3 yếu tố giúp kiểm soát rủi ro giao dịch, tránh sai lầm và thua lỗ cho người mới

Cắt lỗ đối với người mới thực sự là một cảm giác đau đơn và hầu hết mọi người không muốn làm điều này vì một tâm lý chung: Chẳng ai muốn mất tiền cả.

Có những nhà đầu tư rơi vào trầm cảm khi duy trì các giao dịch thua lỗ hàng tháng trời và chỉ biết cầu nguyện cho giá thay đổi xu hướng để có thể thoát giao dịch và dừng lại.

Nhưng sau đó, tài khoản đạt đến ngưỡng chịu đừng và kết thúc bằng việc tất cả dừng lại, Balance trở về số 0.

Nếu tình huống trên nghe quen thuộc với bạn, đừng lo lắng. Vấn đề phổ biến hơn nhiều so với bạn nghĩ.

Thị trường biến động vô cùng, còn tiền của chúng ta thì có giới hạn.

Vấn đề chung của hầu hết các nhà giao dịch mới khi tham gia thị trường là họ thường đi tìm kiếm các cơ hội tham gia thị trường rất ít người tìm cách thoát khỏi thị trường đúng lúc và có kế hoạch kiểm soát rủi ro. Họ gần như không quan tâm rủi ro là gì, không nghĩ về số tiền sẽ mất, mà chỉ nhìn vào vùng lợi nhuận và khao khát sẽ được mức lợi nhuận lớn nhất có thể.

Thói quen này vô tình sẽ phá vỡ hoàn toàn quá trình giao dịch của nhà đầu tư khi chịu rủi ro lớn hơn khả năng chấp nhận và vốn thực có.

Ví dụ, một người thích tìm kiếm cảm giác mạnh sẽ có khả năng chấp nhận rủi ro khác với một người hướng nội, người chỉ có thể chịu được sự biến động ở liều lượng nhỏ.

Trừ khi bạn đang giao dịch một tài khoản lớn hoặc bạn đã biết mức độ rủi ro cho mỗi giao dịch phù hợp với tính cách giao dịch của mình, thì có khả năng bạn sẽ chấp nhận rủi ro nhiều hơn mức bạn cảm thấy thoải mái.

Kết quả là, quá trình ra quyết định của bạn bị tổn hại do bạn sợ sai và cuối cùng bạn sẽ mắc sai lầm của người mới.

Không ai thích thua cuộc. Nhưng thị trường là ngẫu nhiên và Trader cũng chỉ là con người. Trader sẽ sai rất nhiều lần và thua lỗ sẽ thường xuyên xảy ra.

Vì vậy, nếu bạn không thể kiểm soát bao nhiêu lần bạn giao dịch sai lầm, thì điều tối thiểu bạn có thể làm là KIỂM SOÁT RỦI RO.

Có hàng tá yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro, nhưng chúng ta hãy tập trung vào ba yếu tố mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát:

1. Kích thước vị thế giao dịch

Kích thước vị thế giao dịch lớn dẫn đến sự biến động lớn trong báo cáo lãi/lỗ của bạn. Mỗi Pip biến động trong giao dịch sẽ thay đổi thông số tài khoản khủng khiếp. Điều này đúng cho cả thị trường chứng khoán.

Kích thước vị thế giao dịch trên thị trường chứng khoán được quy định bởi Lot Size còn trên thị trường chứng khoán, đó chính là khối lượng cổ phiếu đang nắm giữ.

Nếu giao dịch các quy mô vị thế lớn, nhà đầu tư có nhiều khả năng lo lắng về việc tài khoản của mình bị sụt giảm hơn là cách họ theo đuổi kế hoạch giao dịch.

Quy mô vị thế của bạn trên mỗi giao dịch phải phản ánh sự tự tin của bạn, vào bản thân hoặc ý tưởng giao dịch của bạn. Chọn một kích thước đủ lớn để phù hợp với số dư tài khoản , nhưng đủ nhỏ để bạn KHÔNG CAY nếu giao dịch kết thúc bằng việc thua lỗ.

Nếu không quá chắc chắn về ý tưởng giao dịch của mình hoặc nếu đang đối mặt với nhiều vấn đề về tâm lý giao dịch, thì tốt nhất bạn nên bắt đầu với Khối lượng giao dịch nhỏ và theo đuổi kế hoạch giao dịch tới cùng.

Dưới đây là ví dụ về kích thước giao dịch trên thị trường forex và thị trường chứng khoán:

Khối lượng giao dịch và biến động số tiền trên tài khoản
Khối lượng giao dịch và biến động số tiền trên tài khoản

Lưu ý:

1 pips trên thị trường Forex là đơn vị nhỏ nhất và trung bình mỗi ngày một cặp tiền yếu thì biến động 60-100pips. Vàng, Dầu mỏ, Bitcoin có thể biến động vài trăm pips. Nghĩa là mỗi biến động trong một ngày có thể kéo theo các biến động hàng tỷ đồng trên tài khoản Forex.

Các biến động trên thị trường chứng khoán sẽ được hạn chế hơn khi có biên độ hạn chế. Với HSX, HNX và UPCOM nhưng khi giao dịch khối lượng lớn thì chuyện tồi tệ vẫn có thể xảy ra.

