Equity là gì? Tại sao Equity lại biến động liên tục trong quá trình lệnh Forex,
CFDs
Trong lĩnh vực tài chính, CFD là viết tắt của contract for difference (hợp đồng chênh lệch) là hợp đồng giữa hai bên, thường được mô tả là “người mua” và “người bán”. Hợp đồng này chính là thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của tài sản đang được giao dịch như cố phiếu, forex, hàng hóa hay kim loại giao ngay. CFD do các nhà môi giới cung cấp. Tuy nhiên, không giống như những loại tài sản nêu trên, CFDs là một dạng giao dịch phái sinh.CFDs
Sự biến động của Vốn chủ sở hữu trong suốt quá trình lệnh mở tác động rất lớn đến tâm lý của nhà đầu tư. Đặc biệt là các nhà đầu tư mới, họ gần như bị thôi miên nếu như lệnh giao dịch đang có lợi nhuận.
Cảm giác tài khoản tăng lên nhanh chóng và mỗi ngày có thể kiếm được hàng ngàn đô la chính là mồi lửa đã đốt cháy biết bao tài khoản của nhà đầu tư.
Hiểu rõ Equity là gì, bản chất khi vốn tăng giảm và biến động không ngừng để loại bỏ rủi ro đến từ việc lạm dụng vốn sẽ giúp nhà đầu tư vững vàng và tránh được việc cháy tài khoản
Equity là gì?
Tham số Equity trong tài khoản Forex, CFDs được hiểu là Vốn chủ sở hữu, đại diện cho giá trị hiện tại của tài khoản Margin Trading của nhà đầu tư. Equity là tổng Balance – Số dư tài khoản và các khoản lãi – lỗ của các lệnh đang mở.
Ngoài ra, Vốn chủ sở hữu có thể được hiểu theo các cách sau:
- Là cổ phần hoặc bất cứ loại chứng khoán nào khác đại diện cho tỷ lệ sở hữu của cổ đông.
- Trên bảng cân đối Kế toán, Equity là lượng tiền được cổ đông đóng góp cộng với các khoản thu được (hoặc trừ đi khoản bị mất).
- Trong nghiệp vụ mua bán Chứng khoán, là giá trị của chứng khoán trong tài khoản trừ đi khoản vay từ công ty môi giới.
- Trong Bất động sản, Equity là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại trên thị trường của tài sản và phần nợ chủ sở hữu loại tàn sản ấy phải trả cho chủ nợ do đã đem tài sản đó đi thế chấp. Vì vậy Equity sẽ là phần chủ sở hữu nhận được sau khi bán đi tài sản đó và trả hết phần nợ thế chấp.
Khi các giao dịch hiện tại của bạn có lợi nhuận hoặc thua lỗ, Vốn chủ sở hữu – Equity của tài khoản cũng sẽ tăng – giảm theo số lợi nhuận và thua lỗ của lệnh giao dịch.
Cách tính Equity trên tài khoản Margin Trading
Cách tính Equity – vốn chủ sở hữu nếu tài khoản không có giao dịch mở
Nếu tài khoản KHÔNG có bất kỳ vị trí mở nào, thì Vốn chủ sở hữu – Equity bằng như Số dư tài khoản – Balance.
Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản
Equity = Balance
Ví dụ: Vốn chủ sở hữu khi bạn không có giao dịch mở
Nhà đầu tư Deposit $10.000 vào tài khoản giao dịch. Và chưa thực hiện bất kỳ giao dịch nào thì:
Equity = Balance = $10.000
Cách tính Equity – Vốn chủ sở hữu nếu tài khoản đang có giao dịch mở:
Nếu tài khoản có các lệnh đang giao dịch, Equity sẽ được tính dựa trên số dư tài khoản và Floating P/L trên tài khoản.
Bạn nên đọc lại về cách tính Floating P/L
Công thức tính Equity khi có lệnh được mở (Open Orders không phải Working Order):
Equity – Balance + Floating P/L
Ví dụ cách tính Equity khi giao dịch Forex:
Trường hợp 1: Giao dịch thua lỗ
Với bài viết chi tiết về Equity – Vốn chủ sở hữu trong giao dịch Forex, CFDs này Tô hy vọng anh em sẽ hiểu hơn về giá trị này và không quá lệ thuộc vào nó.
Bài viết tiếp theo Tô sẽ chia sẻ với anh em về Free Margin – Tiền dư ký quỹ và mối liên hệ của Free Margin với Equity.
Chúc anh em giao dịch thành công!