Mô hình nến Hammer (Cây búa) là một tín hiệu Nến đảo chiều mạnh mẽ báo trước tín hiệu giá của cặp tiền tệ có thể sẽ đảo chiều trong tương lai gần. Giống như Mô hình nến Shooting Star, Mô hình nến Hammer (nến búa) rất phù hợp cho các nhà đầu tư theo trường phái Price Action.
Tiếp theo chuyên đề về các Mô hình nến Nhật, tôi sẽ chia sẻ với các bạn bài viết thứ 03 trong số 09 bài viết về các Tín hiệu nến đảo chiều mạnh, báo hiệu sớm xu hướng đảo chiều Giá từ giảm sang tăng sắp diễn ra.
Bạn có thể tham khảo toàn bộ 05 tín hiệu Nến đảo chiều MẠNH từ giảm sang tăng bao gồm:
- Mô hình nến Double Bottom.
- Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược.
- Mô hình nến Hammer.
- Mô hình nến Morning Star (Sao mai).
- Mô hình nến Bullish Engulfing.
Trong một bài viết trước đó, Tôi đã cùng chia sẻ với bạn về phương pháp giao dịch với Mô hình nến Shooting Star. Về cơ bản thì Mô hình nến Hammer là phiên bản đảo ngược của Mô hình nến Sao băng.
Tôi khuyên bạn nên xem lại bài viết về Mô hình nến Shooting Star. Trong bài viết này, Tôi sẽ không đề cập tới các vấn đề như đã đề cập với Shooting Star nữa. Mà chúng tôi chỉ đi sâu vào vấn đề nhận dạng Một mô hình nến Hammer, và sau đó là phương pháp giao dịch với Nến búa – Hammer.
1. Mô hình nến Hammer là gì?
Mô hình nến Hammer (Nến Búa) là mô hình nến Nhật đảo chiều có phần thân nến chỉ bằng 1/3 chiều dài toàn bộ nến. Nến búa xuất hiện ở cuối xu hướng giảm để báo hiệu khả năng điều chỉnh tăng hoặc đảo chiều hoàn toàn xu hướng. Nếu nến búa xuất hiện tại đỉnh của đợt điều chỉnh, sẽ là tín hiệu báo hiệu khả năng tiếp diễn xu hướng giảm.
Mô hình nến Hammer là một dạng nến đặc biệt với đặc điểm nhận dạng:
- Có bóng nến ở phía dưới dài hơn phần thân nến thực.
- Bóng nến phải dài ít nhất gấp 2 lần thân nến thực.
- Nến Hammer có thể là Nến giảm (Bearish) hoặc nến Tăng (Bullish).
- Râu nến phía trên rất nhỏ, hoặc không có.
Giống như Shooting Star, Nến Hammer thể hiện sự từ chối giá khá mạnh của thị trường. Sau một đợt sụt giảm dài hoặc một đợt điều chỉnh giá mạnh, tín hiệu chốt lời cùng với sự tham gia thị trường của phe Bull làm giá không thể giảm sâu hơn được nữa và quay trở lại để tạo ra hình thái nến Hammer.
Lưu ý: Đừng nhầm lẫn Nến Hammer với Nến Dragonfly Doji. Vì nến Hammer có thân nến lớn hơn. Còn nến Dragonfly Doji thì mức giá mở cửa và giá đóng cửa gần như là bằng nhau.
2. Nến xác nhận cho nến Hammer
Lưu ý: Nếu nến Hammer xuất hiện ở cuối đợt điều chỉnh trong xu hướng tăng, Thường Tôi sẽ không chờ tín hiệu xác nhận. Nhưng nếu xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, Tôi sẽ chờ một nến xác nhận.
Điều kiện xác nhận Mô hình nến Hammer:
- Giá đóng cửa nến xác nhận phải nằm ở 1/3 phía trên chiều dài toàn bộ nến
- Là nến Bullish lớn (Đây là trường hợp nến Bullish Engulfing đặc biệt
3. Xác định điểm vào lệnh chuẩn với Mô hình nến Hammer
Bí quyết: Hãy nhớ phương pháp vào lệnh ở mức 50% trong bài viết về cách giao dịch với mô hình nến Shooting Star. Kỹ thuật này sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn rất nhiều.
Điểm vào lệnh chuẩn cho Mô hình nến Hammer:
Với nến Hammer không cần xác nhận điểm vào lệnh tiêu chuẩn sẽ được thực hiện ngay khi nến Hammer hoàn thiện.
- Entry – Giá khớp lệnh: Giá đóng nến Hammer
- Stop Loss: Ở phía dưới giá thấp nhất của nến Hammer từ 5-10pips
- Take Profit: Tỷ lệ 1:1 và maximum là 1:2
Thông thường, cùng một khoản tiền, ở cùng một điểm vào lệnh, tôi sẽ chia làm 03 lệnh khác nhau với các Vùng Profit khác nhau.
Lệnh thứ nhất: Take Profit tỷ lệ 1:1
Lệnh thứ hai: Take Profit tỷ lệ 1:2
Lệnh thứ ba: Take Profit bỏ ngỏ nếu nhận thấy xu hướng tăng sẽ được duy trì sau khi nến Hammer xuất hiện.
Bạn có thể tham khảo chiến lược quản lý lệnh tại đây hoặc tham khảo file excel quản lý vốn tại đây.
