Làm thế nào để đẩy bản thân vượt qua trạng thái “Ok, biết rồi”

“Khi bạn muốn trở nên giỏi về một việc gì đó, thì CÁCH THỨC bạn sử dụng để thực hành nó quan trọng hơn rất nhiều LƯỢNG THỜI GIAN mà bạn dành cho nó.”

Mọi chuỗi hành động tâm lý được thường xuyên lặp lại sẽ có xu hướng tự nó kéo dài mãi”, đó là nhận định của William James, một nhà tâm lý học và triết học người Mỹ, “chính vì thế chúng ta thấy mình tự động suy nghĩ, cảm nhận và hành động theo cách mà chúng ta ĐÃ suy nghĩ, cảm nhận và hành động trong những hoàn cảnh tương tự.” Tâm lý này là con dao hai lưỡi: một mặt, nó giúp chúng ta tự động “kích hoạt” và “tải lại” những dữ liệu có trong hệ thần kinh của chúng ta khi đối diện với những vấn đề quen thuộc, nhưng mặt khác, điều nguy hiểm là chính nó cũng là bức tường cao ngút mà chúng ta phải vượt qua khi mong muốn phát triển thêm kỹ năng đang có hoặc học thêm một kỹ năng mới.

Trong một chương của cuốn sách “Maximizing Your Potential” (Tối đa hóa năng lực bản thân) – một nguồn tư liệu tuyệt vời hướng dẫn bạn cách thức tạo ra may mắn cho riêng mình – nhà khoa học Joshua Foer đã nghiên cứu trạng thái tâm lý trì trệ này và hướng dẫn chúng ta cách phá bỏ nó. Ông nêu vấn đề:

Tối đa hoá năng lực bản thân và nỗ lực không ngừng
Tối đa hoá năng lực bản thân và nỗ lực không ngừng

Trong thập niên 60, các nhà tâm lý học đã xác định ra ba giai đoạn chúng ta lần lượt trải qua trong quá trình lãnh hội kỹ năng mới. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn “nhận thức” (cognitive stage), trong giai đoạn này chúng ta “trí tuệ hóa” kỹ năng mới, phân tích và phát triển những chiến lược để hấp thụ nó tốt hơn, đây cũng là giai đoạn chúng ta mắc rất nhiều lỗi. Tiếp theo là giai đoạn “kết hợp” (associative stage), khi đó chúng ta dần phạm ít lỗi hơn, và thật sự chúng ta đang làm việc tốt hơn. Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn “tự động” (autonomous). Trong giai đoạn này chúng ta đã “nhập” kỹ năng mới học được vào tiềm thức của mình và sẵn sàng “bật” nó lên một cách tự động.”

Và cũng chính khi đó, chào mừng các bạn đến với thế giới của “OK, biết rồi” (tên nguyên bản là “OK Plateau”). “OK, biết rồi” là trạng thái tâm lý mà trong đó, khi bạn đã tiếp nhận kỹ năng mới đến giai đoạn “tự động”, bạn sử dụng kỹ năng mới này một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả.

Điều này làm cho bạn thấy thoải mái và chính ĐIỀU NÀY ngăn trở bạn phát triển nó lên một tầm mới. Tình trạng “OK, biết rồi” xảy ra trong mọi kỹ năng, từ lái xe đến học một ngoại ngữ mới. Sau một giai đoạn tích lũy ban đầu, bạn tiến bộ rất nhanh. Tuy nhiên theo sau đó là cảm giác “ờ, được rồi”, “thế là đủ” và sự tiến bộ của bạn chậm lại hoặc ngừng hẳn.

TẠI SAO BẠN KHÔNG THỂ TIẾN XA HƠN KHI RƠI VÀO TRẠNG THÁI “TỰ ĐỘNG”

Dĩ nhiên, điều khó khăn ở đây là, chúng ta không thể trở nên tốt hơn nữa khi rơi bước vào giai đoạn “tự động”. Nhưng may mắn thay, các nhà tâm lý học đã tìm ra một số chiến lược giúp chúng ta có thể vượt qua giai đoạn này bằng cách “chặn lại” giai đoạn “tự động”, trong đó những thất bại đến từ quá trình suy nghĩ phá cách và thử nghiệm và việc chủ động mắc lỗi trở nên quan trọng, chúng cũng là những điều mà nhà văn J. K. Rowling đã trải nghiệm và xác nhận. Foer viết:

Trong tất cả các lĩnh vực, những chuyên gia thật sự thường thử nghiệm những điều mới mẻ và sẵn sàng đón nhận thất bại đến từ quá trình thử nghiệm đó. Những tay trượt ván giỏi nhất sẽ thử nghiệm những pha biểu diễn chưa ai thử. Những nhạc công tuyệt vời nhất, thay vì chơi đi chơi lại những đoạn nhạc mà mình đã thành thạo, sẽ dành nhiều thời gian cho những khuôn nhạc họ chưa thể hiện xuất sắc. Cách thức để trở nên giỏi hơn nữa là ép bản thân mình luyện tập vượt qua giới hạn của chính bản thân.

