Mô hình nến Bearish Harami

14

phút học

|

Đăng ngày:

| Cập nhật:

Mô hình nến Bearish Harami là một trong những Mô hình nến đảo chiều tiếp theo mà tôi muốn giới thiệu với bạn trong loạt bài viết hướng dẫn bạn giao dịch với các Mô hình nến Nhật đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá.

Trong chuyên đề đặc biệt này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn Tổng cộng 09 bài viết là 09 tín hiệu đảo chiều Từ Tăng sang Giảm. Nội dung chia theo cấp độ:

  • 05 Tín hiệu nến Bearish đảo chiều mạnh
  • 02 Tín hiệu Bearish đảo chiều trung bình
  • 02 Tín hiệu Bearish đảo chiều yếu

Và đây là bài viết thứ 07 trong số 09 bài viết.

Phương pháp và chiến lược giao dịch ưa thích của tôi là dựa vào tổng quan toàn bộ các tín hiệu và các Mô hình nến Nhật. Các tín hiệu mà tôi nói tới ở đây là các Chỉ báo hỗ trợ như RSI, Tín hiệu Phân kỳ MACD, Bollinger Bands…

Lưu ý rằng các tín hiệu từ mô hình nến Bearish Harami thuộc dạng tín hiệu nến đảo chiều với độ mạnh trung bình. Chính vì vậy, tôi khuyên chân thành các bạn khi giao dịch với Mô hình nến Bearish Harami, bạn cần kết hợp với các Indicator, các tín hiệu mà tôi gợi ý bên trên.

Tôi  cũng không khuyến nghị các bạn sử dụng Bearish Harami như một chiến lược giao dịch thường xuyên vì nó tiềm ẩn rủi ro khá cao nếu bạn chưa thực sự Backtest thật kỹ và có thời gian để cảm nhận, nhận biết và lựa chọn điểm vào lệnh phù hợp.

Cách tốt nhất là bạn nên áp dụng một số Mô hình Nến Nhật đảo chiều vô cùng mạnh mẽ dưới đây:

1. Mô Hình nến Bearish Harami là gì?

Mô hình nến Bearish Harami
Mô hình nến Bearish Harami

Mô hình nến Bearish Harami là mô hình gồm 02 nến với đặc điểm:

  • Mô hình Bearish Harami Xuất hiện trong thị trường có xu hướng tăng giá rõ rệt (Không phải Sideway hay Choppy Price).
  • Nến thứ nhất là một nến Bullish tăng giá khá lớn.
  • Nến thứ hai là một nến nhỏ nằm gọn trong nến thứ nhất. Nó có thể là nến Bearish hoặc Bullish (Xanh hoặc đỏ đều được. Màu sắc không quan trọng).
  • Nến thứ hai nên có giá mở cửa (nếu là Bearish) nằm dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất. Hoặc có giá đóng cửa (Nếu là nến Bullish) nằm dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất.
  • Quy định duy nhất đối với mô hình Harami truyền thống là nến thứ hai không được nhiều hơn 25% nến trước (xem hình dưới).

“Harami” là từ tiếng Nhật cổ có nghĩa là “mang bầu”. Nến đen dài là “mẹ” và nến trắng nhỏ là “thai nhi”.

2. Khác biệt giữa mô hình nến Harami trong thị trường Forex và các thị trường khác:

Mô hình nến Bearish Harami trong thị trường Forex
Mô hình nến Bearish Harami trong thị trường Forex

Điểm khác biệt giữa Thị trường Forex và các thị trường khác như thị trường chứng khoán, giao dịch quyền chọn nhị phân… đó là:

  • Nến thứ hai sẽ, gần như luôn luôn, mở gần gần nến đầu tiên.
  • Nến thứ hai cũng phải luôn là nến giảm giá (xem hình bên phải).

Lưu ý vô cùng quan trọng: Tuyệt đối không được phép giao dịch các tín hiệu mô hình nến Bearish Harami và kể cả các tín hiệu Nến theo trường phái Price Action trong một thị trường mà giá đi ngang (Sideway, Choppy Price).

3. Xác định điểm vào lệnh với Mô hình nến Bearish Harami

Bearish Harami là một tín hiệu nến đảo chiều với độ mạnh trung bình, chính vì vậy nên xác định điểm vào lệnh chuẩn rất quan trọng. Phần dưới đây sẽ là các lưu ý, các khung thời gian và các điểm vào lệnh với mô hình nến Bearish Harami.

