Margin Call Level hoặc Cuộc gọi ký quỹ là điều không mong muốn với bất kỳ Trader nào. Tuy nhiên, sự thật thì hầu hết các Trader mới đều từng phải nhận ít nhất 1 lần Email Margin Call từ các Broker do lạm dụng đòn bẩy.
Trong giao dịch Forex, Margin Call sẽ được kích hoạt khi Margin Level đạt tới một ngưỡng đặc biệt do Broker quy định.
Khi tài khoản có Margin Level bằng ngưỡng Margin Call, KHẢ NĂNG CAO toàn bộ lệnh giao dịch của nhà đầu tư có thể sẽ sớm bị đóng hàng loạt.
Để có thể tiếp nhận các kiến thức chuyên sâu bên dưới, bạn sẽ cần phải hiểu toàn bộ các nội dung sau:
- Margin Trading Là Gì?
- Balance Là Gì?
- Unrealized P/L, Floating P/L Và Realized P/L Là Gì?
- Margin Là Gì? Khác Biệt Giữa Required Margin Và Margin Requirement
- Used Margin Là Gì?
- Equity Là Gì?
- Free Margin Là Gì?
- Margin Level là gì?
Margin Call là gì?
Margin Call là khi tài khoản Margin Trading với Margin Level giảm xuống một mức cụ thể được quy định bởi Broker thì Broker sẽ gửi cho bạn một thông báo bằng Email, hoặc một cuộc điện thoại để báo cho bạn biết tài khoản của bạn đang gặp nguy hiểm. Bạn có thể sẽ cháy tài khoản nếu không tiến hành nạp thêm tiền để giữ các vị thế lệnh.
Trước đây, Margin Call thường được thực hiện thông qua điện thoại, nhưng ngày nay, Margin Call thường được thực hiện qua Email hoặc tin nhắn SMS.
Margin Call xảy ra khi Floating Loss trên tài khoản lớn hơn Số tiền ký quỹ đã sử dụng (Used Margin).
Nghĩa là Equity (Vốn) nhỏ hơn số tiền ký quỹ đã sử dụng vì Floating Loss làm Equity sụt giảm quá nhiều.
Margin Call Level và Margin Call
Nhà đầu tư thường bị nhầm lẫn giữa Margin Call Level và Margin Call.
Margin Call Level là một ngưỡng được các Broker quy định độc lập và mỗi Broker sẽ thiết lập một ngưỡng Margin Call Level cho từng loại tài khoản riêng. Ví dụ: Margin Call Level của XM Broker là 50%
Margin Call là một sự kiện. Khi Margin Call diễn ra, Broker sẽ thực hiện một số hành động cụ thể. Các hành động khi sự kiện Margin Call diễn ra có thể sẽ bao gồm: Gọi điện thoại thông báo, Nhắn tin, gửi Email… Margin Call chỉ diễn ra khi Margin Level giảm xuống dưới Margin Call Level.
Ví dụ:
Sự kiện Margin Call sẽ diễn ra đối với Broker XM khi tài khoản nhà đầu tư có Margin Level giảm xuống dưới 50%.
Con số 50% chính là Margin Call Level.
Khi Margin Call diễn ra, XM sẽ thực hiện một trong số các hành động sau, hoặc là tất cả:
- Gọi một cuộc điện thoại cho nhà đầu tư (Thường ít diễn ra).
- Gửi một Email thông báo tài khoản đang nguy hiểm và nhà đầu tư cần nạp thêm tiền để bảo vệ tài khoản
- Gửi một tin nhắn văn bản tới số điện thoại nhà đầu tư (ít diễn ra).
Ví dụ Tính Margin Call
Bây giờ chúng ta sẽ lấy ví dụ nho nhỏ để hiểu về Margin Call thông qua các con số cụ thể.
Giả sử, tôi có các tham số như sau:
- Balance: $10.000
- Loại tài khoản: Standard
- Margin Requirement: 4% tất cả các cặp tiền.
Tôi giao dịch duy nhất một lệnh đánh lên (Long) trên cặp USDCAD với khối lượng 1 Lot giao dịch tại mức tỷ giá 1.4200 tại Broker XM và XM quy định Margin Call Level là 50%
Cặp USDCAD có USD là đồng yết giá (BASE) nên Notional Value là $100.000.
Vì Tôi chỉ mở duy nhất một lệnh giao dịch trên cặp USDCAD nên Required Margin = Used Margin.
Với Margin Requirement là 4% chúng ta sẽ có:
Used Margin = Required Margin = Notional Value * 4% = $100.000 * 4% = $4000
Như vậy, Broker đang yêu cầu bạn ký quỹ $4.000 để có thể giao dịch khối lượng 1 Lot trên cặp USDCAD.
Trường hợp 1: Floating Loss = 0
Giả sử tiếp theo, khi khớp lệnh thị trường biến động về đúng tỷ giá khớp lệnh tại 1.4200
Lúc này:
- Floating P/L = $0
- Equity = $10.000
- Balance = $10.000
- Margin Call Level = 50% (Ngưỡng cố định)
- Margin Level = (Equity/Used Margin) x100% = ($10.000/$4.000) x 100% = 250%
Margin Call Level = 50% -> Tài khoản của bạn vẫn an toàn và bạn có thể rung đùi ngồi đợi tỷ giá tiếp tục tăng để hưởng lợi.
Trường hợp 2: Floating Loss = $8.100
Giả sử sau khi khớp lệnh, tỷ giá sụt giảm 1150.56 Pips về mức tỷ giá 1.3049.