Khớp lệnh ở 50% mức High – Low nến Hammer
Với cách tiếp cận này, Tôi sẽ giảm rủi ro và tăng lợi nhuận bằng cách:
- Entry – khớp lệnh khi giá Pullback về mức 50% khoảng cách High – Low của nến hammer.
- Stop Loss dưới mức thấp nhât của nến hammer 5-10 pips
- Take Profit: Giữ nguyên tỷ lệ
Dưới đây là ví dụ minh hoạ giao dịch với nến Hammer kết hợp với Pullback về 50% mức High – Low:
Nhu các bạn thấy nến Hammer xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, Tôi thực hiện giao dịch ở 50% mức High – Low của nến với Stop Loss và Take Profit tiêu chuẩn.
Theo phương pháp quản lý lệnh, Tôi tạm để một giao dịch với Take Profit bỏ ngỏ và khi xuất hiện tín hiệu Breakout đường xu hướng giảm, báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng chứ không đơn thuần là đợt điều chỉnh, Tôi sẽ giữ giao dịch này.
Khi xuất hiện tín hiệu nến Shooting Star báo hiệu khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm, Tôi sẽ thoát toàn bộ giao dịch.
Như vậy, so với Take Profit tỷ lệ 1:2, giờ đây Tôi có thể Take Profit với tỷ lệ khoảng 1:4 hoặc 1:6.
4. Xác định Entry cho nến Hammer kèm nến xác nhận
Đây là một phương pháp giao dịch nâng cao với nến Hammer. Khi bạn nhận thấy tín hiệu thị trường tiềm ẩn rủi ro, bạn có thể chờ một nến xác nhận.
Trong trường hợp này, nến xác nhận là một nến Bullish Engulfing đủ tiêu chuẩn mà Tôi đưa ra bên trên.
Entry – Điểm tham gia thị trường:
- Nếu nến Bearish Hammer chúng ta sẽ chờ giá Pullback về giá Close của nến Bearish Hammer để khớp lệnh.
- Nếu nến Bullish Hammer, chúng ta sẽ chờ giá Pullback về giá Open của nến Bearish Hammer để khớp lệnh.
Exit – Điểm thoát khỏi thị trường:
- Stop Loss: Đặt dưới mức thấp nhất của nến Hammer 5-10pips
- Take Profit: Tỷ lệ 1:1 và 1:2. Nên kết hợp thêm với các đường xu hướng để mở rộng biên lợi nhuận.
Video Hướng Dẫn Giao Dịch Với Nến Hammer
[bleed style=”orange”]
3. Khung thời gian nên áp dụng Mô hình nến Hammer
Với nến Hammer, tôi khuyên bạn nên áp dụng trong giao dịch Forex với khung thời gian D1. Hoặc tối thiểu là H4.
Một số lời khuyên với các khung thời gian cụ thể:
Khung M1 – 1 phút: Thường chỉ áp dụng trong giao dịch Forex vì Spread thấp và biến động mạnh. Nên áp dụng trên Vàng – GBPUSD và các cặp tiền có biên độ biến động mạnh. Evening star áp dụng trên khung 1 phút thường dành cho các Trader theo phong cách Scalping – Giao dịch siêu ngắn. Yêu cầu tài khoản có Spread cực thấp (0.5 pips hoặc nhỏ hơn). Thời gian ở trên thị trường khoảng 3-5 phút. Mục tiêu từ 10-20pipss.
Khung M5 – khung H1: Dành cho các Trader giao dịch theo phong cách Intraday – Giao dịch trong ngày. Kỳ vọng tối thiểu 20pips và Maximum là bằng đúng biên độ của ATR chu kỳ 14. Áp dụng cho mọi cặp tiền và không nên áp dụng để giao dịch
CFDs
Trong lĩnh vực tài chính, CFD là viết tắt của contract for difference (hợp đồng chênh lệch) là hợp đồng giữa hai bên, thường được mô tả là “người mua” và “người bán”. Hợp đồng này chính là thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của tài sản đang được giao dịch như cố phiếu, forex, hàng hóa hay kim loại giao ngay. CFD do các nhà môi giới cung cấp. Tuy nhiên, không giống như những loại tài sản nêu trên, CFDs là một dạng giao dịch phái sinh.CFDs
Khung H4 – 4 giờ: Dành cho các Trader giao dịch theo phong cách Swing Trading với kỳ vọng trên 100pips và giữ lệnh qua đêm. Không nên kỳ vọng vượt quá 250pips khi áp dụng trên Timeframe này.
Khung D1 – Hàng ngày: Dành cho các Trader giao dịch theo phong cách Swing Trading với kỳ vọng từ 150pips và giữ lệnh trong ngắn và trung hạn. Có thể kỳ vọng từ 500 – 1000pips nếu đó là đỉnh của một đợt điều chỉnh báo hiệu khả năng tiếp diễn xu hướng.
Áp dụng cụm nến sao hôm trên khung H4 và D1 sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn. Trên khung W1 thì lợi nhuận có thể đạt được khoảng 1000+pips.
[/bleed]
Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:
Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.
- Khoá học Price Action miễn phí.
- Khoá học Forex Miễn Phí.
- Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch Forex và đăng nhập MetaTrader 4
- Khi bắt đầu một ngày, cần tham khảo kỹ: Lịch kinh tế.
- Tham gia nhóm Học Forex miễn phí trên Facebook.
- Like Page của Tô Trên Facebook: https://www.facebook.com/tohaitrieudotnet
Hiện tại, Tô đang giao dịch Forex tại XM, EXNESS để giao dịch CFDs Bitcoin:.
- Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com
- Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/