2. Thời gian nắm giữ giao dịch

Khi giữ một giao dịch càng lâu thì giao dịch đó càng có nhiều biến động trên cả thị trường chứng khoán và thị trường Forex.

Hãy nhớ rằng thời gian nắm giữ dài hơn tương đương với việc tăng quy mô vị thế, vì nó cho thấy giao dịch có phạm vi biến động giá rộng hơn.

Đặt giới hạn thời gian cho các giao dịch của bạn và kiên định với lịch trình của bạn. Khi bạn giữ một giao dịch lâu hơn dự định ban đầu, thì bạn sẽ khiến vị thế mở của mình tiếp xúc với nhiều chất xúc tác hơn mức bạn đã chuẩn bị, khiến bạn dễ mắc phải những quyết định theo cảm tính và những sai lầm giao dịch kinh điển.

Khi chia sẻ với các học viên của Khoá học Forex thực chiến, Tôi luôn luôn nhắc nhở các trader phải phần nào đó dự kiến được một cách tương đối khoảng thời gian mà họ sẽ nắm giữ giao dịch để có sự chuẩn bị cả về tâm lý lẫn sự kiên nhẫn cho các giao dịch đó.

Hãy xem thử cổ phiếu VIC biểu đồ hàng tuần và hàng ngày dưới đây:

Biến động cổ phiếu VIC theo ngày và theo tuần
Biến động cổ phiếu VIC theo ngày và theo tuần

Tôi sử dụng chỉ báo ATR để xem khoảng dao động trung bình thực tế của Cổ phiếu VIC trên biểu đồ hàng tuần và hàng ngày.

  • Biểu đồ hàng ngày: ATR = 2900đ
  • Biểu đồ hàng tuần: ATR = 5600đ

Nghĩa là trung bình nếu giữ cổ phiếu VIC một ngày biến động sẽ ở phạm vi 2900đ sẽ có những ngày VIC biến động mạnh hơn nhưng chắc chắn một ngày không thể vượt được ngưỡng 7% do quy định về giá trần, giá sản của HOSE.

Tương tự, nếu giữ cổ phiếu VIC một tuần, Tôi có thể thấy biến động khoảng 5600đ mỗi cổ phiếu và như vậy biến động sẽ lớn hơn với cùng một khối lượng giao dịch.

3. Cắt lỗ

Một số nhà giao dịch bù đắp cho việc giao dịch các kích thước vị thế lớn bằng cách đặt Stop Loss chặt chẽ. Những người khác có xu hướng điều chỉnh Stop Loss ban đầu của họ, sử dụng các điểm dừng rộng hoặc bỏ qua ý tưởng cắt lỗ hoàn toàn.

Có ba cách cháy tài khoản liên quan tới Stop Loss:

  • Cách 1: Cắt lỗ liên tục cho tới khi không còn gì
  • Cách 2: Nhồi lệnh liên tục có đặt stop loss, nhưng bị thị trường stop loss đến chết
  • Cách 3: Giao dịch 1 lệnh khối lượng lớn, Stop Loss bằng cả tài khoản.

Có một câu nói được truyền miệng trong giới giao dịch: Trending is friend.

Tôi cho rằng câu nói thứ 2 cũng quan trọng không kém nhưng chưa ai rỉ tai bạn: Stop Loss is Friend.

Stop Loss giống như người bạn tốt, người bạn này chỉ ra cái sai của bạn và giúp bạn nhận ra khi nào thì nên dừng lại.

Stop Loss trong giao dịch là người bạn tốt
Stop Loss trong giao dịch là người bạn tốt

Tôi không nói rằng bạn không nên sử dụng các chiến lược trên. Chỉ cần đảm bảo rằng chiến lược cắt lỗ phù hợp với phong cách giao dịch của bạn và vào cuối ngày, người chiến thắng vẫn lớn hơn người thua cuộc.

Trong giao dịch ngoại hối, có thể giao dịch trong một ngày khác quan trọng hơn việc giành được chuỗi chiến thắng.

Rốt cuộc, thật khó để giành chiến thắng trong một trò chơi nếu bạn bị loại khỏi nó.

Học cách kiểm soát mức độ rủi ro của bạn và bạn sẽ tiến gần hơn một bước đến việc trở nên có lợi nhuận ổn định.

Lời kết

Kiểm soát rủi ro giao dịch nên là việc được thực hiện đầu tiên dành cho Trader mới bất kể đó là thị trường chứng khoán hay là thị trường ngoại hối, phái sinh.

Chúng ta không thể lường trước được tất cả các biến động mạnh mẽ của thị trường. Thị trường biến động vô cùng và số tiền chúng ta có thể chịu lỗ thì có giới hạn chính vì vậy, học cách kiểm soát rủi ro và đừng để thị trường loại ra khỏi cuộc chơi là điểm mấu chốt của các nhà đầu tư thành công.

Tôi hi vọng 3 yếu tố giúp kiểm soát rủi ro giao dịch được chia sẻ tong bài viết sẽ giúp người mới tránh được các sai lầm khi tiếp cận thị trường và dấn thân vào con đường đầu tư tài chính.

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (6 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới