Khi nào áp dụng Mô hình nến Nhật đảo chiều đạt độ chính xác cao?

14

phút học

|

Đăng ngày:

| Cập nhật:

Khi nào áp dụng Mô hình nến Nhật đảo chiều đạt độ chính xác cao? Lý do tại sao Mô hình nến Nhật đảo chiều dù đạt chuẩn vẫn thất bại? Đặc biệt là với khung thời gian ngắn như M1, M5, M15, M30, H1? (một phút tới một giờ).

Cách khắc phục và tìm Mô hình Nến để áp dụng chính xác sẽ như thế nào?…

Ôi, hàng rổ câu hỏi được đặt ra từ phía các bạn và Ngay trong quá trình giao lưu với các Anh em ở Hà Nội, Tô được chứng kiến thực tế, nghe, hỏi, nói và thảo luận cùng các anh em mới nhận ra vấn đề của người mới.

Chính vì vậy, Bài viết này sẽ giải quyết các khúc mắc của bạn với các Mô hình nến Nhật và Tô sẽ giải quyết từng vấn đề.

Nếu bạn thắc mắc về Mô hình Nến Nhật, nên xem qua: Khoá học Price Action Miễn Phí

[toc]

1. Vấn đề thứ nhất: Cứ thấy mô hình Nến là Áp dụng

1.1. Bắt Mô hình nến đảo chiều trong Sideway

Trong tất cả các Bài viết của Tô đều lưu ý: Không áp dụng trong Sideway, Nó chỉ được áp dụng trong Đỉnh – Với Mô hình nến đảo chiều từ tăng – sang giảm. Và Áp dụng dưới Đáy – Với Mô hình nến Đảo chiều từ Giảm sang Tăng.

Đặc biệt: Trong một xu hướng rõ ràng.

Nhưng…

Anh em vừa tiếp cận mô hình là sợ mất cơ hội, Đánh tất từ Xu hướng cho tới Sideway và lại vò đầu bứt tai: Tại sao mình sai…

Trường hợp thứ 2

1.2. Xu hướng vừa mới hình thành

a. Xu hướng tăng vừa hình thành và chưa rõ ràng.

Nếu có sử dụng Bollinger Bands thì với loại xu hướng Tăng vừa mới hình thành này, Các anh em sẽ thấy Nến vừa đi từ Bollinger Band dưới, phá Bollinger band giữa và chạm vào Bollinger Band trên. Ngay khi chạm Bollinger band trên thì xuất hiện tín hiệu nến đảo chiều từ tăng sang giảm

Mô hình nến Thất bại khi xuất hiện ở đầu xu hướng mới
Mô hình nến Thất bại khi xuất hiện ở đầu xu hướng mới

Trong hình ảnh trên, Nến bắt đầu đi từ Bollinger Band dưới, lên Bollinger Band trên và xuất hiện các tín hiệu nến đảo chiều, nhưng thay vì đảo chiều, Xu hướng tăng lại tiếp diễn.

b. Xu hướng giảm vừa hình thành và chưa rõ ràng

Nến vừa đi từ Bollinger Band trên, phá Bollinger band giữa và chạm vào Bollinger Band dưới. Ngay khi chạm Bollinger band trên thì xuất hiện tín hiệu nến đảo chiều từ giảm sang tăng.

Mô hình nến Nhật đảo chiều thất bại ở đầu xu hướng giảm
Mô hình nến Nhật đảo chiều thất bại ở đầu xu hướng giảm

Trong hình ảnh ví dụ phía trên, Nến vừa phá vỡ khu vực tích luỹ và tạo xu hướng giảm giá. Ở đầu xu hướng giảm giá, xuất hiện Mô hình nến Morning Star nhưng thay vì đảo chiều, Xu hướng giảm lại tiếp diễn mà không đảo chiều.

Đây là 02 trường hợp cực kỳ nguy hiểm và tiềm ẩn rủi ro rất cao.

Cả 02 trường hợp xu hướng đều chưa rõ ràng vì tới các điểm này, Giá hoàn toàn có thể

  • Tiếp tục xu hướng rõ ràng,
  • Hoặc sẽ chấm dứt và chui vào Vùng đi Sideway.
Mô hình nến Đảo chiều trong Sideway
Mô hình nến Đảo chiều trong Sideway

Như vậy, Tuyệt đối không bao giờ áp dụng Mô hình nến khi vừa chạm Bollinger Trên hoặc Bollinger Band dưới lần đầu tiên!

