Sự kiện kinh tế
Nhật thoát suy thoái kinh tế kỹ thuật
Dữ liệu GDP Quý 4-2023 sửa đổi cuối cùng công bố ngày thứ hai cho thấy mức tăng trưởng nhẹ 0.1% so với kỳ vọng 0.3% và là con số dương. Việc này giúp nền kinh tế Nhật về “Kỹ thuật” ngôn ngữ đã thoát khỏi tình trạng “Suy thoái kỹ thuật” khi số liệu sơ bộ cho thấy GDP có hai quý liên tiếp tăng trưởng âm.
Xem hướng dẫn: 04 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ
Có hai yếu tố khi so sánh dữ liệu cần lưu ý:
- 0.1% là mức tăng trưởng dương so với số liệu sơ bộ.
- 0.1% là mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng 0.3%.
Dữ liệu này khiến các tin đồn về khả năng BOJ có thể thực hiện các biện pháp thay đổi chính sách ngay trong tháng tiếp theo.
BOJ và áp lực từ bỏ chính sách lãi suất âm
BOJ dự kiến tổ chức một cuộc họp thiết lập chính sách kéo dài hai ngày vào ngày 18-19 tháng 3.
Liên đoàn công đoàn lớn nhất Nhật Bản, Rengo, đã yêu cầu tăng lương 5,85% trong năm nay, lần đầu tiên đạt mức 5% sau 30 năm.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản từ lâu đã cho rằng tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ là điều kiện tiên quyết để đẩy lùi hơn một thập kỷ thử nghiệm tiền tệ triệt để.
Tuần trước, Nhật Bản đã chứng kiến mức lương thực tế được điều chỉnh theo lạm phát trong tháng 1 giảm tháng thứ 22 liên tiếp, trong khi chi tiêu hộ gia đình so với cùng kỳ năm trước đánh dấu mức giảm lớn nhất trong 35 tháng.
CPI sẽ khó cung cấp đủ dữ liệu cho FED
Có nhiều yếu tố sẽ tác động tới dữ liệu CPI trong trung hạn như:
- Giá dầu neo cao
- Xung đột Hamas – Israel và các cuộc tấn công của Houthi vào tàu hàng làm gián đoạn tuyến đường vận tải qua Biển Đỏ.
- Nguy cơ mở rộng xung đột khi đã có thiệt hại về nhân mạng sau những đợt tấn công tàu hàng của Houthi.
Số liệu lạm phát được công bố cho thấy cái được gọi là Dữ liệu CPI cơ bản đã vượt qua ước tính trong tháng 02, củng cố thêm lập luận của FED.
Core CPI trong ba tháng vừa qua đã tăng 4.2%, cao nhất kể từ tháng 06-2022.
Yếu tố quan trọng khác là tiền lương được phản ánh trong một báo cáo độc lập hôm thứ ba cho thấy thu nhập thực tế tiếp tục tăng hàng năm, kéo dài chuỗi dài nhiều tháng trong đó tăng trưởng tiền lương đã vượt xa lạm phát.
Dữ liệu thực tế đã phản ánh rõ ràng thế khó của FED trong quyết định cắt giảm lãi suất. Đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ duy trì ở ngưỡng cao trong trung và dài hạn.
Các yếu tố khiến FED chưa thể đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất:
- Nền kinh tế Hoa Kỳ đang bùng nổ dựa trên số liệu GDP (3.2%)
- Lạm phát ở rất xa mục tiêu (3.1% so với 2.0%)
- Việc làm gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp (3.9%)
Biểu đồ phía trên cho thấy 99% nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ giữ nguyên tỷ lệ lãi suất cho kỳ điều hành ngày 20/03/2024. Trước khi số liệu CPI được công bố, tỷ lệ kỳ vọng là 97%. Đây được coi là mức kỳ vọng tuyệt đối cho một kỳ quyết định chính sách lãi suất từ FED.
Biểu đồ thú vị
Một trong những kiểu giao dịch khét tiếng nhất trong lịch sử đang quay trở lại.
