CPI Hoa Kỳ thấp hơn dự báo thúc đẩy tâm lý tham lam của giới đầu tư, dòng tiền tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán. Chỉ số DJI đóng cửa trên mức 40.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử 128 năm vào phút cuối cùng của tuần giao dịch.
Chỉ số Fear & Greed Index chỉ vào vùng tham lam cho thấy các đợt điều chỉnh sẽ là cơ hội mua vào. VIX giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2019. Giá Vàng băng băng tiến về đỉnh và vượt $2400/oz.
Tuần cuối cùng tháng 05/2024 liệu có bất ngờ nào khác!?
Phân tích cơ bản
Review dữ liệu kinh tế tuần 20/2024
CPI Hoa Kỳ thấp hơn dự báo
CPI Hoa Kỳ tháng 04/2024 thấp hơn dự báo khi:
- Chỉ số Core CPI M/M ở ngưỡng 0.3% thấp hơn kỳ trước
- CPI y/y 3.4% thấp hơn 0.1% so với kỳ trước
CPI là dữ liệu nhà đầu tư chờ đợi và kỳ vọng vì từ đó có thể đưa ra các kỳ vọng tiếp theo về con đường lãi suất USD mà FED có thể theo đuổi.
Ngay lập tức có sự thay đổi trong kỳ vọng của giới đầu tư về mức lãi suất FED:
Theo đó, mức kỳ vọng FED giảm 25bps lãi suất USD trong kỳ tới tăng nhẹ từ 3.5% lên 8.9%. Cùng với đó, mức kỳ vọng giữ lãi suất cũng giảm nhẹ từ 96.5% về 91.1%.
Số liệu CPI kỳ này là động lực chính hỗ trợ chứng khoán Hoa Kỳ kéo dài mạch tăng hàng tuần cao nhất kể từ tháng 02/2024. Chỉ số Dow Jones đóng cửa lần đầu tiên trên ngưỡng 40.000 vào phút giao dịch cuối cùng. S&P500 lấy lại được ngưỡng 5300 điểm.
Đồng USD điều chỉnh giảm và lợi tức trái phiếu kho bạc cũng giảm làm Vàng tăng mạnh vượt ngưỡng $2400/oz.
GDP sơ bộ Nhật Bản Q1/2024 âm
Dữ liệu Prelim GDP q/q Nhật Bản âm 0.5% sau khi được điều chỉnh dương vào quý trước đó cho thấy động lực kinh tế của Nhật dường như đang mất đà:
Dữ liệu này phần nào ảnh hưởng tới kỳ vọng bình thường hoá chính sách lãi suất mà BOJ đang theo đuổi. Chính điều này làm đồng JPY tiếp tục suy yếu và không giữ được mức tăng sau khi CPI Hoa Kỳ được công bố.
Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới cảm tính của nhà đầu tư với đồng JPY và chính sách của BOJ theo hướng tiêu cực. Không tốt cho đồng JPY.
Có lẽ điều duy nhất khiến giới đầu tư đề phòng ở giai đoạn này là việc Chính phủ Nhật can thiệp tỷ giá.
Tin kinh tế quan trọng tuần 21/2024
Tuần 21/2024 có nhiều tin tức kinh tế quan trọng tập trung vào dữ liệu Lạm phát và Lãi suất từ các ngân hàng trung ương.
- 🇨🇦 CPI Canada lúc 19:30 thứ ba với dự báo tiếp tục giảm và hướng về mục tiêu kỳ vọng của BOC 2.0%. Nếu CPI giảm sâu, kỳ vọng BOC cắt giảm lãi suất đồng CAD sẽ gia tăng có thể làm đồng tiền này phản ứng tiêu cực trong ngắn hạn.
- 🇳🇿 Quyết định lãi suất RBNZ lúc 9:00 sáng thứ tư. Các dữ liệu cần chú ý của New Zealand đã công bố là tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4.0% lên 4.3% trong khi CPI giảm về 4.0% vẫn còn cách rất xa so với kỳ vọng của RBNZ. Dự kiến lãi suất NZD sẽ không thay đổi trong kỳ điều hành tháng 05/2024
- 🇬🇧 CPI y/y Vương Quốc Anh lúc 13:00 thứ tư dự báo giảm sâu về 2.1% là lạm phát mục tiêu của BOE. Với mức giảm này, kỳ vọng BOE giảm lãi suất chắc chắn sẽ tăng cao và làm đồng GBP có thể giảm trong ngắn hạn.
- 🇺🇸 FOMC Meeting Minutes lúc 1:00 sáng thứ năm
- 🇬🇧 Doanh số bán lẻ tháng 04/2024 lúc 13:00 thứ sáu. Dự báo giảm sâu về -0.6%
- 🇨🇦 Doanh số bán lẻ Canada tháng 04/2024 lúc 19:30 thứ sáu. Dự báo tiếp tục giảm.
Như vậy, trong tuần các số liệu kinh tế có xu hướng tiêu cực cho các loại tiền tệ như JPY, CAD, GBP là thành tố quan trọng trong định giá USD. Cần chú ý và đề phòng USD sẽ tăng vào cuối tuần tới.
Phân tích kỹ thuật Forex
DXY – USD Index
Chỉ số DXY – USD Index tuần 21/2024 đang tiếp tục kiểm tra hỗ trợ kênh giá tăng khi chứng khoán đang ở đỉnh và các loại tài sản rủi ro như Bitcoin, Ethereum tăng mạnh sẽ là môi trường không thuận lợi cho USD.
