Forex Pitvot Points: Chiến lược Range Trading

7

phút học

|

Đăng ngày:

| Cập nhật:

Pivot Points được ứng dụng rất nhiều trong giao dịch Forex. Khi tham khảo các kiến thực được chia sẻ trên Cộng đồng lớn và từ các bài viết mà các cá nhân khác dịch, reshare thì Tô nhận thấy có nhiều bất cập dẫn tới việc hiểu sai  về lý thuyết.

Hiểu sai về lý thuyết dẫn đến việc áp dụng trong thực hành và giao dịch cuối cùng gây ra những hệ quả nghiêm trọng.

Ví dụ cơ bản nhất là Range theo lý thuyết thông thường thì đó là vùng giá mà Tỷ giá có xu hướng đảo chiều ở Hỗ trợ và Kháng cự. Chính vì vậy, một số cá nhân nghĩ rằng Range khi được sử dụng trong Pivot Point nó cũng sẽ có nghĩa tương tự thậm chí còn cho rằng nghĩa của Range khi sử dụng Pivot Point là… Sideway.

Vậy quan điểm Range trong Pivot Point có phải là Sideway hay không? Trong bài viết này Tô sẽ chia sẻ quan điểm cá nhân về Range trong Pivot Point, cách mà Tô ứng dụng và giao dịch.

  1. Range trong Pivot Points là gì?
  2. Giao dịch với Pivot Points Range thế nào?
  3. Kỹ thuật giao dịch với Pivot Points Range nâng cao
  4. Tổng kết về Pivot Points Range Trading

1. Range trong Pivot Points là gì?

Range trong Pivot Points là một vùng giá được xác định tùy thuộc vào loại Pivot Points mà Trader sử dụng. Với Pivot Points tiêu chuẩn, Range của Pivot Points lớn nhất  là từ S3 (Support 3) tới R3 (Resistance 3) và Range hẹp nhất chính là khoảng cách từ các mức R, S trong Pivot Points.

Ví dụ:

  • Range lớn nhất: S3 -> R3
  • Range nhỏ nhất: S3 -> S2, S1 -> PP..

Mỗi trader trong một ngày sau khi tính toán các mức PP sẽ dựa vào đó để lựa chọn ra một Range phù hợp với chiến lược giao dịch Intraday của họ.

Pivot Point Ranges
Pivot Point Ranges

2. Giao dịch với Pivot Points Range thế nào?

Có rất nhiều hình thức giao dịch với Range trong Pivot Points trong đó phổ biến nhất vẫn là coi các mức Pivot Points như là các Vùng Hỗ trợ, kháng cự để giao dịch.

Với các Trader giao dịch Intraday, họ sẽ tính toán các vùng Pivot Points sử dụng dữ liệu giá của ngày trước đó. Khi có các con số tính toán, họ sẽ quan sát biểu đồ kỹ thuật ở Timeframe H1 và M15 để giao dịch.

Khi giao dịch với Range trong Pivot Points, Nhà đầu tư sẽ thường kỳ vọng tỷ giá chạm các Vùng Kháng cự sau đó sụt giảm về các vùng Hỗ trợ. Hoặc ngược lại là chạm hỗ trợ và Phục hồi về Kháng cự.

Entry, Stop Loss, Take Profit khi giao dịch với Pivot Points Range:

Fibonacci Pivot Points Range Trading
Fibonacci Pivot Points Range Trading

Phía trên là ví dụ sử dụng Fibonacci Pivot Points Range Trading. Trong trường hợp này, Tô lấy Range là từ R1 tới S1.

Ngay tại R1, xuất hiện nến Spinning Top báo hiệu R1 được giữ vững và ngay sau đó Tỷ giá đã sụt giảm.

Trong trường hợp bạn ứng dụng Pivot Points như là kháng cự bạn có thể Setup giao dịch như sau:

Entry: Khi có tín hiệu Price Action confirm các vùng R1, R2 hoặc R3 như kháng cự

Stop Loss: Nếu bạn coi R1 như kháng cự thì công thức Stop Loss được tính như sau

Stop Loss = R1 +3*(R2-R1)/4

Take Profit: Được đặt phân tằng theo các mức Pivot Points thấp hơn bạn lựa chọn. Trên hình Tô lựa  chọn Range từ R1 tới S1 nên Take Profit 1 là Pivot Points, Full Take Profit được đặt ở vùng Support đối diện tại S1.

Nếu Entry tại vùng R3 thì TP sẽ là R2, R1, Pivot Point, S1, S2, S3…

Nếu bạn xác định Pivot Points là hỗ trợ thì làm ngược lại.

3. Kỹ thuật giao dịch với Pivot Points Range nâng cao

Đây là bí quyết giao dịch cá nhân của Tô ứng dụng Pivot Points để giao dịch Intraday. Với bí quyết này, bạn có thể kết hợp thêm một số yếu tố để có được Entry tốt và tỷ lệ rủi ro giảm đi.

Đây là bộ nguyên tắc Tô sử dụng với Pivot Points bao gồm các yếu tố nhận biết cơ bản phía trên.

Đây là nội dung độc quyền. Để đọc toàn bộ nội dung, bạn cần đăng nhập (log in) hoặc Đăng ký tối thiểu gói LOYALTY INVESTOR. Nội dung này chưa đọc được trên App cho IOS và Android

4. Tổng kết về Pivot Points Range

Giao dịch với Pivot Points Range không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng mà chỉ cần bạn chăm chỉ, Tính toán cụ thể và tuân thủ kỷ luật đặc biệt là Stop Loss.

Pivot Points hay bị Fakeout chạm Stop Loss xong rồi mới xuống nên công thức phía trên mình lấy 3/4 khoảng cách từ R1 tới R2 chứ không lấy đúng Median Point Resistance 1 (MPR1) nằm giữa để tránh bị Fakeout.

Vì là giao dịch Intraday, Tô khuyên bạn nên áp dụng và đọc lại ba bài viết sau:

Ngoài ra bạn cần hiểu về mức biến động trung bình của một nến D1 để không bị quá tham vọng trong các lệnh giao dịch.

Trong bài viết sau, Tô sẽ chia sẻ với bạn cách sử dụng Pivot Points để giao dịch theo Breakout và một Tuyệt chiêu của cụ Livermore trong sử dụng Pivot Points đã thất truyền từ lâu. bạn chờ đọc nhé!

Chúc bạn giao dịch thành công.

4.7/5 – (76 bình chọn)

Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.