Giá trị mỗi Pip/Lot tiêu chuẩn của USDCAD là $7.04
Lúc này chúng ta có:
Floating P/L(pips) = Floating P/L = Position Size x (Current Price – Entry Price)
Floating P/L (pips) = 100.000 x (1.3049 – 1.4200) = 1151 pips.
Với khối lượng giao dịch 1 Lot, Giá trị Pips/ Lot tiêu chuẩn là $7.04 tại thời điểm khớp lệnh, chúng ta có:
Floating P/L ($) = 1 Lot x $7.04 X 1151pips = $8.100.
Bây giờ chúng ta sẽ thấy thông số tài khoản sẽ rất khác:
- Balance = $10.000
- Used Margin = $4.000
- Floating P/L = -$8.100
- Equity = Balance – Floating P/L = $10.000 – $8.100 = $1.900
- Margin Call Level = 50% (Cố định)
Margin Level = (Equity/Used Margin) x 100% = ($1.900/$4.000) x 100% = 47.50%
Các bạn có thể thấy, trong trường hợp này, Margin Level = 47.50% nhỏ hơn Margin Call Level = 50% do Broker quy định.
Ngay lập tức, hệ thống sẽ gửi một Email đến Email bạn sử dụng để đăng ký tài khoản giao dịch Forex tại XM để báo cho bạn biết rằng tài khoản của bạn sẽ gặp rủi ro lớn nếu bạn không nạp thêm tiền vào để giữ vị thế lệnh và tăng Margin Level lên ngưỡng rủi ro.
Mối liên hệ giữa các thông số tài khoản Margin Trading:
Như bảng thống kê phía trên bạn có thể thấy được các mối liên hệ mật thiết giữa các thông số tài khoản:
- Required Margin càng nhỏ, Margin Level càng lớn (Tỷ lệ nghịch)
- Required Margin càng nhỏ, khi tài khoản chạm tới Margin Call Level thì mức thua lỗ càng lớn (thua lỗ 81% – 100%)
- Floating Loss càng tăng, Equity càng giảm và ngược lại (Tỷ lệ nghịch)
- Margin Call Level là cố định.
Còn nhiều mối liên hệ phức tạp nữa mà Tôi chưa thể bàn tiếp ở đây. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét tiếp tục một vấn đề nữa.
Tải khoản còn bao nhiêu khi chạm tới Margin Call Level?
Bảng thống kê cơ bản phía trên cho chúng ta những con số rất chi tiết và chúng ta hiểu rằng để đạt tới ngưỡng Margin Call Level, dù ngưỡng này là 100% thì tài khoản nhà đầu tư cũng đã thua lỗ từ 60% tài khoản đến 100%.
Với các Broker cho phép điều chỉnh đòn bẩy giao dịch (Leverage – Margin Requirement) càng cao thì rủi ro trên tài khoản càng lớn.
Ví dụ, Exness cho phép bạn sử dụng không giới hạn đòn bầy thì có thể khi chạm ngưỡng Margin Call Level, tài khoản của bạn sẽ thua lỗ khoảng 96.69% – 99.96%.
Tại sao Tôi không nhận được cuộc gọi ký quỹ?
Nhiều nhà đầu tư thắc mắc lý do họ không nhận được Cuộc gọi ký quỹ từ Broker khiến họ thua lỗ gần như toàn bộ tài khoản giao dịch.
Đó là một đòi hỏi chính đáng tuy nhiên đặc trưng của giao dịch
CFDs
Trong lĩnh vực tài chính, CFD là viết tắt của contract for difference (hợp đồng chênh lệch) là hợp đồng giữa hai bên, thường được mô tả là “người mua” và “người bán”. Hợp đồng này chính là thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của tài sản đang được giao dịch như cố phiếu, forex, hàng hóa hay kim loại giao ngay. CFD do các nhà môi giới cung cấp. Tuy nhiên, không giống như những loại tài sản nêu trên, CFDs là một dạng giao dịch phái sinh.CFDs
Thị trường diễn biến quá nhanh, trong khi Nhà đầu tư mới khớp lệnh với khối lượng lớn thì chỉ sau khoảng 30 giây – vài phút, tài khoản đã không còn gì để mà gọi nữa.
Chưa kể, khác biệt về múi giờ, số lượng nhà giao dịch quá nhiều cũng sẽ làm cho việc thực hiện các Cuộc gọi ký quỹ từ Broker đến Trader là gần như bất khả thi.
Broker chỉ có thể gửi Email mà không thể gửi tin nhắn cũng như thực hiện cuộc gọi ký quỹ để cảnh báo cho Trader. Nếu Broker nào có đủ thời gian để gọi điện cho bạn, hãy cẩn trọng vì đó có thể là Dealing Desk Broker. Và bạn có thể sẽ mất nhiều hơn nữa với Broker này vị họ can thiệp trực tiếp vào hệ thống để giữ cho lệnh giao dịch của bạn được mở với mục đích bạn nạp thêm tiền để giữ lệnh.
Video Hướng Dẫn Margin Call là gì?
Lời kết
Để giao dịch ký quỹ chúng ta sẽ phải chấp nhận những rủi ro vô cùng lớn. Các bài học trong chuyên đề Margin Trading cung cấp cho bạn kiến thức nền tảng về giao dịch ký quỹ, các rủi ro và hiểu chính xác ý nghĩa từng tham số trong tài khoản.
Khoá học Forex Miễn Phí là nền móng vô cùng vững chắc và là bệ phóng cho bạn tiến tới con đường giao dịch thành công!
Bài tiếp theo trong chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ về một khái niệm tiếp theo: Stop Out.
Chúc các bạn giao dịch thành công!