Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược (Inverse Head and Shoulders) là một trong năm Mô hình nến Nhật đảo chiều mạnh mẽ báo hiệu sớm xu hướng giá sẽ quay đầu từ Xu hướng giảm chuyển sang Xu hướng tăng. Nếu biết áp dụng chính xác, nó có thể hỗ trợ giảm thiểu rủi ro và có những dự đoán chính xác hơn, tránh được bẫy hồi giả.
Các nhà đầu tư theo trường phái Price Action sử dụng Mô hình đỉnh đầu – hai vai đảo ngược như chiến lược giao dịch ưa thích của họ.
Bài viết này sẽ chia sẻ hai phương pháp giao dịch với Mô hình SHS giúp nhà đầu tư có Low Risk, High Profit.
Sở dĩ tôi lựa chọn các Mô hình là vì các Mô hình thường có sự lặp lại. Ngoài ra, các Mô hình sẽ cho tôi biết tôi đang chờ đợi điều gì ở thị trường và thị trường tiếp theo có khả năng diễn biến thế nào. Nếu không, tôi sẽ đi trong vô minh mà không biết là tiếp theo tỷ giá sẽ di chuyển theo xu hướng nào.
1. Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược là gì?
Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược là dấu hiệu cho thấy thị trường có khả năng thay đổi xu hướng. Đỉnh đầu – Hai vai đảo ngược xảy ra trong xu hướng giảm có khả năng báo hiệu sớm về sự đảo chiều xu hướng. Nếu xuất hiện trong xu hướng tăng, Mô hình báo hiệu khả năng kết thúc điều chỉnh để tiếp diễn xu hướng tăng trước đó.
Cấu Trúc Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược:
Vai trái: Là đáy thứ nhất.
Đầu: Là sau khi hồi tạm, tạo điểm thứ nhất của Neckline, Giá tiếp tục giảm và tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ rồi hồi tiếp tạo ra điểm thứ 02 của Neckline. Khi nối 02 điểm này chúng ta sẽ được Neckline hoàn chỉnh.
Vai phải: Sau khi tạo điểm thứ 02 của Neckline, giá tiếp tục giảm, nhưng lại không thể tạo đáy mới thấp hơn đáy của đỉnh đầu. Mà tạo đáy mới, cao hơn đáy của đỉnh đầu (Higher Low).
Neckline: Là đường nối 02 đỉnh hồi từ Sau Vai trái và Trước Vai phải.
Đường viền cổ – Neckline có thể nằm ngang, tăng dần hoặc giảm dần. Theo truyền thống, nếu đường viền cổ áo tăng dần thì mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược được coi là có khả năng đảo chiều mạnh mẽ hơn là có Neckline có xu hướng giảm dần.
Lưu ý: Mặc dù đường Neckline có xu hướng tăng dần thường được coi là có khả năng đảo chiều mạnh hơn, nhưng tôi thích giao dịch với Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược có Neckline nằm ngang hoặc giảm dần. Theo kinh nghiệm của tôi, các mẫu có Neckline nằm ngang hoặc giảm dần sẽ có tỷ lệ Risk:Reward tốt hơn. Hay vùng Take Profit lớn hơn vùng Stop Loss rất nhiều so với truyền thống.
2. Xác định điểm vào lệnh cho Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược
Giống như Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận, Mô hình này cũng có những điểm vào lệnh tương tự tuy nhiên, trong chiến lược giao dịch của tôi lại có chút khác biệt. Đầu tiên, tôi vẫn trình bày các phương pháp vào lệnh đúng chuẩn Vai – Đầu – Vai.
2.1. Điểm vào lệnh tiêu chuẩn
Điểm vào lệnh chuẩn cho Vai – Đầu – Vai ngược được xác định ngay khi giá phá vỡ đường viền cổ – Neckline. Một số nhà đầu tư thận trọng hơn, họ chờ đợ một cây nến ngay sau cây nến Breakout có giá đóng cửa nằm trên đường Neckline rồi mới vào lệnh.
Lưu ý: Nếu bạn lựa chọn chờ đợi một cây nến sau nến Breakout neckline có giá đóng cửa nằm trên Neckline đồng nghĩa với việc vùng lợi nhuận có thể sẽ thu hẹp lại và vùng rủi ro sẽ tăng lên.
Điểm Stop Loss: Được đặt 1 pips dưới râu nến thấp nhất của Vai phải.
Điểm Take Profit: Được tính toán bằng đúng khoảng cách từ Đỉnh đầu đến Neckline.
Một chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược khác là chờ đợi giá phá vỡ neckline, và sau đó chờ đợi một vài nến Pullback ngược trở lại đường Neckline rồi mới vào lệnh.
Lợi ích của kỹ thuật này là nó là sẽ làm giảm đi tỷ lệ rủi ro vì rõ ràng, giá đã quay trở lại Test đường Neckline và không quay ngược trở xuống để tiếp tục xu hướng giảm.. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào Pullback cũng diễn ra.
Ý tưởng vào lệnh khi chờ đợi tỷ giá Pullback về Neckline là để khẳng định Neckline trước đây là Vùng kháng cự, giờ đây đã trở thành Vùng hỗ trợ và tỷ giá đã không thể phá vỡ Vùng hỗ trợ này để tiếp tục xu hướng giảm trước đó.
