Nonfarm Payrolls tháng 06 năm 2019 là một dữ liệu cực kỳ quan trọng mà các Nhà kinh tế, các nhà đầu tư đang chờ đợi để có những quyết định tiếp theo cho kế hoạch giao dịch dài hạn.
FED cũng sẽ phải tham khảo dữ liệu Nonfarm Payrolls tháng này để có những quyết định cho chính sách lãi suất đồng USD trong ngắn hạn từ nay tới cuối năm 2019.
Dữ liệu Nonfarm Payrolls tháng 06/2019 có khả năng sẽ tăng tới 160.000 theo dự báo trung bình khảo sát của Bloomberg. Khảo sát cho thấy sự tăng trưởng đột ngột trong thị trường việc làm từ mức 75.000 của tháng 05. Tỷ lệ thất nghiệp được dự đoán sẽ duy trì ở mức thấp 49 năm là 3,6% trong khi mức tăng lương hàng năm có thể được xác định ở mức 3,2%. Các dữ liệu này cho thấy tốc độ mở rộng kinh tế dài kỷ lục trong lịch sử Hoa Kỳ.
Tô tổng hợp dữ liệu phân tích và báo cáo về Nonfarm Payrolls từ các tổ chức kinh tế – tài chính hàng đầu và sắp xếp theo cấp độ từ thấp dến cao để gửi đến nhà đầu tư:
- Bloomberg
- Bank of America
- Oxford Economics
- Wells Fargo
- Morgan Stanley
- UBS
- Jefferies
- Citigroup
- Phân tích US Dollar Index – DXY (05/07/2019)
- USD/CAD tiếp cận trendline dài hạn
Bloomberg
Việc làm: 150.000 việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp: 3.7%
Tăng trưởng tiền lương hàng năm: 3.1%
Nhận định: Hai nhà kinh tế học Carl Riccadonna và Yelena Shulyatyeva viết trong một ghi chú – “Báo cáo việc làm sẽ là một trong những điểm dữ liệu quan trọng nhất được các quan chức Fed xem xét khi họ cân nhắc xem có nên hạ lãi suất hay không. Có nguy cơ cao hơn trong bảng lương tháng 6 phản ánh sự yếu kém kéo dài, đây có thể là một tín hiệu cho thấy sức khỏe của thị trường lao động đang gặp nguy hiểm.
[ihc-hide-content ihc_mb_type=”show” ihc_mb_who=”2,3,4″ ihc_mb_template=”1″ ]
Bank of America
Việc làm: 155.000 việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp: 3.6%
Tăng trưởng tiền lương hàng năm: 3.2%
Nhận định: Sự chậm chạp trong hoạt động sản xuất trong bối cảnh bất ổn gia tăng xung quanh các cuộc đàm phán thương mại và nhu cầu toàn cầu yếu hơn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng, nhà kinh tế học Michelle Meyer của Hoa Kỳ viết. Chúng tôi thấy một số rủi ro tăng đối với dự báo tăng trưởng tiền lương của chúng tôi vì có ít ngày làm việc trong tháng 6 hơn so với bình thường trong thời gian tham khảo.
Oxford Economics
Việc làm:
Việc làm: 164.000 việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp: 3.6%
Tăng trưởng tiền lương hàng năm: 3.2%
Nhận định: Sự tăng trưởng của công việc sẽ tiếp tục hạ nhiệt khi hoạt động kinh tế chậm lại. Trong khi bức tranh thị trường lao động vẫn còn sáng sủa, một vài điểm yếu đã ngày càng hiện rõ trong cả hai lĩnh vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ. – Lydia Boussour và Gregory Daco
Wells Fargo
Việc làm: 165.000 việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp: 3.6%
Tăng trưởng tiền lương hàng năm: 3.2%
Nhận định: Các lĩnh vực sản xuất hàng hóa đã sẵn sàng tăng lên, vì nhu cầu năng lượng đang tăng lên, trong khi việc làm trong lĩnh vực xây dựng được củng cố bởi sự đón đầu gần đây trong việc xây nhà. Tuyển dụng trong lĩnh vực sản xuất thay đổi ít trong tháng. Dịch vụ việc làm cũng sẽ tăng trở lại.
Morgan Stanley
Việc làm: 169.000 việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp: 3.6%
Tăng trưởng tiền lương hàng năm: 3.2%
Nhận định: Trong một cuộc khảo sát vào tháng 6, các tuyên bố thất nghiệp ban đầu tiếp tục diễn ra ở mức thấp, chỉ ra điều kiện thị trường lao động khỏe mạnh. Nhưng, sự bất ngờ trong báo cáo của ADP tiềm ẩn rủi ro. – Nhà kinh tế trưởng Ellen Zentner của Hoa Kỳ
UBS
Việc làm: 170.000
Tỷ lệ thất nghiệp: 3.6%
Tăng trưởng tiền lương hàng năm: 3.1%
Nhận định: Nhà kinh tế học Robert Martin viết rằng chúng tôi nghi ngờ căng thẳng thương mại đè nặng lên tăng trưởng việc làm. Đầu tháng, căng thẳng thương mại đã gia tăng với những lời hoa mỹ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng hiếu chiến và với việc tổng thống đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Mexico.
