Time Frame – Khung thời gian trong Forex là gì?

8

phút học

|

Đăng ngày:

| Cập nhật:

Đây là bài học xem trước

Đăng ký hoặc đăng nhập để học bài học này.

Timeframe trong giao dịch Forex là một khái niệm chung tương đối trừu tượng. Nếu không hiểu rõ về Timeframe, nhà đầu tư có thể sẽ phải trả giá đắt.

Có nhiều bạn thắc mắc tại sao có lúc Tô dùng Timeframe M5, M15, có lúc lại chỉ sử dụng Timeframe H1 và H4, D1?

Cái gì cũng có lý do của nó cả. Và trong bài viết này, Tô sẽ chia sẻ với các bạn bí quyết sử dụng Timeframe hiệu quả.

Khi nào thì sử dụng Timeframe nhỏ M5, M15? Khi nào thì sử dụng Timeframe lớn như H4, Daily và Weekly?

1. Khái niệm Timeframe trong thị trường tài chính là gì?

Timeframe trên biểu đồ kỹ thuật Forex – Chứng khoán là khái niệm trừu tượng trên thị trường tài chính sử dụng để định nghĩa khoảng thời gian và các mức biến động về giá của một loại tài sản trên thị trường tài chính. Bản thân Timeframe là một đại luợng giúp nhà đầu tư xác định: Thời gian biến động bao lâu, các mức giá Open – High – Low – Close trong biến động giá tài sản trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu.

Timeframe trong giao dịch Forex
Timeframe trong giao dịch Forex

Ví dụ: Khi Tô chọn Timeframe H1 của Gold (1 hour) thì Tô biết là Tô đang theo dõi biến động giá của Vàng trong khoảng thời gian 1 giờ.

Nếu Tô xem lại lịch sử Time Frame đã qua và chọn 1 khoảng thời gian bất kỳ từ 13:00 – 13:59 (1 bar – 1 candle) thì Tô sẽ xác định được trong một giờ đó:

  • Vàng đang tăng hay đang giảm Bullish – Bearish
  • Giá tại thời điểm 13:00 là giá mở cửa – Open Price
  • Vàng tăng cao nhất là bao nhiêu – High Price
  • Giảm thấp nhất là bao nhiêu – Low Price
  • Giá đóng cửa là 13:59 – Close Price

Nếu Tô theo dõi ở hiện tại, Thì chỉ xác định duy nhất giá mở cửa. Các giá High – Low – Close sẽ được xác định khi Timefame đó kết thúc.

2. Độ biến động của một đơn vị Timeframe và Độ biến động trung bình của Timeframe theo chu kỳ

Độ biến động của một Time Frame được xác định là khoảng cách từ High tới Low hay giá cao nhất và giá thấp nhất của một đơn vị Timeframe được lựa chọn.

Ví dụ: Nếu bạn chọn Timeframe là Daily thì High và Low sẽ xác định giá cao nhất và thấp nhất trong phạm vi một ngày.

Độ biến động của Timeframe theo chu kỳ có thể được tính toán theo nhiều cách. Cách đơn giản nhất là bạn lấy trung bình của 1 chu kỳ dựa trên High – Low.

Ví dụ:

Chọn chu kỳ = 14 (Period)

Như vậy, để tính ATR hiện tại bạn chỉ cần lấy Tổng High – Low của 14 phiên trước đó và chia cho 14. Nhưng như vậy hình như thủ công và đơn giản quá.

Có một cách khác là dựa trên chỉ báo Average True Range.

Giá trị ATR càng lớn thì có nghĩa cặp tiền đang trong giai đoạn có độ biến động càng lớn và ngược lại.

3. Định vị thị trường trước khi phân tích kỹ thuật

Một trong những điều mà nhiều nhà đầu tư chẳng bao giờ để ý khi phân tích kỹ thuật đó là ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG.

Định vị thị trường nghĩa là bạn xác định tại thời điểm hiện tại thị trường đang trong hình thái như thế nào. Mức biến động của thị trường lớn hay nhỏ. Tại sao có mức biến động lớn như vậy và tại sao thị trường lại không biến động….

Việc Định vị thị trường và xác định độ biến động sẽ giúp bạn lựa chọn Stop Loss hiệu quả hơn.

Ví dụ:

Dự báo giá Vàng hiện tại, mỗi ngày Vàng biến động từ 200 – 400 pips mà mỗi lệnh giao dịch, bạn chỉ Stop Loss có 30-50 pips thì xác định là bạn bay lệnh trong một phút.

