Market Sentiment là gì? Market Sentiment có phản ánh tâm lý toàn bộ thị trường không?

Market Sentiment là gì? Sau khi phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, Phân tích cảm tính thị trường là mảnh ghép cuối cùng trước khi đưa ra một kế hoạch giao dịch.

Trên thị trường luôn có hai phe Bull – Bear (Phe lạc quan và phe bi quan). Dù có xác định thị trường Sideway và tham gia giao dịch, Trader cũng sẽ phải lựa chọn Long (Bull) hay Short (Bear).

Chính điều đó đã tạo ra thị trường. Và bởi vì tính chất phi tập trung, mọi người đều có thể tham gia giao dịch nên thị trường ngoại hối, hàng hoá tương lai và tiền điện tử rất đa dạng.

Mọi nhà giao dịch sẽ luôn có ý kiến ​​về thị trường:

“Thị trường đang lao dốc mạnh quá, Bear Market đang hình thành rồi, mọi thứ sẽ trở thành địa ngục!”

“Mọi thứ đang có vẻ tươi sáng, Bull Market sẽ trở lại. Tôi khá lạc quan trên thị trường ngay bây giờ.”

Mỗi nhà giao dịch sẽ có lời giải thích cá nhân của riêng họ về lý do tại sao thị trường lại chuyển động theo một cách nhất định.

Khi giao dịch, các nhà giao dịch thể hiện quan điểm này trong bất kỳ giao dịch nào anh ta thực hiện.

Nhưng đôi khi, bất kể nhà giao dịch thuyết phục đến mức nào rằng thị trường sẽ di chuyển theo một hướng cụ thể. Và bất kể tất cả các đường xu hướng có đẹp đến đâu, nhà giao dịch vẫn có thể bị thua.

Một Trader phải nhận ra rằng thị trường tổng thể là sự kết hợp của tất cả các quan điểm, ý tưởng và ý kiến ​​của tất cả những người tham gia vào thị trường. Đúng vậy… MỌI NGƯỜI.

Kết hợp những cảm giác – cảm tính từ những người tham gia thị trường được Gọi là Cảm tính thị trường hoặc Tâm lý thị trường – Market Sentiment.

Cảm xúc hoặc ý tưởng chi phối mà phần lớn thị trường cảm thấy sẽ giải thích tốt nhất cho hướng đi hiện tại của thị trường.

Market Sentiment là gì?

Market Sentiment là thước đo cho biết cảm giác – cảm tính của các nhà giao dịch với các loại tài sản trên thị trường đang trong trạng thái nào. Đại đa số các nhà giao dịch đang Long hay Short một loại tài sản, một cặp tiền tệ, một loại chứng khoán nào đó.

Mỗi Broker sẽ có một công cụ riêng đo lường cảm tính thị trường trên chính Broker đó dựa trên giao dịch của các Trader.

Ví dụ: Tại Broker XM, có 1000 Trader đang tham gia giao dịch Vàng (Gold) trong đó 696 nhà đầu tư đang đánh lên (Long) và 304 nhà đầu tư đang đánh xuống (Short) thì chỉ số cảm tính thị trường với Vàng tại XM sẽ được thống kê theo tỷ lệ % và sẽ hiển thị:

  • Long: 69.6%
  • Short: 30.4%

Các loại chỉ báo Market Sentiment:

  • Chỉ số VIX
  • Báo cáo CoT
  • Tỷ lệ Put – Call
  • Ted Spread
  • Thống kê quỹ tương hỗ
  • Tỷ lệ cho vay Margin
  • Khảo sát nhà đầu tư

Market Sentiment phản ánh toàn bộ thị trường phải không?

KHÔNG

Chỉ số cảm tính thị trường – Market Sentiment do mỗi Broker cung cấp sẽ hiển thị các kết quả khác nhau do các Broker chỉ có thể thống kê tỷ lệ Long – Short từ các Trader mà họ quản lý.

Điều này có nghĩa là với hơn 1000 Broker đang hoạt động khắp thế giới, mỗi Broker sẽ hiển thị các mức Market Sentiment khác nhau vì họ không thể tổng hợp giao dịch từ các broker khác.

So sánh Market Sentiment hai Broker Forex khác nhau
So sánh Market Sentiment hai Broker Forex khác nhau

Phía bên trên là Market Sentiment của XM và Dukascopy.

Ví dụ với cặp EURUSD:

  • XM: Các Trader Short 85% (100 người thì  85 người Short)
  • Dukascopy: Các Trader Short 61.96%

Như vậy các Trader từ hai Broker khác nhau tổng quan là đều đang kỳ vọng Short EURUSD. Khác nhau về tỷ lệ và mức độ Short.

Xem thêm: Ba loại phân tích thị trường

Tiếp cận thị trường theo Market Sentiment

Nhiệm vụ của một Trader là đánh giá cảm giác của thị trường.

Các chỉ báo có hướng đến điều kiện tăng giá không?

Có phải các nhà giao dịch đang giảm giá trên nền kinh tế?

Mặc dù Market Sentiment không cung cấp và phản ánh toàn bộ thị trường nhưng phần nào đó, nó phản ánh tâm lý và cảm tình chung của đám đông nhà giao dịch.

Chúng ta không thể nói với thị trường những gì chúng tôi nghĩ rằng nó nên làm. Nhưng những gì chúng ta có thể làm là phản ứng lại những gì đang xảy ra trên thị trường.

Lưu ý: Việc sử dụng phương pháp tiếp cận theo tâm lý thị trường không giúp Trader tìm kiếm Entry, Stop Loss, Take Profit. Market Sentiment sẽ phần nào quyết định bạn có nên thuận theo dòng nước lũ, hay quyết định ngược dòng như Cá hồi.

Tất nhiên, bạn luôn có thể kết hợp phân tích tâm lý thị trường với phân tích kỹ thuật và cơ bản để đưa ra những ý tưởng giao dịch tốt hơn.

Trong cổ phiếu và quyền chọn, các nhà giao dịch có thể xem khối lượng giao dịch như một chỉ báo của tâm lý.

Nếu giá cổ phiếu đang tăng, nhưng khối lượng giảm, điều đó có thể báo hiệu rằng thị trường đang mua quá mức.

Hoặc nếu một cổ phiếu đang giảm giá đột ngột đảo chiều với khối lượng lớn, điều đó có nghĩa là tâm lý thị trường có thể đã chuyển từ giảm sang tăng.

Thật không may, Ngoại hối là thị trường phi tập trung. Điều này nghĩa là không thể dễ dàng đo được khối lượng của mỗi loại tiền tệ được giao dịch.

Nếu không có bất kỳ công cụ nào để đo lường khối lượng, làm thế nào một nhà giao dịch ngoại hối có thể đo lường tâm lý thị trường ?!

Đây là lúc COT (Commitment of Traders Report) – báo cáo Cam kết của Nhà giao dịch xuất hiện!

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về báo cáo COT trong các bài viết tiếp theo.

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (4 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới