Mô hình nến Morning Star

13

phút học

|

Đăng ngày:

| Cập nhật:

Mô hình nến Morning Star (Sao mai) là một trong những mô hình nến Nhật đảo chiều rất mạnh báo hiệu Xu hướng giảm giá sắp kết thúc và chuyển sang một xu hướng mới. Đây có thể coi như là phiên bản đảo ngược của mô hình nến Evening Star. Nếu bạn đã theo dõi các bài viết trước đó trên Blog của Tô thì ở Mô hình nến Morning Star bạn sẽ thấy được điều gì đó tương đồng.

Nhiều nhà đầu tư coi Morning Star là một mô hình nến đủ tin cậy để coi nó như một phần trong chiến lược giao dịch của họ. Tuy nhiên, vì mức độ phức tạp của nó mà cũng không ít Nhà đầu tư loại bỏ nó ra khỏi các tín hiệu xác nến đảo chiều.

Nếu nắm được các yếu tố hình thành Mô hình nến Morning Star và thực hành kỹ càng. Bạn có thể thấy Mô hình nến Price Action này rất hữu ích.

Với Tô, Morning Star là một trong năm Mô hình nến đảo chiều rất mạnh từ giảm sang tăng:

  1. Mô hình nến Double Bottom
  2. Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược
  3. Mô hình nến Morning Star
  4. Mô hình nến Bullish Engulfing (Nến nhấn chìm tăng trưởng)
  5. Mô hình nến Hammer

Và trong các tín hiệu nến đảo chiều từ giảm sang tăng, Tô chỉ khuyên bạn hãy thực hành thật kỹ 05 mô hình nến này. Những mô hình nến khác chỉ là để nhận biết, tham khảo và tránh các bẫy giá khiến kế hoạch đầu tư bị thua lỗ.

1. Mô hình nến Morning Star là gì?

Mô hình nến Morning Star (Sao mai) là một mô hình nến nhật báo hiệu xu hướng giảm sắp kết thúc, xu hướng tăng chuẩn bị. Morning Star xuất hiện ở cuối xu hướng giảm báo hiệu sự điều chỉnh xu hướng hoặc đảo chiều xu hướng. Morning Star xuất hiện ở đáy của đợt điều chỉnh giá trong xu hướng tăng báo hiệu khả  năng tiếp diễn xu hướng.

Vị trí xuất hiện nến morning star
Vị trí xuất hiện nến morning star

Giống như mô hình nến Sao hộm, Nến Sao Mai cũng có 02 biến thể trong thị trường Forex và một trong thị trường khác (Không phải Forex)

Mô hình nến Morning Star trong thị trường Forex về cơ bản là một biến thể của mô hình nến Bullish Engulfing. Tuy nhiên, nến thứ hai trong mô hình trong cụm 02 nến tạo thành Mô hình Morning Star là một nến nhỏ, thấp. Giống như một cây Doji.

1.1. Mô hình nến Morning Star trong thị trường Forex

Mô hình Morning Star
Mô hình Morning Star

Đặc điểm nhận dạng cụm 03 nến của Mô hình nến Morning Star:

Nến thứ nhất: Là một nến Bearish lớn

Nến thứ hai: Là một nến Bullish hoặc Bearish cũng được (Tức là màu sắc không quan trọng lắm, xanh hay đỏ kệ mẹ nó). Nến thứ hai này khá nhỏ và thường là một cây Dojj hoặc Spinning.

Nến thứ ba: Nến này chắc chắn phải là nến Bullish rồi. Và Quan trọng: Nến này phải có giá đóng cửa nằm ở khu vực 50% phía trên của nến Bearish thứ nhất. Tức thằng nến thứ 3 phải dài hơn 50% nến thứ nhất thì mô hình mới được Setup thành công.

Lưu ý: Nếu nến thứ hai trong cụm nến là nến Hammer thì tín hiệu đảo chiều sẽ mạnh mẽ hơn.

1.2. Mô hình nến Morning Star trong thị trường khác (Non-Forex)

Mô hình nến Morning Star trong thị trường khác thì có đôi chút khác biệt. Sự khác biệt này như sau:

Nến thứ nhất: Vẫn là nến Bearish lớn

Nến thứ hai: Là một nến doji hoặc Spinning, màu sắc không quan trọng. NHƯNG (Khác ở chỗ này) nến thứ hai của cụm mô hình nến Morning Star trong trường hợp này sẽ gần như bị cô lập tách biệt khỏi nến thứ nhất và nến thứ ba.

