Thị trường tích luỹ là hình thái tiếp theo cần xác định khi giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, Crypto, hàng hoá phái sinh.
Dấu hiệu cơ bản của vùng giá tích luỹ là Giá của các loại cổ phiếu, hàng hoá, coin liên tục biến động trong một phạm vi hẹp.
Các vùng giá cao nhất được coi là Kháng cự và các vùng giá thấp nhất được coi là Hỗ trợ. Giá bị hạn chế và gần như không thể phá vỡ phạm vi từ Hỗ trợ tới kháng cự.
Một thuật ngữ khác hay được sử dụng cho vùng tích luỹ là Choppy Price.
Nội dung tiếp theo khi tìm hiểu về Market Environment trong Khoá học Forex Miễn Phí, chúng ta sẽ tìm hiểu về vùng giá tích luỹ trong phân tích kỹ thuật.
Lưu ý: Các nội dung bài học này sẽ được áp dụng trong Phân tích cho mọi loại thị trường bao gồm Chứng khoán cơ sở, Forex, Crypto, Hàng hoá phái sinh…
Hai hình thái cơ bản của thị trường tích luỹ
Có ba hình thái tích luỹ cơ bản của thị trường trong phân tích kỹ thuật:
Tích luỹ dạng Sideway
Là hình thái tích luỹ trọng một phạm vi giá với Hỗ trợ – Kháng cự nằm ngang và song song với nhau.
Tích luỹ Sideway trong một số trường hợp còn được gọi là Kênh giá ngang vì hình thái giống với Kênh giá, nhưng giá không hình thành xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng.
Minh hoạ là Tích luỹ Sideway khung 1 giờ trên cặp GBPUSD.
Tích luỹ với biên độ hẹp dần
Là hình thái tích luỹ khi Hỗ trợ và kháng cự có xu hướng giao cắt nhau tại một góc tam giác.
Tích luỹ với biên độ hẹp dần sẽ thường được phát hiện với một số Mẫu Price Action cơ bản giống hình dạng của Tam giác tích luỹ.
Cách xác định thị trường tích luỹ bằng chỉ báo kỹ thuật
Phương pháp đầu tiên để xác định thị trường có nguy cơ rơi vào tích luỹ là sử dụng các chỉ báo kỹ thuật.
Trong bài trước chúng ta đã dùng Moving Averages, Bollinger Bands và ADX để xác định xu hướng thị trường. Bài này chúng ta cũng hoàn toàn có thể dùng 3 chỉ báo đó để xác định tích luỹ.
Xác định thị trường tích luỹ bằng ADX Indicator
Khi thị trường rơi vào tích luỹ, giá trị của chỉ báo ADX sẽ biến động dưới ngưỡng 25.
Khi quan sát trên biểu đồ kỹ thuật chúng ta có thể thấy các giá trị của chỉ báo ADX trên biểu đồ trong vùng giá tích luỹ như sau:
- ADX < 25
- DMI- < 25
- DMI+ < 25
Ngoài ra, với vùng tích luỹ biên độ hẹp dần này, mức biến động tại mỗi Timeframe cũng có xu hướng giảm thể hiện qua Khối lượng và hình thái của nến trên biểu đồ kỹ thuật.
Xác định thị trường tích luỹ bằng Moving Averages
Khi dùng Các đường EMA để xác định tích luỹ, bạn có thể dùng hệ thống 3 đường EMA mà Tôi chia sẻ trong bài viết trước với chu kỳ 5, 20, 50.
Bốn bài học sâu về MACD cần học:
- Cách sử dụng MACD phần 01
- Cách sử dụng MACD phần 02
- Cách xác định phân kỳ với MACD
- Dùng MACD xác nhận xu hướng thị trường
Cách xác định thị trường tích luỹ bằng Price Action
Phương pháp thứ 2 để xác định tích luỹ là dùng các Mô hình Price Action. Với phương pháp này, bạn hoàn toàn có thể dự báo xác suất tiếp theo về Xu hướng thị trường sau tích luỹ.
Dùng cờ tăng – Cờ giảm xác định tích luỹ
Cờ tăng – Cờ giảm là một dạng tích luỹ có định hướng. Nghĩa là khi xuất hiện các Mô hình này thì thị trường sẽ rơi vào tích luỹ và chúng ta có quyền kỳ vọng Tỷ giá sẽ Breakout theo một hướng nào đó với xác suất tốt.
Minh hoạ phía trên là biểu đồ Kỹ thuật Cổ phiếu TCB của Ngân hàng Techcombank. Tỷ giá tăng điều chỉnh về Fibo 38.2% và thiết lập kháng cự sau đó Breakout giảm thủng đáy và thậm chí phá vỡ luôn Fibo 127.2% về thẳng Fibo 161.8%.
Tìm hiểu sâu hai dạng Cờ trong phân tích kỹ thuật:
Mô hình cái nêm – Wedge báo hiệu tích luỹ
Mô hình cái nêm cũng là một Mô hình giúp xác định tích luỹ và bẫy giá có định hướng.
Minh hoạ trên Biểu đồ kỹ thuật của Ethereum khung 1 giờ cho thấy ETHUSD xuất hiện Mô hình Bearish Rising Wedge – Nêm giảm. Hỗ trợ cao dần, kháng cự cao dần nhưng giá tích luỹ vào vùng tam giác và kết quả là 1 cú Breakout khiến ETHUSD giảm giá sâu. Rõ ràng đây là một dạng BẪY GIÁ với phe Bull mà phe Bear thiết lập một cách khá kín đáo.
Tìm hiểu sâu: Cách xác định và giao dịch với Mô hình cái nêm Wedge
Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật báo hiệu tích luỹ
Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật dễ nhận biết hơn vì nó giống một dạng hộp chữ nhật. Giá sẽ biến động trong phạm vi từ Hỗ trợ – Kháng cự và chúng song song với nhau.
Xác suất Breakout của Hình chứ nhận là khó đoán định. Có 50% xác suất Breakout giảm và 50% Breakout tăng.
Ví dụ phía trên là Biểu đồ kỹ thuật Cổ phiếu VHM của Vinhomes với vùng tích luỹ rectangle trên khung Daily. Sau đó VHM sụt giảm.
Học cách giao dịch chuyên sâu với Breakout và Fakeout
Lời kết
Khi hiểu về các hình thái tích luỹ của thị trường trong phân tích kỹ thuật, bạn sẽ biết các để đưa ra chiến lược cho phù hợp.
Hầu hết các nhà đầu tư lão luyện đều chờ đợi và không tham gia giao dịch khi tỷ giá tích luỹ mà sẽ chờ một cú Breakout để tham gia thị trường với xác suất tốt hơn.
Các nhà đầu tư mới thường thua lỗ vì họ chưa nắm được khái niệm về xu hướng của thị trường và không nhận dạng được các vùng tích luỹ.
Trong trường hợp vẫn muốn giao dịch với vùng tích luỹ, Tôi khuyên bạn nên chốt ở các vùng Hỗ trợ – Kháng cự của các hình thái tích luỹ.
Ví dụ: Nếu bạn giao dịch theo hướng Long trong tích luỹ, thì bạn cần chốt ở Kháng cự. Nếu giao dịch theo hướng Short thì chốt hở hỗ trợ tích luỹ.
Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm Điều chỉnh và Đảo chiều trong phân tích kỹ thuật.
Chúc các bạn giao dịch thành công!