Trong suốt quá trình giao dịch Forex và Hỗ trợ học viên, Tô nhận được rất nhiều các câu hỏi kiểu như:
Tô ơi, đây có phải Mô hình nến Evening Star không?
Đây có phải Mô hình nến Bearish Engulfing không?
Đây có phải Mô hình Vai – Đầu – Vai hay không?
Và tại sao có phân kỳ, Price Action rõ ràng cụ thể… Mô hình vẫn thất bại!???
Những câu hỏi cứ liên tục lặp đi, lặp lại như vậy khiến cho Tô phải ngồi xem xét lại xem, nhà giao dịch mới họ đang gặp vấn đề gì và quyết định viết bài này.
Cuối cùng, Tô phát hiện ra một vài vấn đề về tâm lý nếu không chữa ngay, có thể sẽ trở thành một thói quen phụ thuộc nghiêm trọng và Tâm lý giao dịch luôn bất ổn.
Trong các bài gợi ý về Ý tưởng giao dịch Forex trong Cộng đồng Học Forex, Tô luôn đặt một bài viết đầu tiên với Check List:
Gợi ý Checklist trước khi đưa ra quyết định đăng phân tích:
- Xu hướng hiện tại của các đường EMA
- Mô hình nến nào xuất hiện ko?
- Bollinger Bands cho tín hiệu gì?
- MACD có phân kỳ HỞ không.
- Có Harmonic Cypher không? Nếu có dấu hiệu thì dùng Fibo kiểm tra tỷ lệ bằng tay.
- RSI đang nằm trong vùng nào?
- Có tin kinh tế nào không?
- Vùng Hỗ trợ hoặc kháng cự trong quá khứ liệu có đang nằm trong vùng hiện tại ko
- Lọc ra các tín hiệu tương đồng và các tín hiệu ko tương đồng….
Có lẽ nhiều thành viên cho rằng Tô đang làm phức tạp hoá vấn đề lên, nhưng nếu không làm như vậy, Tô sẽ giống các bạn, sẽ luôn đi hỏi các câu hỏi mà Tô liệt kê bên trên.
Các câu hỏi gợi ý từ Check List giúp Tô làm rõ hoàn toàn mọi vấn đề mà Tô nghi hoặc để luôn tin vào quyết định của mình.
1. Có phải Mô hình nến Price Action hay không?
Với mỗi Mô hình này, chúng ta đều có những phương pháp nhận biết và giao dịch cụ thể, nếu muốn biết có phải chính là nó hay không, chỉ cần đọc lại bài nó. Mỗi lần thấy nghi ngờ hoặc thấy tương tự, nếu không chắc chắn việc cần làm là mở lại bài về Mô hình nến đó để đọc lại và lại Note ra các Check List kiểm tra mô hình:
VD:
Mô hình nến Bearish Engulfing dấu hiệu nhận biết cơ bản:
- Xuất hiện trên đỉnh của xu hướng tăng.
- Trước Bearish Engulfing là Một nến Bullish cỡ lớn.
- Nến Bearish Engulfing phải nhấn chìm thân nến Bullish trước đó cả phần thân nến và thậm chí cả râu nến.
- Nến Bearish Engulfing phải có giá đóng cửa nằm ở 1/3 từ dưới lên so với toàn bộ chiều dài thân nến.
- Nến Bearish Engulfing phải có kích cỡ tương đồng với khoảng 10-15 nến trước nó.
Phương pháp vào lệnh:
- Ngay khi Bearish Engulfing kết thúc
- Sell Limit ở 1/2 thân nến Bearish Engulfing
Stop Loss: Trên đỉnh của Bearish Engulfing khoảng 10-15 pips.
Take Profit: R:R tối thiểu là 1:1 hoặc 1:2
….
Như vậy là một cách mà bạn ôn bài về Mô hình và cũng tự trả lời câu hỏi của chính bản thân luôn.
Khoá học Price Action là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể tham khảo và tự học ở đây: https://www.tohaitrieu.net/khoa-hoc-price-action/
Nếu bạn cần đọc Offline, có thể tải Ebook Lướt sóng nhị phân miễn phí ở đây: https://www.tohaitrieu.net/luot-song-nhi-phan/
2. Tôi phải đặt Stop Loss và Take Profit ở đâu?
Để trả lời câu hỏi này, hãy cho Tô biết bạn vào lệnh dưa trên tín hiệu nào?
Ví dụ:
Bạn vào lệnh theo Price Action thì Stop Loss đặt theo Price Action phía bên trên là ví dụ.
Nếu bạn vào lệnh theo tín hiệu EMA, thì Stop Loss là 1/2 ATR + (-) EMA của nến trước nến vào lệnh…
Nếu bạn vào lệnh và tìm TP, SL dựa vào kháng cự, hỗ trợ, phải tìm ra 02 vùng này và lựa chọn phù hợp.
3. Xác định rõ ràng ĐƯỢC – MẤT trong mỗi lệnh giao dịch
Việc này giúp bạn luôn luôn nằm ở thế CHỦ ĐỘNG trong mỗi giao dịch.