Nến thứ ba: Sẽ có giá mở cửa nằm dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất. Và nó cũng mở trên giá đóng cửa của nến thứ hai (Lọt khe).

Mô hình nến Morning Star trong các thị trường khác (Non-Forex)
Mô hình nến Morning Star trong các thị trường khác (Non-Forex)

Tuyệt đối lưu ý: Trường hợp này, Nến thứ Ba không được phép nhấn chìm nến thứ nhất. Và nến thứ 2 không phải là một nến Harami nằm trong lòng nến thứ nhất.

Lưu ý: Thỉnh thoảng, trong Forex, bạn sẽ thấy một mô hình nến sao mai trong thị trường Forex sẽ tương tự. Nhưng nến thứ hai phải là nến Giảm nhẹ (Nến bearish đỏ). Nếu cây nến thứ ba tăng lên, và cây nến thứ hai bị cô lập, đây là tín hiệu tăng mạnh. Những trường hợp này rất hiếm, nhưng chúng có thể là tín hiệu xác suất rất cao.

1.3. Engulfing Morning Star

Trong các mẫu được đề cập phía trên, đa phần các bóng nến đều rất ngắn làm cho cụm mô hình ba nến đáng tin hơn.

Trong thực tế thì Mô hình nến Saoo mai không phải lúc nào cũng xảy ra đẹp như mơ và y hệt như những gì mà lý thuyết cũng như hình mẫu phía trên đưa ra. Dưới đây là một ví dụ nho nhỏ:

Engulfing Morning Star
Engulfing Morning Star

Mẫu Engulfing Morning Star rất hay xuất hiện ở khu vực đáy của các đợt điều chỉnh giảm trong xu hướng tăng để báo hiệu khả năng tiếp diễn xu hướng tăng. Nếu xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm, Mô hình này tương đối tiêu cực và cần chờ tín hiệu Pullback về vùng 50% Body nến thứ ba để xác nhận Mô hình sẽ có xác suất đúng cao.

2. Thiết lập giao dịch với Mô hình nến Morning Star

Trong các hình mẫu phía trên, các bóng nến của các nến trong mô hình nến Morning Star thường rất ngắn. Tỷ lệ rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều nếu Các nến trong mô hình có bóng nến rất ngắn.

Tỷ lệ rủi ro thấp nhất cho mô hình nến Moring Star đó là khi tất cả các Nến trong mô hình có bóng nến rất ngắn. Và Nến thứ ba trong mô hình dài hơn 50% nến thứ nhất. (Đóng cửa ở khu vực trên 50% của nến thứ nhất).

Entry – Điểm vào lệnh của mô hình nến Morning Star:

Điểm vào lệnh tiêu chuẩn: Ngay sau khi nến thứ 3 của mô hình kết thúc.

Thiết lập giao dịch với Mô hình nến Morning Star
Thiết lập giao dịch với Mô hình nến Morning Star

Phương  pháp khớp lệnh tiêu chuẩn với Mô hình nến sao mai được áp dụng cho cả thị trường Forex, chứng khoán, CFDs .

Phương pháp khớp lệnh tiêu chuẩn không nên áp dụng với Engulfing Morning Star.

Entry khi Pullback về 50% Body nến thứ ba

Đây là phương pháp khác, tôi vẫn áp dụng chiến lược 50% nến. Nghĩa là với các nến Bullish nhấn chìm hai nến trước đó, tôi thường chờ đợi một nến thứ tư hồi lại và có giá đóng cửa không vượt quá 50% nến Thứ 3 của mô hình nến Morning Star.

Nến thứ tư nếu không vượt được 50% nến thứ 3 thì thường tạo thành một nến Hammer.

Tức là chúng ta chờ Pullback thất bại 🙂

Lưu ý: Pullback không xảy ra thường xuyên khi xuất hiện mô hình nến Morning Star, và đây chỉ là một kỹ thuật khác giúp bạn giảm nguy cơ rủi ro khi vào lệnh.

Với Forex, nếu nến Pullback về thì bạn sẽ có thêm một vùng lợi nhuận cộng thêm từ khoảng Pullback đó.

Stop Loss cho Mô hình nến Morning Star:

Điểm Stop Loss được đặt 1 Pips dưới điểm thấp nhất của mô hình. (Vì nến thứ nhất hoặc thứ 3 có thể có râu dài hơn nến thứ 2.)

Take Profit cho Mô hình Morning Star

Với Mô hình nến đơn, không  kết hợp với các vùng Hỗ trợ, Kháng cự tỷ lệ Risk:Reward là 1:1 và 1:2.

Khi xuất hiện ở đáy của nhịp điều chỉnh xu hướng tăng, Nến Morning Star là nến tín hiệu báo hiệu kết thúc điều chỉnh, tiếp diễn xu hướng. Tỷ lệ Risk:Reward lúc này phụ thuộc và khả năng mở rộng xu hướng và có thể có được lợi nhuận vượt kỳ vọng 1:2. Trong một  số trường hợp, Risk:Reward có thể = 1:10

Nến Morning Star xuất hiện ở đáy nhịp điều chỉnh kết hợp với Trendline và Fibonacci
Nến Morning Star xuất hiện ở đáy nhịp điều chỉnh kết hợp với Trendline và Fibonacci

Trong ví dụ minh hoạ phía trên, Nến Morning Star xuất hiện ở lần thứ ba tỷ giá tiếp cận đường xu hướng tăng báo hiệu tiếp diễn xu hướng.

Vùng giá này trùng với mức Fibonacci Retracement 50% và chính vì thế, chúng ta có quyền sử dụng Fibonacci Extension để xác định khả năng mở rộng xu hướng. Tôi xác định Fibo mở rộng 161.8% có thể sẽ là mục tiêu và chọn đó là vùng Full Take Profit.

Với phương pháp này, Vùng Take Profit đã được mở rộng ra cực lớn.

3. Kết hợp Morning Star với các Tín hiệu phân kỳ từ MACD và RSI

Cũng như các mô hình Nến đảo chiều khác. Tôi khuyến khích bạn kết hợp thêm các tín hiệu phân kỳ từ MACD hoặc RSI. (cả 2 thì càng tốt). Tôi đã viết môt bài Xác định và ứng dụng phân kỳ MACD đúng chuẩn.

Trong trường hợp này, thị trường tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước và ở đáy sau xuất hiện cụm mô hinh nến sao mai. MACD và RSI sẽ báo hiệu trên Histogram là Đáy sau cao hơn đáy trước.

Kết hợp Mô hình nến Morning Star và tín hiệu phân kuf MACD
Kết hợp Mô hình nến Morning Star và tín hiệu phân kuf MACD

4. Video hướng dẫn giao dịch với Mô hình nến Morning Star

ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE

4. Tổng kết về mô hình nến Morning Star

Giống như tất cả các bài viết khác tôi luôn phải tổng kết lại về các thông tin chi tiết chung. Để luôn nhắc chính tôi, và cả các bạn về những điều cần thiết nhất để áp dụng các Mô hình nến Nhật.

Với Mô hình nến Morning Star chúng ta phải lưu ý rằng:

  • Xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm giá mạnh: Báo hiệu khả năng điều chỉnh hoặc đảo chiều xu hướng.
  • Xuất hiện ở đáy đợt điều chỉnh của xu hướng tăng: Báo hiệu khả năng kết thúc điều chỉnh để tiếp diễn xu hướng tăng.
  • Morning Star là tín thiệu đảo chiều mạnh từ Giảm giá sang tăng giá.
  • Giá đóng cửa nến thứ ba trên mức 50% Body nến thứ nhất

Cuối cùng, Bạn cần Backtest thật kỹ để tìm kiếm được điểm vào lệnh chính xác cho riêng bạn. Lý thuyết là của chung, nhưng điểm vào lệnh lại mang tính cá nhân hoá rất cao mà không ai có thể chia sẻ giúp bạn được.

Chúc bạn thành công!

Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:

Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.

Hiện tại, Tô đang giao dịch Forex tại XM, EXNESS để giao dịch CFDs Bitcoin:.

4.9/5 – (30 bình chọn)

Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.