Được biết đến với cái tên “short-volatility bets” – Những vụ đặt cược ngắn hạn vào sự biến động của thị trường.
Khối lượng giao dịch quyền chọn cổ phiếu của Hoa Kỳ đã tăng lên mức kỷ lục vào năm ngoái, được thúc đẩy bởi sự bùng nổ trong các giao dịch liên quan đến các hợp đồng có thời hạn 0 ngày cho đến khi hết hạn, được gọi là 0DTE. Điều đó đã mở rộng thị trường biến động, bởi vì mỗi công cụ phái sinh đều đặt cược vào hoạt động giá trong tương lai.
Dữ liệu thống kê cho thấy tài sản trong các sản phẩm tương tự đã tăng gấp 4 lần trong 2 năm lên mức kỷ lục 64 tỷ USD.
Thông tin này là quan trọng vì đây là nhân tố chính dẫn tới cú sụt giảm kinh hoàng của thị trường vào năm 2018 thường được biết tới với cái tên Volmageddon.
Volmageddon
“Volmageddon” là một thuật ngữ được đặt ra để mô tả sự sụt giảm rất nhanh chóng và nghiêm trọng về giá trị của các sản phẩm giao dịch trao đổi có tính biến động ngắn hạn vào đầu tháng 2 năm 2018. Các yếu tố gây ra hiện tượng này là sự kết hợp của:
- Biến động của thị trường
- Việc gia tăng lãi suất
- Sự phổ biến của các giao dịch biến động trong ngắn hạn
Sự hỗn loạn trên thị trường phái sinh đã ảnh hưởng đến các tài sản cơ bản (trong trường hợp này là cổ phiếu) khiến S&P500 giảm 10%.
Giờ đây, Tôi cũng đặt ra câu hỏi là người ta còn bao nhiêu tiền để tiếp tục đánh lên, và vay thêm được bao nhiêu tiền nữa để tiếp tục golong khi lãi suất cao kỷ lục như vậy!?
Phân tích kỹ thuật
Trong tuần, Tôi thực hiện phân tích kỹ thuật và đưa ra giao dịch với 5 mã tài sản: EUR/USD, GBP/USD, EUR/JPY, GBP/JPY và Gold (XAU/USD)
Trong đó GBP/USD và EUR/JPY đã khớp lệnh.
GBP/USD
Tôi kỳ vọng GBP/USD tiếp tục xu hướng tăng duy trì từ tháng 10-2023.
Các tín hiệu kỹ thuật quan trọng hỗ trợ phe Bull:
- Mô hình Cốc – Tay cầm lớn đã phá vỡ tay cầm.
- Tín hiệu Breakout – phá luôn kháng cự quan trọng.
- Tiềm năng tiếp cận đường xu hướng tăng lần thứ ba.
- RSI Oversold khi tiếp cận đường xu hướng tăng.
Đây là các tín hiệu kỹ thuật chính khiến Tôi đưa ra quyết định go-long và DCA giá lên sau khi đã có được một pha bắt đáy tuyệt vời trong tuần 09-2024.
EUR/JPY
Phân tích tiếp theo đã khớp trên cặp EUR/JPY. Trước đó, Tôi cũng đã có một setup với EUR/JPY theo hướng Short.
Các tín hiệu kỹ thuật xuất hiện trên EUR/JPY tuần 11-2024 như sau:
- Double Tops – Hai đỉnh khung H1 và H4. Đã phá vỡ đường xu hướng đi qua đáy trung tâm.
- Đã phá vỡ đáy trung tâm và có re-test rõ ràng.
- Hình thành đường xu hướng giảm ngắn và trung hạn trên khung H1.
- Overbought trên khung H1.
- Tiềm năng tạo Hai đỉnh nhỏ tại đường xu hướng giảm.
Các phân tích chưa thực hiện, bạn có thể xem lại trên Live chuẩn bị cho tuần 11 – 17/03/2024 tại đây
Xem danh sách giao dịch tại đây.
Chúc các bạn giao dịch thành công!