2. Vấn đề thứ 2: Bắt đảo chiều ở lưng chừng núi

Đây là tình trạng mà Anh em khi thấy giá lên được một mức nhất định và xuất hiện Mô hình nến đảo chiều thì cho rằng đó là khu vực có thể xảy ra đảo chiều ngắn hạn. Tuy nó có thể đúng, nhưng tỷ lệ chính xác vẫn còn thấp và hạn chế. Khu vực này thường xuất hiện Hồi giả (Retrace) hơn là Đảo chiều thật.

Điều này có nghĩa là Anh em đang xác định sai Đỉnh hoặc sai Đáy.

Thông thường một Xu hướng sẽ có tính chất Tự bảo toàn. Và Tô thường không bắt đỉnh, không bắt đáy ở Lưng chừng.

Nghĩa là khi Xu hướng vừa mới hình thành, đi được khoảng 10-20 pips thì sẽ không bắt Mô hình nến Đảo chiều.

Không bắt Mô hình nến Đảo chiều khi giá ở Lưng chừng núi
Không bắt Mô hình nến Đảo chiều khi giá ở Lưng chừng núi

Trong hình ảnh trên, Xu hướng mới chỉ bắt đầu được khoảng 10-20 pips thì xuất hiện Tín hiệu nến đảo chiều. Nếu Vào lệnh Scalp Forex chỗ này cực kỳ rủi ro và nguy hiểm. Thay vì đảo chiều đi lên, Nó lại tiếp tục Sideway nhẹ và lao dốc.

Sở dĩ có trường hợp này là vì Xu hướng luôn tự bảo toàn trong suốt Biên độ giao động trung Bình so với các ngày hoặc các giờ trước đó.

Vấn đề sẽ được chia sẻ và giải thích ở phần tiếp theo. Xác định Đỉnh – Đáy trong ngày với tỷ lệ chính xác cao.

3. Vấn đề thứ 3: Khắc phục và tìm điểm xuất hiện Mô hình nến đảo chiều với Tỷ lệ chính xác cao.

3.1. Phương pháp xác định theo cảm tính

Phương pháp này Tô thường sử dụng mặc dù là cảm tính nhưng đều có sự tính toán rõ ràng trong đó về biên độ giao động kèm theo đó là sự kiên nhẫn chờ đợi.

Nến đọc trước: Pip là gì?

Trước tiên chúng ta sẽ cùng xem qua một hình ảnh:

Điểm xuất hiện Mô hình nến Đảo chiều với độ chính xác cao
Điểm xuất hiện Mô hình nến Đảo chiều với độ chính xác cao

Tô sẽ xem xét các điểm sau:

  • Biên độ giao động của Giá đi từ Đáy lên đỉnh (hoặc ngược lại) tối thiểu là 20 pips, độ mở này càng lớn càng tốt. Trong hình, Từ đáy lên đỉnh đã là 80 pips.
  • Xuất hiện Mô hình nến đảo chiều, ở đây là Mô hình nến Evening Star. Là một trong các Mô hình nến đảo chiều rất mạnh.
  • Xuất hiện thêm các tín hiệu phân kỳ từ Histogram của MACD hoặc RSI.

Nếu để ý kỹ, Các bạn sẽ thấy giá đi từ Góc dưới cùng bên trái lên góc trên cùng bên phải. Gần chạm luôn vào hình Profile + Khúc chỗ tiền vào lệnh, thời gian… Và đó là 1 xu hướng lên rõ rệt.

Với xu hướng giảm, thì nó sẽ đi từ Góc trên cùng bên trái, xuống góc dưới cùng bên phải. Và biên độ giao động cũng tương tự.

Mức độ Zoom của màn hình sẽ cho bạn thấy Giá đang ở lưng chừng, hay là ở đỉnh của Xu hướng. Và thường khi đi theo đường chéo như vậy, Tối thiểu giá đã đi được 20pips để lên đỉnh hoặc xuống đáy như vậy.

3.2. Xác định đỉnh – đáy trong ngày theo định lượng.

Trước tiên hãy xem hình ảnh dưới đây và các con số thống kê sơ bộ:

Xác định mức độ giao động trung bình của giá trong 01 ngày
Xác định mức độ giao động trung bình của giá trong 01 ngày

Đây là Bảng thống kê mà Tô tự làm, tự mày mò Excel để vẽ ra và khảo sát các con số trong chu kỳ từ 16/02/2018 – 11/05/2018 với cặp tiền USD/CHF.