Albert Einstein

Foer trải nghiệm trạng thái “OK biết rồi” khi đang viết cuốn sách “Moonwalking with Einstein: The Art and Science of Remembering Everything” – cuốn sách về tăng cường trí nhớ bằng cách kết hợp những nguyên lý của các nhà thông thái cổ đại và khoa học hiện đại.

Khi viết cuốn sách đó, ông cố thực hiện bài tập nhớ tất cả những lá bài của một bộ bài, ông nhanh chóng đạt tới trình độ “OK biết rồi”, nhưng nhà tư vấn tâm lý của ông khẳng định rằng đó là quá trình tiến bộ bình thường. Cảm thấy hào hứng, Foer quyết định tìm đọc lại những nghiên cứu của Paul Fitts và Michael Posner, những nhà tâm lý học phát hiện quá trình ba bước “nhận thức”, “kết hợp” và “tự động”, trong đó giai đoạn cuối cùng là giai đoạn mà ông quan tâm nhiều nhất, ông viết tiếp:

Trong giai đoạn “tự động”, bạn mất ý thức kiểm soát đối với điều bạn đang làm (“tự động” mà). Trong đa số trường hợp thì điều này là tốt, bởi vì não bạn phải xử lý ít công việc hơn. Thực tế là, “tự động” rất cần thiết cho chúng ta. Bạn càng ít quan tâm đến những việc lặp đi lặp lại hàng ngày, bạn càng tập trung hơn cho những điều quan trọng hơn, những điều mà bạn chưa từng thấy trước đây. Và như thế, khi chúng ta “giỏi” làm cái gì đó, chúng ta sẽ đưa mọi dữ liệu về vấn đề đó vào bộ nhớ của mình và dừng chú ý về nó. Bạn có thể thấy giai đoạn này khi xem hình chụp fMRI não bộ của những người đang học kỹ năng mới. Khi người ta trở nên nhuần nhuyễn khi làm một điều gì đó, những phần não liên quan đến ý thức hoạt động kém sôi nổi hơn. Đây là trạng thái “OK, biết rồi”, thời điểm mà bạn hài lòng với level của mình, bật chế độ “lái tự động” và ngưng tiến bộ.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THIÊN TÀI VÀ PHẦN CÒN LẠI CỦA THẾ GIỚI

Những nhà tâm lý học thời kỳ đầu, theo Foer, tin rằng trạng thái “OK biết rồi” là chặn trên của khả năng nội tại của một người. Nói cách khác, họ cho rằng điều tốt nhất bạn có thể làm chính là điều tốt nhất bạn đã làm. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Anders Ericsson người Thụy Điển ở Đại học Florida State và các cộng sự đã theo dõi vấn đề này một cách sát sao và phát hiện rằng yếu tố quan trọng duy nhất để vượt qua ngưỡng “OK biết rồi” cũng chính là yếu tố giúp Mozart trở thành một thần đồng âm nhạc ở tuổi còn rất nhỏ cũng như giúp lý giải thói quen làm việc nghiêm khắc của các nhà văn thành công của mình. Foer viết:

“Điều khác biệt giữa kẻ xuất sắc và phần còn lại đó là thiên tài có xu hướng dồn sức vào những thói quen quan trọng mà Ericsson gọi đó là ‘thực hành có chủ động”. Đã làm việc với những người xuất sắc nhất trong những lĩnh vực khác nhau, Ericsson phát hiện rằng dù là những kẻ xuất chúng, họ vẫn có quá trình phát triển như chúng ta. Tuy nhiên, điểm chung của họ là họ phát triển ba chiến lược để giữ mình khỏi rơi vào chế độ “lái tự động”: tập trung vào kỹ năng, giữ cho mình luôn ý thức về mục tiêu, và thường xuyên thu nhận và kiểm định các phản hồi về quá trình của mình. Nói khác đi, họ ép mình phải tự lái chiếc máy bay chứ không để mọi thứ cho chế độ ‘lái tự động’ xử lý.”

The Mozart family on tour: Leopold, Wolfgang, and Nannerl. Watercolor by Carmontelle, 1763 (public domain)
The Mozart family on tour: Leopold, Wolfgang, and Nannerl. Watercolor by Carmontelle, 1763 (public domain)

Foer cũng rất cẩn thận chỉ ra, chỉ có luyện tập không thì cũng khó có thể khẳng định rằng bạn sẽ có sự tiến bộ – yếu tố then chốt ở đây là sự chủ động có ý thức trong luyện tập. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong nhiều lĩnh vực, từ bóng rổ đến cờ vua, số năm bạn dành ra để luyện tập có độ tương quan rất thấp đến mức độ lãnh hội của bạn. Ericsson cũng kết luận, đó chính là cách tốt nhất để thoát khỏi trạng thái ỳ “OK biết rồi”.

Thực hành chủ động, về mặt bản chất, là gian khổ.

Khi bạn muốn trở nên xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó, lượng thời gian bạn đầu tư không quan trọng bằng bạn đầu tư cho chính bạn như thế nào. Luyện tập theo kiểu bình thường là chưa đủ. Để phát triển, bạn phải chứng kiến bản thân mình thất bại, và học hỏi từ chính sai lầm của mình.

Nguồn: https://www.brainpickings.org/2013/10/17/ok-plateau/

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

4.3/5 - (3 bình chọn)

2 bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới