rằng họ đã từng cháy tài khoản. Số còn lại cũng cháy tài khoản, nhưng họ chọn màu xanh!
Để giải quyết vấn đề này, việc đơn giản nhất bạn có thể làm là hãy bắt đầu viết ra các con số và theo dõi lợi nhuận – thua lỗ bằng VNĐ, đừng theo dõi bằng USD.
Tôi tặng bạn một File theo dõi giao dịch nho nhỏ như này:
Rất đơn giản, sau mỗi giao dịch bạn chỉ cần nhập vào các số liệu và tự sướng nếu có lời, tự khổ nếu thua lỗ để rèn luyện cảm xúc và biết đau trước mỗi thua lỗ.
Tải về File Theo dõi Giao Dịch Forex Excel: https://trieu.to/file-theo-doi-giao-dich-excel
Xây Dựng Chiến Lược Giao Dịch
Để xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả trước tiên bạn sẽ phải xác định xem bạn thuộc nhóm nào?
Dành toàn bộ thời gian để giao dịch?
Hay
Chỉ giao dịch để kiếm thêm?
Nếu bạn thuộc nhóm thứ hai thì bạn sẽ phải thực hiện các giao dịch theo kiểu Swing Trading và giữ lệnh dài hơn.
Lộ trình cho nhóm có ít thời gian để xây dựng chiến lược giao dịch cụ thể:
Bước 1: Xác định các công cụ bạn giỏi nhất
Đây là bước quan trọng vì bạn sẽ cần biết hệ thống nào mà bạn khoái nhất, mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận nhất?
Ví dụ, Tôi thuộc trường phái Price Action, Tôi sẽ chỉ giao dịch với các mô hình giá, môi hình nến mà tôi có thể nhận biết được.
Nếu ai đó hỏi tôi về các tín hiệu như MACD, Sóng Elliott, Tôi hoàn toàn có thể trả lời rằng Tôi không biết, vì quả thực là Tôi không biết.
Là người mới, Tôi gợi ý bạn nên theo đuổi:
- Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận trong xu hướng giảm
- Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược trong xu hướng tăng
- Mô hình Double Tops trong xu hướng giảm
- Mô hình Double Bottoms trong xu hướng tăng
- Mô hình Bearish Harmonic Cypher trong xu hướng giảm
- Mô hình Bullish Harmonic Cypher trong xu hướng tăng
Bước 2: Kết hợp các Mô hình với một số chỉ báo để xác nhận tín hiệu
Nghĩa là các mô hình có thể có khả năng chưa chính xác nếu không hội tụ đủ điều kiện.
Ví dụ:
Để xác định Double Bottom trong xu hướng tăng có khả năng chính xác cao, Tôi kết hợp Mô hình với chỉ báo Stochastic
Nếu có thêm phân kỳ thì xác nhận khả năng xác suất cao hơn rất nhiều.
Nếu bạn lo ngại rằng Stochastic quá nhanh và có thể tạo tín hiệu giả, thì bạn có thể kết hợp thêm Stochastic với chỉ báo Sức mạnh tương đối – RSI.
Nếu cả Stochastic và RSI đều cho tín hiệu phân kỳ tạo đáy, thì khả năng chính xác rất cao.
Mời bạn xem hình ảnh mô tả ở lần tạo đáy giả mạo thứ nhất, RSI và Stochastic chưa đồng nhất báo đáy:
Ở lần thứ hai, thì tại đáy thứ nhất và đáy thứ hai cả RSI và Stochastic đều đồng nhất cho thấy tín hiệu Oversold và báo hiệu phân kỳ:
Ở đáy thứ hai, Thị trường đã lên luôn và tới giờ vẫn chưa trở lại.
Lưu ý: Xu hướng trước đó là xu hướng tăng và tín hiệu tạo đáy tại nhịp điều chỉnh của xu hướng tăng.
Bước 3: Xác định thời điểm phân tích thị trường
Như bạn thấy, Tôi thường đưa ra các phân tích thị trường vào cuối tuần để chuẩn bị cho một tuần giao dịch mới sau đó setup và chờ đợi.
Việc này giúp bạn hình thành thói quen và tạo ra một vòng lặp khép kín cho các phân tích.
Hãy chọn một ngày cụ thể để phân tích và dự báo tổng quan để đưa ra góc nhìn cho ít nhất một tuần hoặc một tháng và theo dõi xem liệu phân tích của bạn có đúng hay không.
Nếu đúng, hãy bám vào đó để phân tích, nếu sai, hãy đứng ngoài!
Bước 4: Chọn cặp tiền
Vì bạn không có quá nhiều thời gian để theo dõi thị trường, nên tốt nhất là chọn những cặp tiền có thanh khoản cao để giao dịch như EURUSD, GBPUSD, XAUUSD.
Và nên nhớ rằng đừng bao giờ đi khỏi các cặp tiền đó. Bởi khi bạn chuyển qua một cặp tiền khác là bạn đã thay đổi đi rất nhiều tỷ lệ rồi.
Tôi đã theo dõi và nhận thấy rằng trên mỗi cặp tiền khác nhau, thì tỷ lệ chính xác của các mô hình mang lại cũng là khác nhau.
Bước 5: Quan sát đa khung thời gian
Vì bạn giao dịch với số lượng rất ít các mô hình và rất ít các cặp tiền nên Tôi khuyên bạn nên quan sát đa khung thời gian.
Có thể từ M30, H1, H4, D1 và xem liệu có mô hình nào xuất hiện ở các khung thời gian đó hay không? Nếu có thì tiến hành thiết lập các giao dịch.
Ví dụ:
Phía bên trái là Timeframe D1 không hề thấy xuất hiện mô hình
Nhưng khi chuyển sang Timeframe H4 phía bên phải thì Mô hình Vai – Đầu – Vai xuất hiện.
Quản Trị Vốn
Mục đích chính của bài viết là Giao dịch Forex Vốn $1000 không thể cháy tài khoản. Chính vì vậy, quản trị vốn là vô cùng quan trọng.
Để cháy tài khoản rất dễ, nhưng cũng rất khó.
Dễ nếu bạn không có phương pháp quản trị vốn. Chỉ 1 lệnh, bạn sẽ cháy rụi tài khoản.
Khó nếu bạn quản trị vốn nghiêm chỉnh thì sau 6 tháng – 1 năm việc cháy tài khoản là vô cùng khó khăn.
Vấn đề của hầu hết mọi người là Không thể chịu đựng được thua lỗ cho tới khi có lợi nhuận.
Và một lần nữa, Tôi nhắc lại bạn mục đích chính của chúng ta là Bảo toàn vốn, không để cháy tài khoản. Mục đích chưa phải là tìm kiếm lợi nhuận.
Mời bạn xem xét bảng tính số lệnh thua lỗ dựa trên tỷ lệ rủi ro cho tới khi cháy luôn tài khoản. Xác suất là bạn số nhọ, khớp lệnh là thua cho tới khi tài khoản không còn gì:
Nếu bạn nằm trong top chấp nhận Risk/lệnh từ 25% – 100% thì nói luôn: BẠN LÀ DÂN CỜ BẠC.
Nếu bạn chấp nhận Risk 10%/lệnh thì cũng không khác nhiều lắm vì trên thị trường Forex, thua lỗ 10 lệnh liên tiếp là chuyện hết sức bình thường.
2 lựa chọn trên mà bạn chọn thì không nên đọc tiếp nữa! Tới đây thôi và xin lỗi vì làm mất 6.9 phút cuộc đời bạn.
Nếu bạn chỉ chấp nhận rủi ro từ 1% – 3% mỗi lệnh thì chúng ta mới có cái để bàn tiếp được.
Bạn có thể nhìn thấy ngay rằng với việc chấp nhận mất chỉ từ 1% – 3% vốn ban đầu và đều tay thì sau tối thiểu là 33 lệnh, tối đa 100 lệnh thua lỗ liên tục thì bạn mới cháy luôn tài khoản.
Nhìn vào con số này, bạn đã thấy KHÓ CHÁY TÀI KHOẢN chưa?
