Mô hình Advance Block Và Mô hình Stalled (còn được gọi là mô hình Deliberation) là các mô hình nến được tạo thành từ ba nến Bullish.
Advance Block là loại mô hình thường xảy ra trong một xu hướng tăng.
Khi xuất hiện, Advance Block cảnh báo xu hướng tăng có khả năng suy yếu, nhưng không nhất thiết là khả năng đảo chiều xu hướng sẽ xảy ra.
Mô hình Advance Block
Mô hình Advance Block là mô hình cụm ba nến xuất hiện trong xu hướng tăng được nhận biết như sau:
Nến thứ nhất: Là một nến Bullish lớn
Nến thứ hai: Là một nến Bullish nhỏ với giá mở cửa nằm trong vùng Body của nến thứ nhất. Nến thứ hai có giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa của nến 1. Nến thứ hai có râu nến trên (Bóng nến) dài và vượt đỉnh của nến 1.
Nến thứ ba: Tiếp tục là một nến Bullish nhỏ tương tự như nến 2. Giá mở cửa nến ba nằm trong vùng Body của nến 2. Giá đóng cửa nến 3 cao hơn giá đóng cửa nến 2. Nếu có thêm Râu nến trên dài và vượt đỉnh râu của nến 2 thì độ tin cậy sẽ cao hơn.
Trong thị trường Forex, Nến hai và nến ba không nhất thiết phải có giá mở cửa nằm trong Body nến trước đó vì trên thị trường Forex hiện tượng GAP diễn ra không thường xuyên.
Tâm lý thị trường đằng sau Mô hình Advance Block
Mô hình Advance Block được giải thích rằng thị trường đang cố tạo ra các mức giá cao hơn nữa nhưng có hai vấn đề cần lưu tâm:
– Giá mở cửa của nến 2 và nến 3: Đều nằm trong nến trước nó cho thấy có dấu hiệu nhảy Gap trên thị trường. Ở thời điểm mở cửa dường như phe Bear đã nhảy vào cuộc và đẩy giá xuống bất ngờ.
– Upper Shadow – Bóng nến trên của nến 2 và nến 3 báo hiệu rằng phe Bull cố gắng tạo ra những mức giá cao hơn. Nhưng phe Bear đã thành công trong việc kìm hãm mức giá tăng này và có sự vào cuộc của phe Bear kiểm tra thị trường.
Mặc dù dấu hiệu thị trường tiếp tục tăng dần do Close Price ngày sau liên tục cao hơn ngày trước, nhưng sự tham gia thị trường của phe Bull đã suy giảm.
ThinkorSwim Chart (2011) định nghĩa Mô hình Advance Block là:
Là cụm mô hình gồm ba nến.
Cả ba nến đều là nến Bullish.
Nến thứ hai và thứ ba có Open Price mở trong Body của nến trước đó.
Nến thứ hai có Body chỉ bằng 70% hoặc nhỏ hơn 70% so với Body nến thứ nhất.
Khoảng cách Upper Shadow của nến 2 và nến 3 phải bằng 75% Body của 20 nến trước đó.
Mô hình Stalled hoặc Mô hình Deliberation
Mô hình Stalled hoặc Mô hình Deliberation gần giống với mô hình Advance Block. Nghĩa là cũng xuất hiện trong xu hướng tăng. Điểm khác biệt là ở nến hai và nến ba.
Nến thứ hai của mô hình là một nến Bullish lớn tương tự nến thứ nhất.
Nến thứ ba của Mô hình gần giống với Mô hình nến Harami và nằm ngay trên đỉnh nến hai.
Ứng dụng của Mô hình Advance Block và Stalled
Nison (1991, trang 144) đề xuất rằng Mô hình Advance Block và Stalled sử dụng như dấu hiệu sẽ đóng hết các lệnh có vị thế Long. Tuy nhiên không thấy đề cập tới gợi ý sẽ tham gia thị trường với vị thế Short.
Sau khi xuất hiện Mô hình Advance Block và Stalled thị trường thường sẽ rơi vào một giai đoạn tích lũy. Đôi khi có thể sẽ là sự đảo chiều ngay lập tức.
Ví dụ mẫu Mô hình Advance Block
Biểu đồ trên của cổ phiếu Microsoft cho thấy mô hình Advance Block xuất hiện trước.
Nến đầu tiên của cụm mô hình là một nến Bullish đóng cửa gần với mức cao nhất trong ngày.
Nến thứ hai mở nến ngay trong Body nến 1 và đóng cửa với mức Body nhỏ hơn nến 1, có Upper Shadow dài.
Nến thứ ba tiếp tục mở nến trong phạm vi Body nến 2 và có Upper Shadow với bóng nến trên rất dài và chúng ta thấy Body nến 1,2,3 nhỏ dần. Nến thứ ba thậm chí không thể phá vỡ mức giá cao nhất của ngày hai cho thấy khả năng có sự tham gia của phe Bear.
Sau đó, thị trường đã biến động trong phạm vi của cụm nến Advance Block 2 ngày sau khi có cú nhảy Gap bứt phá vượt mức cao nhất của nến 3. Những chú Gấu đã vào cuộc và đẩy trả lại giá quay ngược trở về đóng trong phạm vi cụm Advance Block. Sau đó thì thị trường bắt đầu giảm.
Ví dụ mẫu Mô hình Stalled hoặc Mô hình Deliberation
Mô hình Stalled được minh họa trên biểu đồ cặp USD/JPY. Ngày đầu tiên và ngày thứ hai đều là một nến Bullish khá lớn. Nhưng ngày thứ ba là một nến Harami với Body rất nhỏ.
Nến thứ ba cho thấy dấu hiệu sự bất lực của phe Bull khi cố gắng đẩy giá cao hơn. Mô hình này báo hiệu một giai đoạn thị trường tích lũy có thể sớm hình thành. Hoặc như trên Chart trên, phe Bull đã chiếm lĩnh thị trường ngay lập tức.
Tài liệu tham khảo:
- Nison, S. (2003) The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons.
- Nison, S. (1994) Beyond Candlesticks: New Japanese Charting Techniques Revealed. New York: John Wiley & Sons.
- Nison, S. (1991) Japanese Candlestick Charting Techniques. New York: New York Institute of Finance.
- Rhoads, R. (2008) Candlestick Charting For Dummies. Hoboken: Wiley Publishing.
- ThinkorSwim. (2011). ThinkorSwim Resource Center: Candlestick Patterns Library.
Biên dịch và Thực hiện cho dễ đọc bởi Tô Triều.