Trong chiến lược này, điểm Take Profit và điểm Stop Loss không thay đổi, chúng ta chỉ thay đổi điểm vào lệnh như hình dưới đây:
2.2. Điểm vào lệnh giảm rủi ro, tăng lợi nhuận
Chiến lược giao dịch với Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược của tôi hơi khác một chút, vì tôi kết hợp Mẫu hình đỉnh đầu – hai vai đảo ngược với Một mô hình nến khác như Nến Hammer hoặc mô hình nến Bullish Engulfing.
Điểm vào lệnh: Với phương pháp này, bạn cần Vào lệnh trước khi Vai phải được hình thành đầy đủ. Trong ví dụ phía trên, Tôi kết hợp Vai Đầu Vai ngược với Nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng trưởng).
Điểm Stop Loss: Vẫn là 1 pips dưới râu nến thấp nhất của Vai phải.
Điểm Take Profit: Ngoài khoảng cách chuẩn từ Đỉnh đầu đến Neckline, như hình bạn đã có thêm một vùng lợi nhuận do việc hình thành đầy đủ Vai phải mang lại.
Như bạn thấy, rõ ràng với việc có thêm 01 vùng lợi nhuận từ việc hình thành vai phải, Tỷ lệ Risk:Reward đã giảm xuống do vùng Risk bị thu hẹp lại. Vùng Profit nới rộng ra.
3. Kết hợp Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược với tín hiệu phân kỳ từ MACD và RSI
Tôi là một tín đồ của các tín hiệu Phân kỳ từ MACD và RSI. Nếu bạn chú ý, trong các bài hướng dẫn giao dịch, Tôi luôn kết hợp phân kỳ và Price Action.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Xác định và ứng dụng tín hiệu phân kỳ MACD đúng chuẩn.
Có thể bạn thắc mắc: Phân kỳ thì liên quan gì tới Vai đầu vai?
Đây là một câu hỏi khá hay và như bạn thấy, trong 01 xu hướng giảm và hình thành Vai – Đầu – Vai ngược thì chúng ta có Đáy tạo thành Đầu sẽ thấp hơn Đáy tạo thành Vai trái. Và chính vì vậy, nếu có thêm tín hiệu MACD Histogram báo hiệu Đáy sau cao hơn đáy trước thì quá tuyệt vời, chúng ta có thể áp dụng thêm phương pháp của tôi để vào lệnh ngay trước khi Vai phải được hình thành đầy đủ.
4. Tổng kết về Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược
Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược là một mô hình nến báo hiệu đảo chiều giá từ giảm sang tăng vô cùng mạnh mẽ. Mô hình sẽ giúp nhà đầu tư có tỷ lệ rủi ro thấp hơn và Profit cao hơn rất nhiều.
Mẫu hình đỉnh đầu, hai vai đảo ngược có thể xuất hiện trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm. Nhà đầu tư nên quan sát thật kỹ để áp dụng đúng.
Mẫu mô hình này cũng được Tôi chia sẻ trong Top 10 Price Action hiệu quả nhất năm 2020 và 2021. Nó giúp Tôi kiếm được nhiều lợi nhuận nhất với rủi ro thấp nhất.
Xem thêm: Top 10 Price Action tốt nhất 2021
Nếu bạn có chiến lược giao dịch khác với Mô hình này, hãy cho tôi biết ý kiến ở cuối bài viết nhé.
Để bạn tiện theo dõi 05 Mô hình nến Nhật đảo chiều mạnh từ Giảm sang Tăng, tôi xin phép để thông tin 05 mô hình này dưới đây:
- Mô hình nến Double Bottom
- Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược
- Mô hình nến Hammer (Cây búa)
- Mô hình nến Morning Star
- Mô hình nến Bullish Engulfing
Video Hướng Dẫn Giao Dịch Với Vai – Đầu – Vai ngược
Xem phương pháp giao dịch nâng cao với Mô hình Vai – Đầu – Vai tại đây.
Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:
Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.
- Khoá học Price Action miễn phí.
- Khoá học Forex Miễn Phí.
- Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch Forex và đăng nhập MetaTrader 4
- Khi bắt đầu một ngày, cần tham khảo kỹ: Lịch kinh tế.
- Tham gia nhóm Học Forex miễn phí trên Facebook.
- Like Page của Tô Trên Facebook: https://www.facebook.com/tohaitrieudotnet
Hiện tại, Tô đang giao dịch Forex tại XM, EXNESS để giao dịch
CFDs
Trong lĩnh vực tài chính, CFD là viết tắt của contract for difference (hợp đồng chênh lệch) là hợp đồng giữa hai bên, thường được mô tả là “người mua” và “người bán”. Hợp đồng này chính là thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của tài sản đang được giao dịch như cố phiếu, forex, hàng hóa hay kim loại giao ngay. CFD do các nhà môi giới cung cấp. Tuy nhiên, không giống như những loại tài sản nêu trên, CFDs là một dạng giao dịch phái sinh.CFDs
- Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com
- Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/