Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật ứng dụng trong giao dịch Forex, Chứng khoán

Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật là một mẫu mô hình biểu đồ Forex đặc trưng được nhiều nhà đầu tư sử dụng như một chiến lược giao dịch hiệu quả.

Đặc trưng của Mô hình Rectangle (HCN) là nhà đầu tư sẽ có xu hướng chờ đợi một tín hiệu Breakout rõ ràng khi phát hiện ra Hình chữ nhật trên biểu đồ kỹ thuật.

Vậy chúng ta cần xác định phương pháp giao dịch với mô hình Rectangle như thế nào cho hiệu quả kèm theo đó là cách Stop Loss, Take Profit để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch?

Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tất cả các vấn đề được đề cập phía trên. Nhưng trước tiên, các bạn cũng nên ngó qua bảng thống kê nhanh xu hướng tiếp theo của các loại mẫu mô hình biểu đồ Forex mà Tô đã thống kê dưới đây:

Xu hướng tiếp theo của các Mô hình biểu đồ Forex
Xu hướng tiếp theo của các Mô hình biểu đồ Forex

1. Mô hình Rectangle là gì?

Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật là một mẫu biểu đồ phân tích kỹ thuật Forex nơi tỷ giá biến động trong phạm vi của Hỗ trợ và Kháng cự trong đó Vùng hỗ trợ và Kháng cự của mô hình song song với nhau. Một hình chữ nhật được xác định khi Tỷ giá chạm Hỗ trợ và Kháng cự ít nhất ba lần và tạo thành ba vùng đỉnh – đáy rõ ràng trên Hình chữ nhật.

Khi phân tích kỹ thuật, các nhà giao dịch sẽ thấy Mô hình Rectangle tương tự với vùng Sideway, nhưng thực tế Sideway là một xu hướng tích lũy lâu dài hơn còn hình chữ nhật thì có thể sẽ kết thúc nhanh hơn.

Mô hình Rectangle - Hình chữ nhật ứng dụng trong giao dịch Forex
Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật ứng dụng trong giao dịch Forex

Có hai Phương pháp giao dịch với Hình chữ nhật là giao dịch trong Range và Giao dịch Breakout.

  • Giao dịch trong Range: Nhà đầu tư sẽ đánh xuống (Go Short ) ở Kháng cự với mục tiêu là Vùng hỗ trợ đối diện. Nhà đầu tư sẽ đánh lên (Go Long) ở Hỗ trợ với mục tiêu là Vùng kháng cự đối diện.
  • Giao dịch Breakout: Với phương pháp này nhà đầu tư sẽ chờ Breakout Hỗ trợ để Go Short và Breakout Kháng cự để Go Long. Mục tiêu lợi nhuận khi giao dịch Breakout Rectangle bằng khoảng cách từ Hỗ trợ tới kháng cự của Hình chữ nhật.

2. Tâm lý nhà đầu tư trong phạm vi Hình chữ nhật

Với Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật, cả hai phe Bear và Bull thường có xu hướng giao dịch để chờ đợi một cú Breakout. Chính vì lý do này nên các nhà đầu tư thường sẽ chốt lợi nhuận ở vùng đối diện. Và tâm lý khi giao dịch trong Range của Hình chữ nhật làm cho tỷ giá không thể phá vỡ theo bất kỳ hướng nào.

Tất cả các nhà đầu tư đều hài lòng với lợi nhuận ở các Vùng hỗ trợ – Kháng cự của Hình chữ nhật và từ bỏ vị thế ở các vùng đó.

Ngay khi Tỷ giá phá vỡ Mô hình Rectangle theo bất kỳ hướng nào, Tâm lý “Thinking outside the box” sẽ bắt đầu hình thành. Các nhà đầu tư sẽ cùng tập trung để giao dịch theo những gì mà họ nhìn thấy đó là Breakout thay vì tiếp tục giao dịch theo Range.

3. Bullish Rectangle

Bullish Rectangle là loại Hình chữ nhật trên biểu đồ kỹ thuật có xu hướng sẽ Breakout theo hướng tăng (Bullish) bất kể mô hình này xuất hiện ở Xu hướng tăng hay xu hướng giảm.

Để giao dịch và nhận dạng Bullish Rectangle chúng ta có thể đặt Loại hình chữ nhật chờ Breakout tăng này trong từng phân đoạn thị trường cụ thể để giải quyết vấn đề.

Có hai kiểu phân đoạn thị trường mà chúng ta cần lưu ý:

  • Bullish Rectangle xuất hiện trong Xu hướng tăng của giá tài sản.
  • Bullish Rectangle xuất hiện trong xu hướng giảm của giá tài sản.

Đây là nội dung độc quyền. Để đọc toàn bộ nội dung, bạn cần đăng nhập (log in) hoặc Đăng ký tối thiểu gói LOYALTY INVESTOR. Nội dung này chưa đọc được trên App cho IOS và Android

4. Bearish Rectangle

Bearish Rectangle là loại Hình chữ nhật trên biểu đồ kỹ thuật có xu hướng sẽ Breakout theo hướng giảm (Bearish) bất kể mô hình này xuất hiện ở Xu hướng tăng hay xu hướng giảm.

Đây là nội dung độc quyền. Để đọc toàn bộ nội dung, bạn cần đăng nhập (log in) hoặc Đăng ký tối thiểu gói LOYALTY INVESTOR. Nội dung này chưa đọc được trên App cho IOS và Android

4.2. Bearish Rectangle trong xu hướng giảm

Bearish Rectangle trong xu hướng giảm là một kiểu tích lũy tiếp diễn xu hướng không phải đảo chiều. Khi xuất hiện ở đầu của một xu hướng như Chart H4 Vàng ở trên hoặc từ nhịp 2-4 của xu hướng giảm thì Bearish Rectangle có xu hướng Breakout và tiếp diễn xu hướng giảm.

Bearish Rectangle trong xu hướng giảm
Bearish Rectangle trong xu hướng giảm

Ví dụ phía trên là hình ảnh mà cặp GBP/USD xuất hiện Bearish Rectangle – Hình chữ nhật giảm trong xu hướng giảm ngay sau khi gặp sự cố Brexit Flash Crash năm 2016. Trước đó xu hướng chính của GBP/USD vẫn là xu hướng giảm. 

Trong trường hợp này, Sau khi Flash Crash thì GBP/USD đã không thể phục hồi nổi mà tích lũy và tiếp tục sụt giảm.

Trên đây là toàn bộ những khái niệm và Phương pháp giao dịch với Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng kiến thức này để giao dịch chứng khoán, Hàng hóa tương lai, thậm chí là thị trường phái sinh.

Chúc bạn giao dịch thành công!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

4.9/5 - (76 bình chọn)

2 bình luận

  1. Cảm ơn tô. Biết về các mô hình nhưng ko đọc bài phân tích của Tô thì không biết cách giao dịch.

  2. Nhiều pp để giao dịch quá nhỉ? Chắc mỗi người pải chọn cho mình 1 pp phù hợp, chứ để mà học hết dc nghe chừng cũng lâu phết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới