Cách giao dịch với Kháng cự và Hỗ trợ trong Forex

7

phút học

|

Đăng ngày:

| Cập nhật:

Cách giao dịch với Kháng cự và Hỗ trợ trong Forex sẽ cùng làm rõ hơn một số khái niệm và phương pháp để Sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật Forex cơ bản nhưng vô cùng hữu ích khi áp dụng thực tế vào thị trường Forex.

Để cho mọi thứ đơn giản và dễ hiểu nhất, Tô sẽ chia Cách giao dịch với Kháng cự và Hỗ trợ trong Forex làm hai ý tưởng: Bounce (bật lên) và Break (Phá vỡ).

1. The Bounce – Hiện tượng Bật lại của giá.

Đúng như tên gọi, phương pháp giao dịch với Kháng cự và Hỗ trợ là ngay khi giá bị bật ngược trở lại khi chạm vào 02 vùng này.

Lỗi thường gặp: Các nhà đầu tư Forex thường đặt ngay lệnh giao dịch trên các Mức Kháng cự Và Hỗ trợ thay vì chờ đợi tín hiệu bật lại khi giá chạm các vùng này.

Lý do chúng ta cần chờ Giá bật ngược trở lại (Hồi lại) sau khi chạm Vùng Hỗ trợ Và Kháng cự là để Chắc chắn rằng giá sẽ không Breakout hai vùng này để tiếp diễn xu hướng hoặc tạo một xu hướng mới.

Ví dụ vào lệnh và Stop Loss khi giá chạm Hỗ trợ bật lại.
Ví dụ vào lệnh và Stop Loss khi giá chạm Hỗ trợ bật lại.

Bạn có thể nghĩ: Tại sao tôi lại không vào lệnh ngay trên Vùng Kháng cự và Hỗ trợ mà tôi đã xác định trong Kênh giá để đảm bảo có được mức giá tốt nhất và lợi nhuận lớn hơn nhiều?

Bạn nên nhớ rằng Kháng cự và Hỗ trợ chỉ là các Vùng xác định rằng giá có thể tạm thời ngưng dịch chuyển với tốc độ bàn thờ ở khu vực dó. Nhưng nó có thể Bị bật ngược trở lại, và cũng có thể bị Phá vỡ.

Ví dụ vào lệnh và Stop Loss khi giá chạm Trendline (Kháng cự) bật lại.
Ví dụ vào lệnh và Stop Loss khi giá chạm Trendline (Kháng cự) bật lại.

Khi giá đang Phi lên hoặc lao xuống như Vũ bão, chẳng ai dại dột “Bắt dao rơi” và vào lệnh đánh ngược chiều ngay khi giá đang phi ầm ầm như vậy cả.

“Bắt dao rơi” sẽ khiến bạn đổ máu – Thậm chí KHÔ MÁU.

Bằng cách chờ đợi một tín hiệu giá Bật lại – Hồi lại, bạn sẽ được an toàn hơn trong giao dịch.

Ví dụ vào lệnh khi Giá chạm Hỗ trợ và Kháng cự của Channel bật lại
Ví dụ vào lệnh khi Giá chạm Hỗ trợ và Kháng cự của Channel bật lại

Hình ảnh phía trên là Ví dụ minh hoạ rất cụ thể vào lệnh khi giá chạm các Vùng Hỗ trợ và Kháng cự của Down Channel và bật lại. Các điểm vào lệnh không bao giờ nằm trên 02 vùng Hỗ trợ và Kháng cự.

Ở vị trí cuối cùng, Giá đã Breakout luôn Hỗ trợ của Channel và đi xuống. Đó là câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao không vào lệnh ngay khi giá chạm Các Vùng Kháng cự hoặc Hỗ trợ.

2. The Breakouts – Phá vỡ

Trong một thế giới hoàn thảo, các Vùng Hỗ trợ và Kháng cự sẽ giữ mãi, Trong thị trường Forex hoàn hảo, các Vùng Hỗ trợ và Kháng cự sẽ giúp chúng ta có điểm ra vào Hợp lý và kiếm tiền từ nó vì Xu hướng thị trường Forex có tiềm năng tự bảo toàn.

Nhưng vấn đề quan trọng là: CÁC VÙNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ BỊ… PHÁ VỠ THƯỜNG XUYÊN.