Lưu ý: Tôi tính toán số tiền này dựa trên số vốn deposit ban đầu, không dựa theo phương pháp lãi suất kép nhé.
Bây giờ, Tôi sẽ đưa ra một vài câu hỏi và đưa ra các câu trả lời để bạn hiểu:
Câu hỏi 1: Tại sao Tôi lại chọn Ba loại mô hình giá phía trên để chia sẻ với bạn?
Câu trả lời: Vì đó là các mô hình có xác suất đúng từ 60% – 70% là một tỷ lệ tuyệt vời. Giao dịch Forex là đi tìm những xác suất đúng cao nhất, có lợi nhất cho chiến lược giao dịch. Không phải đi tìm xác suất đúng 100%.
Câu hỏi 2: Các mô hình trên có đảm bảo tỷ lệ Risk:Reward ít nhất là 1:1 hay không?
Câu trả lời 2: Có tỷ lệ 1:1 là quá ít, các mô hình trên thường có tỷ lệ 1:2 hoặc thậm chí 1:10 nếu giao dịch theo đúng các quy tắc.
Câu hỏi 3: Với số tiền rủi ro phía trên, Tôi có thể giao dịch với khối lượng tối thiểu, tối đa là bao nhiều và chịu được tối đa bao nhiêu pips loss mỗi lệnh?
Câu trả lời 3: Tôi sẽ lấy 3 mức Pip Loss mà Tôi thường lựa chọn để cho bạn xem ví dụ
Còn đây là bảng tính số Pips Loss dựa trên số tiền rủi ro và khối lượng giao dịch:
Hai bảng trên giúp bạn nhẩm nhanh ngay được Khối lượng hoặc số Pips với từng mức khối lượng tương ứng.
Tôi lấy hai ví dụ đối lập:
Với khối lượng 0.01 Lot thì Tôi sẽ chịu được tối thiểu 100 pips và tối đa là 300 pips. Một khoảng cách rất dài. Với cặp GBPAUD thì chịu tối đa được 416.7 pips nghĩa là gồng lỗ được cả 1 xu hướng rồi đấy. Với EURUSD, thì ít nhất phải
Với khối lượng 0.1 Lot (Tăng khối lượng lên gấp 10 lần) thì lúc này Tôi chịu tối thiểu được 10 pips và Tối đa được 30 pips.
Dưới đây, Tôi tính một cách tương đối thời gian bạn có thể trụ được trên thị trường với hai mức khối lượng 0.01 và 0.1:
Với mức rủi ro $10 mà đánh 0.1 với Gold bạn chỉ chịu được khoảng 10 pips loss và trong trường hợp may mắn thì bạn trụ được khoảng 0.7 giờ = 0.7*60 = 42 phút. Thực tế là với mức biến động mạnh hiện tại của Giá Vàng, bạn sẽ chỉ chịu được khoảng 30 giây mà thôi.
Bảng phía trên cho thấy mức độ rủi ro mà bạn có thể chịu đựng cũng như khoảng thời gian ở trên thị trường đối lập nhau rất mạnh giữa 2 mức khối lượng 0.01 và 0.1. Giờ nếu thay bằng 1.00 Lot thì bạn hiểu rồi chứ.
Với người mới, Tôi khuyên bạn Maximum chỉ nên giao dịch và chịu đựng rủi ro khoảng 1.0% – 1.5% mỗi lệnh mà thôi.
Bạn sẽ có ít nhất 67 lệnh và nhiều nhất là 100 lệnh liên tục để trải nghiệm thị trường.
Giả sử bạn chấp nhận tỷ lệ Risk:Reward là 1:1 (Mất 1, được 1) và giao dịch đều đặn. Chỉ cần bạn có 1 lệnh win, thì số lệnh tối đa bạn có thể giao dịch giờ là 101 lệnh. Có 10 lệnh Win thì bạn sẽ có 110 lệnh.
Câu hỏi 4: Mất bao lâu để có thể giao dịch đủ 100 lệnh?