Jefferies
Việc làm: 185.000
Tỷ lệ thất nghiệp: 3.6%
Tăng trưởng tiền lương hàng năm: 3.2%
Nhận định: Sau khi bùng nổ vào năm 2017 và 2018, tăng trưởng tiền lương đã chậm lại ít nhất một phần là do sự chậm lại liên quan đến thuế quan trong biên chế sản xuất. Chúng tôi hy vọng biên chế của khu vực tư nhân sẽ vững chắc hơn so với bảng lương tháng 5 và quay trở lại theo xu hướng, nhưng không phù hợp với bản chất mạnh mẽ của một số tháng hồi phục trước chu kỳ này khi biên chế tăng vượt quá 200.000. – Chuyên gia kinh tế tài chính Ward McCarthy.
Citigroup
Việc làm: 194.000
Tỷ lệ thất nghiệp: 3.6%
Tăng trưởng tiền lương hàng năm: 3.2%
Nhận định: Một sự bất ngờ ngược dòng sẽ dẫn đến việc thị trường xem xét lại khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản lãi suất USD được kỳ vọng trong tháng 7. Cách chắc chắn nhất để biết đó là chờ đợi dữ liệu NFP tháng 06/2019 để biết rằng nhận định của chúng tôi – “Lãi USD sẽ không bị cắt giảm tại FOMC tháng 7” là đúng.
Nhận đính cá nhân của Tô:
Tất cả các tổ chức kinh tế – tài chính đã cho chúng ta biết rằng Dữ liệu NFP tháng 06/2019 khả năng 96.69% sẽ tăng. Tuy nhiên các số liệu dự báo cho thấy sự phân mảnh khi không tập trung quá nhiều vào một vùng cốt lõi nào cả.
Dữ liệu biến động từ mức 155k – 194k là một con số đột biến rất đáng lo ngại trong khi dữ liệu ADP Nonfarm trước đó không thực sự tốt đẹp cho lắm.
Kỳ vọng cá nhân của Tô đó là dữ liệu Nonfarm Payrolls tháng 06/2019 sẽ tăng nhưng sẽ không tăng vượt 120k. Nhận định này mang tính chất cảm tính vì Tô chỉ Follow các dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ gần đây và không có một cuộc khảo sát nào tại Hoa Kỳ cả keke.
Về vấn đề Nhu cầu năng lượng tăng lên:
Trong lĩnh vực này thì Tô nhận thấy nhu cầu về năng lượng tăng lên chủ yếu dựa trên dữ liệu US Oil Inventories sụt giảm liên tục và giảm rất sâu. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nhu cầu năng lượng tăng vì khu vực sản xuất đang nóng lên.
Nhu cầu năng lượng lần này tăng là lo ngại về rủi ro nguồn cung dầu khi Tàu chở Dầu Mỹ bị tấn công. Các công ty cũng có xu hướng dự trữ dầu để đảm bảo sản xuất trong ngắn hạn và trung hạn dẫn đến nhu cầu về Dầu tăng lên chứ không phải do khu vực sản xuất tăng lên.
[/ihc-hide-content]
Phân tích US Dollar Index – DXY (05/07/2019)
Chỉ số US Dollar Index ngày 05/07/2019 Chart H4 đang có những sự điều chỉnh trong xu hướng giảm. Trong Phân tích thị trường Forex ngày 01/07/2019 Tô có kỳ vọng DXY sẽ trỏ về vùng 96.76, báo Overbought sau đó sụt giảm.
Thực tế DXY chạm 96.76 và Overbought thật nhưng chỉ sụt giảm không đáng kể và hiện tại thì đã Breakout hoàn toàn vùng này.
Điểm chốt chặn cuối cùng tại 97.04 là Fibo 61.8 của nhịp giảm thứ hai nếu vùng này bị phá luôn thì khả năng rất cao DXY sẽ quay trở về đỉnh 97.68 – 97.85 và hoàn thiện Mô hình Harmonic Cypher.
Biểu đồ DXY Chart H4 còn cho chúng ta info về Mô hình Harmonic Cypher nhưng hầu hết các chỉ báo kỹ thuật với DXY đều đã báo quá mua.
Ở các lần phát hành dữ liệu trước, khi DXY chạm vùng quá mua – quá bán thì hầu hết đều có những tín hiệu kinh tế khiến DXY đảo chiều. Vậy lần này liệu dữ liệu Nonfarm Payrolls có làm DXY sụt giảm hay sẽ là bệ phóng thúc DXY về vùng đỉnh cũ 97.68?
USD/CAD là cặp có rủi ro cao nhất
Ngoài ra, hôm nay chúng ta sẽ có cặp tiền USD/CAD là một cặp có khả năng tiếp tục có biến động mạnh vì cả Hoa Kỳ và Canada đều phát hành dữ liệu Nonfarm Payrolls hôm nay. Với USD/CAD Tô kỳ vọng sẽ có cú quét đâm thủng 1.3000 lần đầu tiên sau nhiều tháng rồi phục hồi.
Lý do: Giá dầu vẫn đang tiếp tục tăng do nhu cầu năng lượng tăng và nền kinh tế Canada gần đây cho thấy những dấu hiệu kinh tế rất tích cực. Sức mạnh kinh tế cùng với nhu cầu về năng lượng là hai yếu tố then chốt với CAD
Biểu đồ kỹ thuật USD/CAD cho thấy cặp tiền tệ này đang có xu hướng tiếp cận Trendline dài hạn cực kỳ vững chắc sau hơn 1 năm 7 tháng. Lần cuối Trendline này đóng vai trò hỗ trợ là ngày 26/01/2018. Và Tô cũng kỳ vọng rằng USD/CAD sụt giảm tiếp tục.
Với những dữ liệu và nhận định này, Tô chúc các nhà đầu tư giao dịch thành công!