Các con số lưu ý:

  • Số PIPS trung bình 1 ngày: 54.99315068
  • Số Pips trung bình của Thân nến: 27.34794521
  • Số Pips trung bình của Râu nến trên: 12.902
  • Số Pips trung bình của râu nến dưới: 14.40909091

Mời bạn xem Hình ảnh cụ thể với thân nến Bullish được vẽ và Mô tả chi tiết với các thông số như sau:

Mức độ giao động trung bình của nến trong một ngày
Mức độ giao động trung bình của nến trong một ngày

Vậy các con số này có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của nó như sau:

Trong 01 ngày theo sau ngày gần nhất được thống kê với cặp tiền USD/CHF,

  • Trong xu hướng tăng tiếp tục, và từ Low đến điểm nến đang chạy Được khoảng 54pips, thì xu hướng đảo chiều trong ngắn hạn có thể sắp diễn ra.
  • Khi xuất hiện Mô hình nến đảo chiều ở mức đó, tỷ lệ chính xác vô cùng cao.
  • Và nến sẽ đảo chiều tối thiểu là từ High đến Close.
  • Tức khoảng 12.9 pips. Để tạo râu nến trên. Sau khi đến điểm 12.9 pips tức mức Close trung bình, giá lại có thể đi xuống để tạo râu dài hơn.
  • Hoặc sẽ tiếp tục đi lên và lấp đầy thân nến mà không tạo Râu.
  • Nhưng có thể khẳng định điểm cao nhất được tính toán như phép toán này mà xuất hiện tín hiệu nến đảo chiều ở khung M1 – 1 phút thì tỷ lệ chính xác rất cao.

Với các bạn đầu tư Forex, Scalp bằng phương pháp này tương đối hiệu quả và mang về lợi nhuận từ 15-20% rất nhanh chóng.

Tải File Excel tính toán và đã vẽ biểu đồ sẵn + giải thích công thức tính toánhttps://bit.ly/file-thong-ke-so-pip-trung-binh-forex

Như vậy, với phương pháp tính toán này có nhiều thứ đáng tin cậy hơn. Nhưng so với phương pháp cảm tính phía trên rõ ràng là có sự tương đồng và yêu cầu kiên nhẫn ở đây.

Có điều bạn cần phải có số liệu thống kê các Mức High – Low – Open – Close kèm theo đó là Logic để tính độ dài râu nến, thân nến… Cuối cùng chỉ việc bỏ vào File Excel thiết lập công thức (VD trong hình) là xong.

Để lấy số liệu và xuất ra file excel rồi làm phép tính trên, bạn có thể truy cập Website: Dukascopy

Tải lịch sử giá các cặp tiền tệ Forex
Tải lịch sử giá các cặp tiền tệ Forex

Hoặc xem Video Xuất dữ liệu tỷ giá Forex sang Excel trên MetaTrader 4:

4. Các điểm nên tránh áp dụng Mô hình nến đảo chiều.

Đây Là các khu vực có vùng cản chẵn số như 1.000, 1.100, 1.500… Đến khu vực này dù giá đã đi được 50 hay 100 pips rồi và xuất hiện các Mô hình nến đảo chiều, thay vì đảo chiều gì giá lại có xu hướng Đi sideway liên tục Test vùng cản chẵn đó.

Và chiến lược với các Vùng cản chẵn lại không phải áp dụng Mô hình nến, mà là Chờ Breakout và giao dịch theo xu hướng Breakout.

Giao dịch theo Breakout khu vực cản chẵn Big Round Number
Giao dịch theo Breakout khu vực cản chẵn Big Round Number

5. Video hướng dẫn tìm điểm có Mô hình nến Đảo chiều độ chính xác cao

Trên đây là một vài chia sẻ nho nhỏ với các Anh em vừa để trả lời câu hỏi Khi nào áp dụng Mô hình nến Nhật đảo chiều đạt độ chính xác cao? Vừa hé lộ phương pháp Scalping với nến M1 trong ngày hiệu quả mà Tô đang Test, đang áp dụng khá hiệu quả.

Chúc anh em giao dịch thành công!

Lưu ý quan trọng khi học Mô hình nến Nhật:

Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.

Và trước khi chơi tài khoản Real bạn nên tham gia một sàn giao dịch như IQ Option chẳng hạn để chơi tài khoản demo trước. Bạn sẽ được tặng 10.000$, tha hồ mà rải lệnh trước khi thành thạo và chơi Real.

Hiện tại, Tô đang giao dịch tại hai hệ thống sau:

Giao dịch Forex tại XM, ICMARKETS, EXNESS.

Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com

Đăng ký tài khoản ICMARKETS: https://www.icmarkets.com/

Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/

Giao dịch Binary Option tại IQ Option. Bạn có thể mở tài khoản IQ Option tại đây: https://iqoption.com.

4.9/5 – (16 bình chọn)

Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.