Giao dịch với Tín hiệu Phân kỳ là gì? Tìm hiểu về Divergences Trading

6

phút học

|

Đăng ngày:

| Cập nhật:

Giao dịch với Phân kỳ – Divergences Trading là gì và cách để hiểu đúng, ứng dụng đúng trong giao dịch tài chính như thế nào?

Khi giá của một loại hàng hoá tăng quá mạnh hoặc giảm quá sâu, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư có hành vi Bán đỉnh hoặc Mua đáy.

Liệu có cách nào để biết thời điểm nên thoát khỏi thị trường và chốt giao dịch để giữ lợi nhuận hay tiếp tục giữ các giao dịch?

Làm sao để biết được đợt điều chỉnh đã kết thúc và xu hướng sẽ tiếp diễn để tiếp tục giao dịch theo xu hướng?

Trong loạt bài viết về Phân kỳ, Tôi sẽ chia sẻ cụ thể với các bạn về Khái niệm Phân kỳ, cách giao dịch đúng và lựa chọn Chỉ báo phù hợp để xác định phân kỳ.

Phân kỳ là gì?

Sự phân kỳ (Divergence) trên biểu đồ kỹ thuật được xác định bằng cách So sánh các hành động giá và sự biến động của một trong các chỉ báo như RSI, Stockastic, MACD, CCI…. Khi hành động giá ngược với biến động của các chỉ báo, Tín hiệu phân kỳ sẽ xuất hiện báo hiệu khả năng thị trường có thể Điều chỉnh hoặc Tiếp diễn xu hướng cũ.

Phân kỳ là gì? Cách xác định Phân kỳ trong phân tích kỹ thuật
Phân kỳ là gì? Cách xác định Phân kỳ trong phân tích kỹ thuật

Các chỉ báo sử dụng để xác định Phân kỳ

Các chỉ báo được sử dụng để phát hiện Phân kỳ khá đa dạng bao gồm:

  1. RSI – Relative Strength Index
  2. MACD – Moving Average Convergence/Divergence
  3. Stochastic
  4. CCI
  5. ….

Hầu hết là các chỉ báo động lượng giúp chúng ta xác định cơ bản về động lượng của thị trường để tránh Mua đỉnh – Bán đáy.

Các chỉ báo này cũng cho chúng ta biết xác suất về khả năng điều chỉnh, đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng cụ thể.

Khi kết hợp với Biểu đồ kỹ thuật, các chỉ báo này giúp chúng ta xác định về Hiện tượng Phân kỳ trên biểu đồ kỹ thuật.

Nhận dạng Phân kỳ trên biểu đồ kỹ thuật

Các biểu hiện Phân kỳ kỹ thuật – Technical Divergences có thể được phát hiện nếu Nhà đầu tư biết kết hợp Giữa biểu đồ và chỉ báo.

Trên thị trường có hai thuật ngữ cần lưu tâm:

  • Higher High: Giá của loại tài sản tạo các Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (Upward Trend – Xu hướng tăng)
  • Lower Low: Giá của các loại tài sản tạo các Đáy sau thấp hơn đáy trước (Downward Trend – Xu hướng giảm)
Xác định Higher High - Lower Low
Xác định Higher High – Lower Low

Như vậy, nếu như không có gì khác lạ xảy ra thì Biến động của các chỉ báo kỹ thuật cũng sẽ phải Đồng pha với biến động trên biểu đồ kỹ thuật.

Cấu trúc Higher High dễ nhận biết nhất khi Biểu đồ giá biến động trong Kênh giá – Channel.

Hãy lưu ý rằng Biến động về Giá và Biến động trên các chỉ báo kỹ thuật có mối quan hệ mật thiết. Trong trạng thái duy trì xu hướng, Mối quan hệ này là Cùng tiến, Cùng lùi giống như Ngưu Lang với Chức Nữ, Chử Đồng Tử với Tiên Dung. Nếu giá liên tục tăng và tạo các đỉnh cao hơn, thì các chỉ báo kỹ thuật như RSI Stochastic, MACD, CCI cũng phải liên tục tạo các đỉnh cao hơn.

Khi sự đồng pha mất đi Chúng ta sẽ thấy tín hiệu giữa Giá và chỉ báo kỹ thuật như mối quan hệ giữa Mèo với Chuột, Sơn Tinh với Thuỷ Tinh… Nghĩa là Giá liên tục tạo đỉnh cao hơn nhưng Chỉ báo kỹ thuật lại cho thấy đỉnh thấp hơn. Hoặc Giá liên tục tạo đáy thấp hơn nhưng Chỉ báo kỹ thuật lại cho tín hiệu Đáy cao hơn. Điều này nghĩa là Giá và chỉ báo kỹ thuật đang phân kỳ với nhau.

Và đó là lý do mà hiện tượng này được gọi là Phân kỳ trong phân tích kỹ thuật và hành động giá.

Giao dịch với Phân kỳ – Trading Divergences là một Dấu hiệu tuyệt vời nên có trong hệ thống giao dịch vì đây là tín hiệu cho biết có điều khác thường đang diễn ra và cần chú ý nhiều hơn để tránh rủi ro và bảo toàn lợi nhuận.

Đôi khi sự Phân kỳ giúp cho bạn phát hiện tín hiệu cho thấy Xu hướng có thể tiếp tục.

Hai loại Phân kỳ trong phân tích kỹ thuật

Dựa vào các nguyên tắc về Higher High và Lower Low, Phân kỳ được chia làm 2 dạng:

  1. Phân kỳ bình thường – Regular Divergence
  2. Phân kỳ ẩn – Hiden Divergence

Trong chuyên đề về Phân kỳ, Tôi sẽ chia sẻ với bạn cách để xác định Hai loại phân kỳ này và cách để xây dựng hệ thống giao dịch với Phân kỳ.

Lưu ý: Tôi sẽ sử dụng chỉ báo RSI, với các chỉ báo khác như MACD, Stochastic cách xác định tương tự.

Bạn có thể tham khảo:

  1. Cách giao dịch với phân kỳ MACD?
  2. Cách sử dụng Stochastic
  3. Cách ứng dụng Chỉ báo RSI trong phân tích kỹ thuật
5/5 – (1 bình chọn)

Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.