Margin Level là tham số quan trọng tiếp theo trong tài khoản giao dịch Forex Margin Trading của bạn.
Tham số này sẽ liên quan tới Margin Call và Stopout. Cách tính Margin Level cũng như cách hiểu chính xác về Mức Ký Quỹ là vô cùng quan trọng với nhà giao dịch.
Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm Margin Level, các tính mức ký quỹ và ứng dụng trong giao dịch Forex.
Margin Level là gì?
Margin Level – Mức ký quỹ là tỷ lệ phần trăm (%) giá trị dựa trên số lượng Vốn chủ sở hữu so với Số tiền ký quỹ đã sử dụng.
Mức ký quỹ cho phép bạn biết mức độ vốn bạn còn có thể sử dụng để tiếp tục tham gia giao dịch.
Mức Ký quỹ càng cao, Free Margin sẽ còn càng nhiều và bạn có thể giao dịch với khối lượng nhiều hơn.
Mức ký quỹ càng thấp, Free Margin càng ít, thậm chí Free Margin sẽ là số âm. Và khi Free Margin bằng 0 hoặc âm, bạn không thể tiếp tục giao dịch. Điều tồi tệ nhất khi Margin Level giảm về 100% hoặc thấp hơn là bạn sẽ bị Margin Call hoặc Stop Out tuỳ vào quy định của Broker mà chúng ta sẽ thảo luận sau.
Cách tính mức ký quỹ
Đây là cách tính mức ký quỹ:
Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100%
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
Các nền tảng giao dịch như MetaTrader 4, MT5, Ninja Trader, TradeStation… đều sẽ tự động tính toán Margin Level mà bạn không cần phải làm gì thêm.
Nếu bạn không có bất kỳ giao dịch nào đang mở, Mức ký quỹ của bạn sẽ là KHÔNG.
Mức ký quỹ là rất quan trọng. Các nhà môi giới ngoại hối sử dụng mức ký quỹ để xác định xem bạn có thể mở các vị thế bổ sung hay không.
Các nhà môi giới khác nhau đặt giới hạn Mức ký quỹ khác nhau, nhưng hầu hết các nhà môi giới đặt giới hạn này ở mức 100% .
Điều này có nghĩa là khi Equity của bạn bằng hoặc nhỏ hơn Số tiền ký quỹ đã sử dụng – Used Margin, bạn sẽ KHÔNG thể mở bất kỳ vị thế mới nào.
Nếu bạn muốn mở các vị thế mới, trước tiên bạn sẽ phải đóng các vị trí hiện có. Hoặc sẽ phải tiến hành nạp thêm tiền vào tài khoản.
Tính Margin Level thực tế trên tài khoản Forex
Ví dụ: Mở vị thế Long EUR/USD
Giả sử nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch Forex Margin Trading với các thông số như sau:
- Loại tài khoản: Standard (tiêu chuẩn)
- Khối lượng giao dịch: 100.000 đơn vị
- Số tiền Deposit: $10.000
- Balance = Deposit = $10.000
Nhà đầu tư lướt Facebook và thấy thanh niên Tô 69 phán rằng EUR/USD sẽ tăng từ 1.0869 lên 1.0992
Nhà đầu tư quyết định mở vị thế Long (Buy) với cặp EUR/USD khối lượng 1 Lot. Mức tỷ giá 1.0869. Broker yêu cầu ký quỹ 2% (Margin Requirement)
Bước 1: Tính Required Margin
Vì trong cặp EUR/USD đồng EUR là đồng cơ sở và loại tài khoản là tài khoản tiêu chuẩn nên mỗi Lot giao dịch giá trị 100.000 EUR (Notional Value)
Required Margin = Notional Value * Margin Requirement
EUR/USD Required Margin = 100.000EUR* 2% = 2.000EUR
Loại tiền tệ của tài khoản là đồng USD nên nhà đầu tư sẽ phải quy đổi số tiền 2.000 EUR sang đồng USD.
Tỷ giá EUR/USD tại thời điểm mở lệnh là $1.0869 đổi 1 USD nên
Required Margin (in USD) = 2.000 * $1.0869 = $2173,8
Bước 2: Tính Used Margin
Vì tài khoản chỉ có 1 lệnh mở nên:
Used Margin = EURUSD Required Margin = $2173,8
Trường hợp 1: Floating P/L dương
Giả sử sau khi khớp lệnh, đồng USD sụt giảm làm tỷ giá EUR/USD tăng lên 1.0969.
Bước 3: Tính Floating P/L
Floating P/L = Position Size x (Current Price – Entry Price)
Floating P/L = 100.000 x (1.0969 – 1.0869)/10 = 100pips.
Giá trị Pip/Lot tiêu chuẩn của cặp EUR/USD là $10 nên:
Floating P/L = 100 pips x $10 = $1.000
Bước 4: Tính Equity
Equity = Balance + Floating P/L = $10.000 + $1.000 = $11.000
Bước 5: Tính Margin Level
Chúng ta có công thức:
Margin Level = (Equity/Used Margin) x 100%
Margin Level = ($11.000/$2173.8) x 100% = 506.03%
Trường hợp 2: Floating P/L Âm
Giả sử sau khi khớp lệnh, đồng USD tăng mạnh làm tỷ giá EURUSD giảm về 1.0769
Bước 3: Tính Floating P/L
Floating P/L = Position Size x (Current Price – Entry Price)
Floating P/L = 100.000 x (1.0869 – 1.0869)/10 = -100pips.
Giá trị Pip/Lot tiêu chuẩn của cặp EUR/USD là $10 nên:
Floating P/L = -100 pips x $10 = -$1.000
Bước 4: Tính Equity
Equity = Balance + Floating P/L = $10.000 – $1.000 = $9.000
Bước 5: Tính Margin Level
Margin Level = (Equity/Used Margin) x 100%
Margin Level = ($9.000/$2173,8) x100% = 414,02%
Trường hợp 3: Floating P/L = 0
Giả sử sau khi khớp lệnh, EURUSD vẫn chưa biến động và tỷ giá thị trường bằng đúng điểm khớp lệnh.
Bước 3: Tính Floating P/L
Floating P/L = Position Size x (Current Price – Entry Price)
Floating P/L = 100.000 x (1.0869 – 1.0869)/10 = 0pips.
Giá trị Pip/Lot tiêu chuẩn của cặp EUR/USD là $10 nên:
Floating P/L = 0 pips x $10 = -$0
Bước 4: Tính Equity
Equity = Balance + Floating P/L = $10.000 + $0 = $10.000
Bước 5: Tính Margin Level
Margin Level = (Equity/Used Margin) x 100%
Margin Level = ($10.000/$2173,8) x100% = 460,02%
Như vậy trong ba ví dụ trên, bạn có thể nhận thấy:
– Khi Floating P/L <0 thì Margin Level và Free Margin giảm, nhà đầu tư sẽ khó lòng để khớp thêm lệnh với khối lượng lớn.
– Khi Floating P/L >0 thì Margin Level và Free Margin cũng tăng theo và từ đó hỗ trợ nhà đầu tư có thể khớp lệnh với khối lượng lớn hơn.
Một vấn đề rất đau đầu, đó là nhiều nhà đầu tư mới sử dụng Floating P/L dương để khớp thêm lệnh và khi tỷ giá bắt đầu ngược xu hướng thì gánh nặng lên Vốn bắt đầu phá huỷ tài khoản của họ.
Tôi sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này trong một bài viết sau.
Lời Kết
Bài viết này, Tôi và các bạn đã biết được cách tính Margin Level và hiểu được khi nào thì Mức ký quỹ trên tài khoản thay đổi theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.
Bạn nên nhớ rằng nếu bạn sử dụng Floating P/L để khớp lệnh thì đó là rủi ro cực lớn.
Khi mức ký quỹ sụt giảm đó là thời điểm thị trường sẽ bắt bạn phải trả giá rất đắt.
Để dễ nhớ nhất, bạn có thể liên tưởng Margin Level với đèn tín hiệu giao thông. Khi Mức ký quỹ về sát 100% nghĩa là đèn đỏ cho tài khoản của bạn đã được bật. Hãy cẩn trọng nếu bạn quyết định chờ Margin Level tăng lên để khớp lệnh thêm.
Chúc bạn giao dịch thành công!