Câu trả lời 4: Theo quá trình theo dõi của Tôi thì một tháng Tôi thực hiện được khoảng 3-5 giao dịch Swing trên khoảng 4 cặp tiền.
Dưới đây là bảng tính số tháng bạn có thể tồn tại được trên thị trường với điều kiện: BẠN THUA LỖ LIÊN TỤC KHÔNG CÓ LỆNH WIN NÀO
Bạn thấy đấy, với rủi ro 3% và mỗi tháng thực hiện 7 giao dịch – mỗi tuần 1 giao dịch thì bạn sẽ tồn tại được ít nhất 4.7 tháng.
Với rủi ro 1%, mỗi tháng thực hiện 7 giao dịch, mỗi tuần 1 giao dịch bạn sẽ tồn tại được ít nhất 14.3 tháng.
Nếu kiên nhẫn hơn và giảm tần suất giao dịch xuống mỗi tháng 03 lệnh, thì bạn thậm chí còn tồn tại được tới 33.3 tháng nghĩa là xấp xỉ 3 năm đó.
Nhiêu đó đã đủ trải nghiệm, đã đủ giao dịch nhòe chưa?
Xây Dựng Thói Quen
Trong phần quản lý vốn, Tôi đã dùng các dẫn chứng cụ thể để thuyết phục bạn. Tuy nhiên, để duy trì được tất cả những điều đó bạn sẽ phải là một người thực sự BẢN LĨNH.
Để trở thành người bản lĩnh, bạn cần phải thiết lập những thói quen tốt. Tất cả những gì tôi viết phía trên, bạn có thể đưa vào trong Luật giao dịch của bạn.
Trong cuốn Sức mạnh của thói quen, tác giả đưa ra một hình mẫu tương đối thú vị. Để hình thành thói quen thì cần có ba thứ:
Gợi ý – Hành Động – Phần thưởng
Ví dụ:
Yeah!
Hãy lặp lại toàn bộ quy trình trên trước bất kỳ một giao dịch nào và một năm sau quay lại đây comment để Tôi cùng các bạn bè khác được phép chúc mừng bạn nhé!
Chúc bạn giao dịch thành công!
Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.
36 bình luận
Thực sự nhìn con số tiền $ quy đổi sang VND rất đắng lòng 🙁
luyên được tâm lí kiên nhẫn chờ đợi và không tham là điều phỉa tốn rất nhiều thời gian và cả tiền bạc
Lúc mới tham gia thị trường cũng bị dính 1 lần 300$ vì tội gồng lỗ. Nhờ những bài viết như thế này của bác tô dần dần thấy ổn hơn
Cháy tk cũng vì quản lý vốn ko tốt, thiếu kỷ luật, nữa là lòng tham ko chế ngự! Bài viết rất hay! Căm ơn Tô!
Em mới cháy mất 3k5 vì nghĩ mình ptich đúng. Gồng lời thành gồng lỗ luôn!
Mọi sai lầm đều phải TRẢ GIÁ BẰNG TIỀN – Rất nhiều tiền.
Bị cháy, sau đó dặn lòng k đc đánh như thế nữa, nhưng gd thấy lệnh đỏ đỏ lại quên mất kỷ luật, có cách nào để khắc phục tình trạng này k bác Tô?
Giao dịch như đi đánh trận mà TP là mục tiêu, SL là cái kiêng để toàn mạng. Tiền nhiều hay ít không quan trọng bằng bảo toàn quân số. quân ít mà chiến thuật giỏi cũng có thể thắng trận vẽ vang.
Nói thật thì vốn mình nghèo, nên lấy ít thắng nhiều chứ không thể lấy nhiều thắng ít được. Không ai cố đè thị trường mà sống. Còn chết thì mỗi ngày 🙂
Hi, quản lý vốn tốt thi k sợ nhỉ. Viết thêm bài chiến lược gồng lời nữa đi Tô ơi.
Thiếu đoạn này mất rùi “Với EURUSD, thì ít nhất phải….”
Cám ơn bài viết của bác giúp mình quản lý được tâm lý giao dịch tốt hơn.