Dữ liệu Nonfarm Payrolls tháng 06-2020 có thể sẽ cung cấp chi tiết hơn về nguy cơ làn sóng mất việc thứ hai của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Trong làn sóng mất việc thứ hai này, đối tượng sẽ là các nhân sự cấp cao của các công ty.
Gần 6 triệu việc làm đang có nguy cơ bị mất theo Bloomberg Economic. Trong đó bao gồm các giám sát viên được trả lương cao hơn trong các lĩnh vực mà trước đó công nhân đã bị sa thải rất nhiều như nhà hàng, khách sạn. Nguy cơ này bao gồm cả với ngành công nghiệp kết nối như dịch vụ tài chính và bất động sản.
Biên chế phi nông nghiệp được dự đoán sẽ giảm thêm 8 triệu người nữa, phản ánh tác động liên tục của việc đóng cửa nhà máy và bắt đầu tác động của làn sóng thứ hai sau khi giảm 20,5 triệu trong tháng Tư.
Dữ liệu ADP Nonfarm Payrolls đại diện cho các công ty sử dụng gần 26 triệu lao động tại Hoa Kỳ đã được công bố vào thứ tư với mức giảm gần 2.76 triệu. Đây là một tín hiệu bất ngờ bởi trong cuộc khảo sát trước đó với 39 nhà kinh tế học của Bloomberg, con số dự báo là 9 triệu.
Dữ liệu ADP Nonfarm Payrolls có thể sẽ là dấu hiệu trước cho thấy rằng việc làm từ bản tin Nonfarm Payrolls sẽ không sụt giảm quá mạnh.
Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng vọt lên 19,5%, cao nhất kể từ Đại suy thoái.
Với hơn 40 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo các chương trình nhà nước thông thường được nộp từ giữa tháng 3, việc sa thải vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù các bộ phận của nền kinh tế đã quay trở lại cuộc sống bình thường.
Phân tích kinh tế Bloomberg nhấn mạnh nỗi đau tài chính đang lan rộng ra ngoài ngành bán lẻ, du lịch, giải trí và nhà hàng ngay lập tức bị ảnh hưởng bởi việc lockdown.
Với các nhà giao dịch ngoại hối
ADP Nonfarm Payrolls đã gửi đi một tín hiệu sớm cho thấy có khả năng Nonfarm Payrolls sẽ bớt áp lực hơn.
Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta cần xem xét về những gì sẽ diễn ra sau khi dữ liệu được phát hành và phản ứng của nhà đầu tư với các dữ liệu ra sao.
Đồng USD dường như đã phá vỡ xu hướng tăng dài hạn và bắt đầu chập chững những nhịp giảm đầu tiên.
Một vài mối lo về tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự quá rõ ràng để USD có thể tiếp tục lấy lại vị thế của nó.
Các loại tiền tệ khác và thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm thì vẫn chưa có lý do nào để USD có thể trở lại cả.
Xem xét chỉ số US Dollar Index ngày 05-06-2020 chúng ta sẽ thấy rõ hơn:
Phải rất lâu rồi chúng ta mới thấy đồng USD sụt giảm lâu và bền bỉ như thế.
Xu hướng tăng dài hạn đã bị phá vỡ hoàn toàn. Xu hướng giảm bắt đầu xuất hiện.
Tuy nhiên ở đây chúng ta phải cẩn trọng vì các tín hiệu báo sự điều chỉnh trong xu hướng giảm xuất hiện khi Stochastic và RSI cùng báo đáy.
EMA200 và EMA10 giờ đây sẽ là kháng cự với hai điểm mấu chốt là 98.00 – 98.50
Tô cho rằng với hình thái này, chúng ta nên chờ đợi sự sụt giảm tiếp tục của đồng USD nhiều hơn là cố gắng tìm cơ hội mua lên.
Chúc các bạn giao dịch thành công!
Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.