Phá vỡ giả – Fakeouts là hiện tượng giá phá vỡ vùng tích luỹ nhưng không biến động theo hướng breakouts, thay vào đó đảo chiều và biến động ngược hướng breakouts.
Giao dịch breakouts rất phổ biến với các Trader Forex. Khi giá phá vỡ Hỗ trợ – Kháng cự hoặc đường xu hướng, các nhà giao dịch thường kỳ vọng giá sẽ tiếp tục biến động theo hướng phá vỡ.
Tất nhiên đời không như là mơ và bất kể tín hiệu nào trong Phân tích kỹ thuật đều tuân thủ nguyên tắc về xác suất. Breakouts cũng không ngoại lệ, và khi Ba kiểu Breakouts thất bại, nó được gọi là Fakeouts.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể phát hiện các cú phá vỡ giả để đề phòng và đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp!?
Bài viết tiếp theo trong Khoá học Forex, chúng ta sẽ giải quyết triệt để vấn đề Phá vỡ giả – False Breakouts
Nội dung bài học
Khi nào Breakouts là Fakeouts!?
Breakouts là Fakeouts được xác định dựa trên một số nguyên tắc cơ bản về Hỗ trợ – Kháng cự.
Trước tiên chúng ta xem xét một chút các khái niệm cơ bản về Hỗ trợ – Kháng cự trong xu hướng để có những suy nghĩ đúng về False Breakouts:
Khái niệm cốt lõi: Hỗ trợ – Kháng cự là các vùng giá mà chúng ta có thể dự đoán được xác suất phản ứng của giá có tiềm năng sẽ biến động như thế nào.
Vùng Hỗ trợ trong xu hướng tăng: Là vùng giá có thể kết thúc đợt điều chỉnh giảm và quay trở lại xu hướng tăng trước đó.
Vùng Kháng cự trong xu hướng giảm: Là vùng giá có thể kết thúc đợt điều chỉnh tăng và trở lại xu hướng giảm trước đó.
Từ các khái niệm cốt lõi trên về Hỗ trợ – Kháng cự, chúng ta có thể đưa ra khái niệm cơ bản về Fakeouts – Phá vỡ giả như sau:
Phá vỡ giả – Fakeouts là hình thái biểu đồ kỹ thuật khi giá Phá vỡ hỗ trợ trong xu hướng tăng hoặc kháng cự trong xu hướng giảm nhưng không tiếp tục biến động theo hướng phá vỡ mà quay lại xu hướng chủ đạo trước đó.
Chúng ta sẽ cùng xem xét ví dụ minh hoạ dưới đây:
Biểu đồ EURUSD cho thấy một Xu hướng giảm rất mạnh trên EURUSD khung 4 giờ từ 1.0650 về 0.9950. Giá sau đó phục hồi về 1.0300 và hình thành VÙNG KHÁNG CỰ TRONG XU HƯỚNG GIẢM. Chúng ta thấy một nến Breakouts hoàn toàn khỏi vùng 1.0300 rất mạnh! Vậy đây liệu có là một cú breakouts đáng kỳ vọng và chúng ta nên giao dịch theo hướng phá vỡ – Mua lên chăng!?
Ôi không! Chúng ta đã quên một nguyên tắc cơ bản về Hỗ trợ – Và kháng cự được đề cập phía trên rồi. Đừng nên tin một cú Breakouts kháng cự trong xu hướng giảm!
Giờ thì tiền của bạn đã vào túi của ai đó nếu lỡ tin cú breakouts phía trên.
Bạn hiểu vấn đề rồi chứ!
Dùng RSI xác định Fakeouts
Vấn đề mà chúng ta cần phải xem xét ngoài lý thuyết phía trên là có cách nào đó khác rõ ràng hơn để nhận biết False breakouts – Phá vỡ giả và phòng tránh hay không?
Yeah! Có một cách, chúng ta sẽ dùng RSI.
Nguyên tắc xác định tiềm năng Fakeouts với RSI:
Tổng kết
Xác định được Breakouts và Fakeouts giúp nhà đầu tư giảm bớt được các rủi ro trong giao dịch. Các tín hiệu phá vỡ giả thường là các loại bẫy giá cần nhận biết để tránh thua lỗ đau đớn.
Nếu biết kết hợp với lý thuyết nền tảng về Hỗ trợ – Kháng cự kèm theo Nguyên tắc Buy the Dip – Sell the rally, chúng ta sẽ giảm được tối đa rủi ro khi xác định False breakouts để duy trì giao dịch theo xu hướng.
Hi vọng với những chia sẻ này bạn có thể hiểu hơn về cách phát hiện và giao dịch với Fakeouts.
Chúc bạn giao dịch thành công!