3.1. Khung thời gian nên áp dụng mô hình nến Bearish Harami để giao dịch

Khi giao dịch, tôi thường theo dõi một cặp tiền tệ và để khoảng 3-4 cửa sổ với các khung thời gian như sau:

Khung M1: Dành cho Binary Option với các giao dịch ngắn hạn 2-5 phút.

Khung M5: Quan sát thị trường ở một khung thời gian lớn hơn và các tín hiệu ít bị nhiễu hơn.

Khung M15: Phát hiện các tín hiệu hoặc nhận biết xu hướng trong khoảng thời gian ngắn hạn tránh các sai lầm của M1 và M5.

Khung H1: Nhận biết xu hướng dài hạn hơn.

Khung H4: Giao dịch Forex ngắn hạn theo sóng.

Với Mô hình nến Bearish Harami tôi khuyên bạn nên giao dịch trong khung thời gian M5 (Với Binary Option) hoặc M15 trở lên.

Mô hình nến Bearish Harami vẫn có thể áp dụng với khung thời gian 1 phút, Tức Time Frame M1. Nhưng phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn dưới đây và phải Backtest thật kỹ trước khi áp dụng, sử dụng tài khoản real để giao dịch.

3.2. Xác định điểm vào lệnh chuẩn cho mô hình nến Bearish Harami

Trong hình dưới đây, Bạn sẽ thấy một ví dụ cụ thể về Mô hình nến Bearish Harami với nến thứ 02 có thân nến gần như nằm trọn trong thân nến Bullish tăng giá lớn đầu tiên. (Không tính phần râu nến). Tôi đã chọn trường hợp cụ thể của mô hình này vì 2 lý do:

  1. Mô hình này cho thấy, Các tín hiệu Price Action (khi sử dụng chính xác) cho chúng ta phán đoán được xác xuất khá cao về hướng di chuyển của giá tiếp theo và lập kế hoạch để vào lệnh sớm khi gặp nó.
  2. Mặc dù xu hướng giảm giá trên nến Bearish Harami thứ hai không thực sự mạnh mẽ, nhưng trong trường hợp này, bạn vẫn có thể có điểm vào lệnh mà tỷ lệ rủi ro thấp hơn khá nhiều mà các mô hình Harami thường mang lại.
Mô hình nến Bearish Harami trong thực tế
Mô hình nến Bearish Harami trong thực tế

Điểm vào lệnh tiêu chuẩn trong thị trường Forex:

Trong thị trường Forex, điểm vào lệnh tiêu chuẩn đối với mô hình nến Bearish Harami sẽ là 1 pips ngay phía dưới râu nến của nến thứ 02 trong mô hình Bearish Harami.

Nhược điểm của mô hình nến này là nó chỉ là một tín hiệu đảo chiều mạnh vừa phải.

Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ thấy có một tín hiệu đảo chiều được báo hiệu sớm trước đó thông qua một nến Bearish hồi giả rất lớn. Ngay sau nến Hồi giả đó, xu hướng giá tăng tiếp tục và xuất hiện mẫu Bearish Harami. Và đó là cơ hôi rất lớn để bạn cân nhắc vào lệnh và xác định xu hướng đảo chiều sắp diễn ra.

Hồi giá giả báo hiệu sớm kết thúc xu hướng tăng của tỷ giá
Hồi giá giả báo hiệu sớm kết thúc xu hướng tăng của tỷ giá

Tín hiệu đầu tiên rất quan trọng với các nhà đầu tư theo trường phái Price Action. Đó là lý do chúng ta cần phải có sự tập trung cao độ và phát hiện tín hiệu chính xác từ sớm.

Mặc dù thân nến thứ 02 khá nhỏ nhưng không có nghĩa là nó không có giá trị xác lập mô hình nến Bearish Harami. Thực tế, nếu ngay sau nến hồi giả trước đó là 03 – 04 nến Bullish tăng giá mạnh, thì tôi sẽ cân nhắc tới việc không có sự đảo chiều diễn ra trong trường hợp này. Tuy nhiên, trong ví dụ phía trên, chỉ có 02 nến Tăng giá rất lớn.