Lời khuyên: Khi xác định rằng thị trường có biến động mạnh, nếu bạn run sợ thì nên giảm khối lượng, tăng khoảng cách Stop Loss phù hợp với khối lượng đã giảm.

4. Xác định độ biến động của Timeframe theo chu kỳ bằng ATR

Một cách quá đơn giản để xác định độ biến động của Timeframe theo chu kỳ là dùng chỉ báo ATR – Average True Range.

Bạn vào Insert -> Indicator -> Oscillators -> Average True Range.

Thêm Average True Range - ATR Indicator
Thêm Average True Range – ATR Indicator

Chọn Period – chu kỳ là 14 sau đó chuyển Time Frame sang D1.

Chọn Period và Thiết lập Chỉ báo ATR trên MetaTrader 4
Chọn Period và Thiết lập Chỉ báo ATR trên MetaTrader 4

Nên xác định ATR trên D1 rồi muốn làm gì thì làm.

5. Cách chọn Timeframe phù hợp cho phân tích kỹ thuật

Dựa trên các khái niệm về độ biến động mà Tô tự định nghĩa phía trên cùng với kinh nghiệm giao dịch, Tô ngộ ra được khá nhiều điều thú vị muốn chia sẻ với bạn.

Nguyên lý quan trọng nhất khi lựa chọn Timeframe được Tô gọi là Nguyên lý nghịch đảo thời gian và biến động:

Biến lớn, Tham (Time) nhỏ. Biến nhỏ, Tham (Time) lớn.

Có nghĩa là biến động càng lớn thì nên chọn Timeframe nhỏ để phân tích kỹ thuật. Biến động càng nhỏ thì nên chọn Timeframe lớn để phân tích kỹ thuật.

Chúng ta sẽ xem xét các minh họa và giải thích dưới đây

5.1. Khi nào nên phân tích kỹ thuật trên Timeframe nhỏ M5, M15

Với nguyên tắc phía trên, Tô thường phân tích trên Timeframe M5 và M15 khi thị trường có biến động lớn và cực lớn.

Lý do là vì ở thời điểm này, mỗi biến động trên Timeframe M5 và M15 có giá trị từ 50-200 pips. Chính vì vậy, để bắt kịp thị trường bắt buộc chúng ta phải chọn các Timeframe nhỏ.

Nếu bạn chọn Timeframe lớn thì Tổng các Timeframe nhỏ lại có khi bằng biến động của một Timeframe lớn nghĩa là bạn bỏ mất nguyên một xu hướng rồi.

Khác biệt giữa Timeframe M15 và D1 khi thị trường biến động mạnh
Khác biệt giữa Timeframe M15 và D1 khi thị trường biến động mạnh

Ngoài ra, khi thị trường có biến động mạnh, các Mô hình giá, các mô hình nến sẽ có xu hướng xuất hiện liên tục và đúng trên Timeframe nhỏ. Bạn sẽ thấy trên D1, H4 nến biến động nhìn rất kỳ dị và không thể phân tích kỹ thuật nổi. Giống như một đống Trap vậy.

Còn trên Timeframe nhỏ thì mô hình xuất hiện và nhận biết vô cùng rõ ràng.

5.2. Khi nào nên phân tích kỹ thuật trên Timeframe lớn H4, Daily, Weekly?

Đến đây thì dễ rồi, Chúng ta sẽ phải xác định thời điểm chúng ta tham gia thị trường thì có chuyện gì và mức biến động lớn hay nhỏ.

Nếu xác định rằng Loại tài sản, hàng hóa, cặp tiền tệ đó đang trong chu kỳ biến động hẹp, cứ H4, D1 mà phân tích kỹ thuật.

Trong chu kỳ biến động hẹp, các Timeframe như M5, M15 mỗi nến có giá trị chỉ vài pips và nó lộn xộn như một mớ hổ lốn nhìn chẳng ra gì cả.

Quá đơn giản đúng không nào? Bạn nên tự tìm lại và xem trên biểu đồ nhé

Trên đây là một vài bí kíp nho nhỏ giúp mọi người sử dụng Timeframe trong giao dịch Forex, chứng khoán hiệu quả.

Mời bạn cùng góp ý!

Chúc bạn giao dịch thành công!

4.6/5 – (25 bình chọn)

Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.