Ba kiểu Breakouts trong giao dịch ngoại hối. Và tương ứng với chúng ta có các phương án khác nhau để vào lệnh.

2.1. Vào lệnh mạo hiểm ngay khi giá phá vỡ Kháng cự hoặc Hỗ trợ

Đây là phương pháp đơn giản nhất để giao dịch với Breakouts. Khi giá phi vèo một phát đâm thủng luôn các Vùng Hỗ trợ hoặc Kháng cự.

Ví dụ vào lệnh khi giá Phá vỡ Vùng Hỗ trợ ngọt lịm không quay đầu.
Ví dụ vào lệnh khi giá Phá vỡ Vùng Hỗ trợ ngọt lịm không quay đầu.

Để vào lệnh với trường hợp này, chúng ta cần có một tín hiệu rõ ràng, Giá đâm thủng Vùng Hỗ trợ hoặc Kháng cự một cách dễ dàng, thậm chí xuống rất sâu. (Thân nến có 2/3 hoặc 1/2 nằm ở hướng mà nó phá vỡ).

Ví dụ giá phá vỡ Down Trendline - Kháng cự rõ ràng không quay đầu.
Ví dụ giá phá vỡ Down Trendline – Kháng cự rõ ràng không quay đầu.

Hình ảnh dưới đây là Ví dụ về phá vỡ Up Trendline – Hỗ trợ.

Ví dụ về phá vỡ Up Trendline - Hỗ trợ
Ví dụ về phá vỡ Up Trendline – Hỗ trợ

2.2. Chờ nến xác nhận Breakout

Đây là trường hợp rất hay gặp, Sau khi phá vỡ Vùng Hỗ trợ hoặc vùng Kháng cự, giá sẽ có xu hướng quay trở lại Kiểm tra lại các khu vực mà nó vừa phá vỡ.

Ví dụ:

Tình huống giả định: Bạn quyết định Vào lệnh Buy EUR/USD với hy vọng tỷ giá của cặp tiền này sẽ tăng khi nó đã bật lại sau khi chạm Vùng Hỗ trợ.

Đắng lòng là thay vì đi lên, nó lại Quay ngược trở lại và phá vỡ Vùng Hỗ trợ.

Giao dịch của bạn đang đỏ lè và bạn có 02 lựa chọn:

  1. Đóng lệnh giao dịch và thoát khỏi thị trường.
  2. Chờ với hy vọng mong manh: Giá sẽ hồi lên một lần nữa để… THOÁT THẾ KẸP BI.

Nếu bạn chọn tình huống 2 bạn sẽ hiểu vì sao có hiện tượng giá Hồi lên mà Tô đề cập ở đây.

Tiếp tục với giả định này: Ngay sau khi bạn Cut lỗ khi giá Hồi lại và thoát thế bị KẸP BI. Giá sẽ không đi lên và tiếp tục Lao xuống.

Đây chính là Hiện tượng Hỗ trợ trở thành Kháng cự ngay khi Hỗ trợ bị phá vỡ.

Ngược lại, Khi Kháng cự bị Phá vỡ, thì nó có thể trở thành Hỗ trợ trong tương lai.

Các ví dụ minh hoạ dưới đây sẽ giải thích giúp bạn về trường hợp này:

Ví dụ giá phá vỡ vùng hỗ trợ và liên tục quay lại Test vùng Hỗ trợ
Ví dụ giá phá vỡ vùng hỗ trợ và liên tục quay lại Test vùng Hỗ trợ

Hình phía dưới là ví dụ sau khi Giá phá vỡ Up Trendline (Hỗ trợ) quay trở lại kiểm tra liên tục rồi lao dốc vì khôn thể phá vỡ đường Xu hướng lên từ Hỗ trợ đã trở thành kháng cự để tiếp tục xu hướng tăng.

Giá phá vỡ Đường xu hướng tăng và quay trở lại hồi test đường Hỗ trợ đã trở thành kháng cự này
Giá phá vỡ Đường xu hướng tăng và quay trở lại hồi test đường Hỗ trợ đã trở thành kháng cự này

Video Hướng Dẫn Hỗ Trợ – Kháng Cự

Trên đây là toàn bộ các chia sẻ về phương pháp giao dịch với Hỗ trợ và Kháng cự. Chúc bạn giao dịch thành công!

4.6/5 – (28 bình chọn)

Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.