Tham khảo thêm: Mô hình nến Dark Cloud Cover (Mây đen bao phủ)

Ngay sau đó thì các bạn có thể quan sát thấy được nến liên tục tạo các đỉnh và các đáy nhưng:

  • Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước – Lower Highs
  • Đáy sau thấp hơn đáy trước – Lower Lows
Sau Bearish Harami là xu hướng giảm khi xuất hiện Lower Highs và Lower Lows
Sau Bearish Harami là xu hướng giảm khi xuất hiện Lower Highs và Lower Lows

Trong ví dụ phía trên, Mức độ rủi ro của Mô hình Bearish Harami đã giảm đi tới hơn 2 lần.

Hình dưới đây sẽ là minh hoạ cụ thể về điểm vào lệnh, Stop Loss khi gặp mẫu Bearish Harami:

Điểm vào lệnh khi gặp mô hình Bearish Harami
Điểm vào lệnh khi gặp mô hình Bearish Harami

Điểm vào lệnh như tôi đã đề cập phía trên đó là khi Nến sau nến thứ 02 của Mô hình bị Break khoảng 1 pips.

Điểm Stop Loss là 1 pip lên trên đỉnh cao nhất trong Mô hình nến Bearish Harami.

Lưu ý: Nếu mô hình nến khác hoặc mức kháng cự tương ứng khác cao hơn mô hình nến đang diễn ra, hãy luôn đặt Stop Loss là hơn (1 pip) trên mức kháng cự cao hơn. Trong ví dụ trên, hình nến đầu tiên trong mô hình tạo ra mức cao nhất, và không có các mức kháng cự tương ứng gần đó, do đó, quy tắc này không có hiệu lực.

3.3 Về kích cỡ nến trong Mô hình nến Bearish Harami

Trong tất cả các bài học về Mô hình nến, tôi đều lưu ý các bạn phải chú ý đến Size nến hay kích cỡ của thân nến trong Mô hình nhưng rất ít bạn chú ý và không quan tâm tới điều này dẫn tới sự xác định sai lầm mô hình và mạo hiểm giao dịch với các tín hiệu vô cùng yếu ớt không đủ tạo ra xu hướng đảo chiều.

Với Bearish Harami tôi cũng nhắc lại để các bạn lưu ý:

  • Kích cỡ nến đầu tiên trong Bearish Harami là một nến lớn, trong ví dụ, nó lớn hơn hẳn so với 12 nến trước đó.
  • Nến thứ 02 có thân nến (Không phải râu) nằm trọn trong nến thứ nhất. Và không được vượt quá 25% nến thứ nhất.

4. Video hướng dẫn Mô hình nến Bearish Harami

5. Tổng kết về mô hình nến Bearish Harami

Tất cả các mô hình nến nếu áp dụng với khung thời gian M1 đều là những tín hiệu báo hiệu đảo chiều ngắn hạn. Có thể chỉ là 15-30 phút. Sở dĩ các bạn thấy nó dài là vì với khung M1, đảo chiều nếu xảy ra trong 30 phút (cây M30 màu đỏ) thì nó sẽ là đường dốc của với 30 nến lên xuống liên tiếp.

Hãy nhớ rằng một mô hình nến bearish harami giảm giá thực sự chỉ xảy ra sau khi xu hướng tăng giá. Xu hướng tăng mạnh, tín hiệu càng có giá trị.

Tuyệt đối không giao dịch và áp dụng mô hình nến Bearish Harami trong thị trường đi ngang (Sideway hay choppy price).

Nên kết hợp Harami và Tín hiệu phân kỳ MACD để có độ chính xác và hiệu quả cao hơn.

Mô hình nến Bearish Harami nên được sử dụng kết hợp với các chỉ báo (Indicator) cùng với MT4, các tín hiệu phân kỳ sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho bạn và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch. Đặc biệt là giao dịch quyền chọn nhị phân – Binary Option.

6. Lưu ý quan trọng khi học Mô hình nến Nhật:

Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.

Và trước khi chơi tài khoản Real bạn nên tham gia một sàn giao dịch như IQ Option chẳng hạn để chơi tài khoản demo trước. Bạn sẽ được tặng 10.000$, tha hồ mà rải lệnh trước khi thành thạo và chơi Real.

Hiện tại, Tô đang giao dịch tại hai hệ thống sau:

Giao dịch Forex tại XM. Bạn có thể mở tài khoản XM tại đây: https://xm.com

Giao dịch Binary Option tại IQ Option. Bạn có thể mở tài khoản IQ Option tại đây: https://iqoption.com.

4.8/5 – (30 bình chọn)

Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.