03 việc cực kỳ quan trọng mà tôi cần phải xác định trước khi đặt lệnh:
- Số Lot vào lệnh: Với Số Lot như vậy, liệu có phù hợp với vốn của tôi hiện tại hay không?
- Stop Loss: Với vùng Stop Loss như vậy, tôi sẽ mất bao nhiêu Pips và Quy ra tiền thì mất chính xác bao nhiêu tiền trên số Lot vào lệnh.
- Take Profit: Tôi sẽ lời bao nhiêu Pips và cụ thể thì số Pips đó quy ra tiền là được bao nhiêu?
- Nếu Stop Loss lớn hơn Take Profit -> Không vào lệnh.
- Nếu Stop Loss bằng hoặc nhỏ hơn Take Profit, có thể cân nhắc vào lệnh.
Vậy, Bạn làm chủ được điều gì?
Tôi luôn chủ động biết được tôi mất chừng đó tiền và nếu được thì sẽ được chừng đó tiền. Nếu chỉ mất chừng đó thì chẳng ảnh hưởng gì tới vốn của tôi cả.
Tham khảo và tải File Excel quản lý Lời – Lỗ: Giao dịch Forex: Phương pháp vào lệnh, Chốt lời, cắt lỗ hiệu quả nhất
Như vậy, Việc tôi quan tâm tiếp theo là gì?
4. Dời Stop Loss theo hướng có lợi?
Nếu bạn đã quan tâm tới vấn đề này, thì nên Check theo khung thời gian 4h hoặc D1 khi thấy tỷ giá bắt đầu có lợi nhuận và bạn nhận biết được xu hướng sẽ tiếp tục theo chiều hướng có lợi.
Còn nếu bạn không quan tâm tới vấn đề này, thì tốt nhất hãy để thị trường trả lời xem quyết định giao dịch của mình là đúng hay sai bằng Stop Loss và Take Profit.
Việc bạn nên làm là tập trung phân tích các lệnh giao dịch khác và tạm thời quên nó đi cho tới thời điểm bạn cần phải check trạng thái lệnh giao dịch xem tiến độ tăng – giảm của tỷ giá như thế nào.
Lời khuyên của Tôi: Bạn hãy chỉ tập trung vào Biểu đồ khi bạn tiến hành phân tích biểu đồ.
Sau kho hoàn thành quá trình phân tích và quyết định vào lệnh, việc của bạn với cặp tiền đó đã xong. Hãy để thị trường lên tiếng.
Thứ chúng ta cần là ý tưởng, phân tích ý tưởng, biến ý tưởng thành hiện thực bằng giao dịch cụ thể. Chứ không phải ngồi nhìn Biểu đồ và lo sợ theo từng nhịp tăng giảm của tỷ giá.
5. Hỏi đáp và thảo luận về ý tưởng giao dịch Forex
Tất nhiên, khi bạn làm được những việc trên hoặc ít nhất là 1 phần, sau đó mang đi hỏi, thì những người khác sẽ có thể dựa vào những điều bạn phân tích để có thể đưa ra những bổ xung hoặc phản biện cụ thể.
Ví dụ, bạn nhìn thấy một Mô hình nến Bearish Engulfing, bạn sẽ phải dùng những dấu hiệu nhận biết cơ bản bên trên để xác định. Rồi đem đi hỏi, từ đó, Tô sẽ có thể trả lời liệu nó có đúng chuẩn hay không.
Còn nếu bạn chỉ chụp hình và hỏi, Tô có thể nhìn và trả lời được, nhưng về bản chất, lần sau bạn sẽ lại chụp hình và tiếp tục hỏi thay vì tự tìm hiểu sau đó đem đi thảo luận những người khác để Bổ xung kiến thức.
Nếu Tô trả lời là: Đúng là mô hình đó, Bạn sẽ có khả năng chấp nhận là nó đúng. Nhưng không bao giờ hiểu được vì sao nó đúng.
Nên tập thói quen tạo ra một quy trình thảo luận:
- Đặt vấn đề
- Giải quyết vấn đề
- Kiểm định vấn đề bằng giao dịch
- Thảo luận về vấn đề với cộng đồng chuyên biệt.
- Kiểm tra, đánh giá và liên tục bổ xung những yếu tố tác động đến vấn đề.
Ví dụ: Sau quy trình đó, Tôi có thể bổ xung rằng: Bearish Engulfing nằm trên đỉnh, nhưng phải tự lọc thêm đỉnh là thế nào, khi nào xác lập đỉnh?….
Bài hơi dài và hơi lắm chữ, hi vọng các bạn không bị nhàm chán.
Chúc các bạn giao dịch thành công!
5 bình luận
Đã được khai sáng ra nhiều, trước e giao dịch theo kiểu khát lệnh và luôn lỗ ?
Nên tạo 1 checklist và luyện tập theo nó để thành 1 thói quen.
Cảm ơn bài viết.
Nên tạo 1 checklist và luyện tập theo nó để thành 1 thói quen.
Cảm ơn bài viết.
bài viết của anh trả lời dc tất cả những gì mọi người đang nghĩ, cảm ơn anh
bài viết của anh trả lời dc tất cả những gì mọi người đang nghĩ, cảm ơn anh