Tuần này, Tôi kỳ vọng đồng USD sẽ có đợt phục hồi nhẹ về 104.70 – 105.00 kiểm tra kháng cự, sau đó giảm về đáy mới tại vùng 103.00 – 103.50 và phục hồi mạnh.
Tiềm năng vùng này sẽ là đáy của USD đồng thời là đỉnh của chứng khoán, Bitcoin. Việc đồng USD mất giá phản ánh đợt điều chỉnh sau cú tăng mạnh và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của FED sau khi dữ liệu lạm phát thấp hơn dự kiến.
Điều chúng ta cần đề phòng là tại sao dữ liệu xấu cho kinh tế lại trở thành tín hiệu tốt cho chứng khoán!?
EUR/USD
Xu hướng tỷ giá EUR/USD tuần này có thể tiếp diễn đà tăng khi đồng USD tiếp tục điều chỉnh. Các tín hiệu kỹ thuật đang ủng hộ một đợt tăng nữa trên cặp tỷ giá chính quan trọng trên thị trường ngoại hối này:
Về tín hiệu Price Action:
Tôi nhận thấy liên tục có các cấu trúc Vai – Đầu Vai ngược lồng nhau có thể là tín hiệu giúp tỷ giá EUR/USD sẽ có thể duy trì xu hướng trong ngắn và trung hạn.
Với cấu trúc này, chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội tại hỗ trợ gần nhất và cũng rất mạnh mẽ xung quanh vùng 1.0740 để giao dịch theo hướng mua.
Về các chỉ báo kỹ thuật:
Hệ thống các đường EMA trên khung H4 đã có Golden Crossover – Giao điểm vàng báo hiệu xu hướng tăng trung và dài hạn có thể đã hình thành.
Điều đặc biệt là mặc dù có sự điều chỉnh rất ít nhưng RSI đã giảm nhanh và sâu. Việc này phản ánh phe Bear sẽ không còn nhiều động lực để bán. Ngược lại phe Bull sẽ có nhiều cơ hội để mua lên với các hỗ trợ quan trọng được bổ trợ thêm bởi EMA và Fibonacci Retracement 50%
Trong tuần, Tôi kỳ vọng chờ mua EUR/USD tại hỗ trợ 1.0740 với mục tiêu 1.09 – 1.1 và 1.1080.
Chiến lược giao dịch EUR/USD tuần này:
GBP/USD
Xu hướng tỷ giá GBP/USD tuần này trong giai đoạn hiện tại không thực sự cùng chiều với EUR/USD nhưng nhìn chung khi USD điều chỉnh, cặp GBP/USD sẽ được hưởng lợi.
Điểm đáng chú ý trong tuần này là dữ liệu CPI của Vương Quốc Anh với kỳ vọng giảm về sát mục tiêu 2.0% mà BOE kỳ vọng sẽ thúc đẩy giới đầu tư đặt cược BOE sớm cắt giảm lãi suất. Điều này trong ngắn hạn sẽ không có lợi cho đồng Bảng Anh.
Trong tuần, Tôi kỳ vọng cặp tiền tệ GBP/USD có một đợt điều chỉnh về Hỗ trợ kênh giá tăng trước khi phục hồi.
Các tín hiệu bổ trợ:
- Hỗ trợ kênh giá tăng
- EMA200
- Fibonacci Retracement 61.8%
- Kiểm tra lại đường Neckline của Vai – Đầu – Vai ngược.
Tôi kỳ vọng chờ mua GBP/USD xung quanh vùng giá 1.2550 với mục tiêu 1.2900, 1.3000.
Chiến lược giao dịch GBP/USD tuần này:
USD/JPY
Xu hướng tỷ giá USD/JPY tuần này có dấu hiệu phá tích luỹ tam giác cân theo hướng tăng. Đây là điều dễ hiểu khi GDP sơ bộ Q1/2024 Nhật Bản là con số âm. Điều này ảnh hưởng tới kỳ vọng duy trì chính sách bình thường hoá lãi suất của BOJ.
Tỷ giá liên tục biến động trên EMA nhưng cần đề phòng vì tín hiệu phá vỡ đi kèm tín hiệu Overbought trên chỉ số RSI cho thấy có khả năng là một đợt phá vỡ giả.
Bức tranh chính với các cặp XXX/JPY hiện tại vẫn là sự can thiệp tỷ giá của chính phủ Nhật Bản để hỗ trợ cho đồng JPY.
Trong tuần, Tôi kỳ vọng USD/JPY tiếp tục phục hồi lên ngưỡng 157.30 sau đó sụt giảm.
Chiến lược giao dịch USD/JPY tuần này:
Phân tích kỹ thuật Gold – Oil
Gold – XAU/USD
Xu hướng giá Gold – XAU/USD tuần này Tôi kỳ vọng giảm và thực hiện lệnh chờ bán tại vùng giá $2444/oz. Tuy nhiên giá đã không chạm được tới vùng khớp lệnh và giảm về sát ngưỡng $2400. Vì vậy Tôi huỷ chiến lược này.
Hiện tại trên khung H1, Giá Gold có xu hướng tích luỹ trong tam giác giảm. Giá đang biến động dưới các đường EMA ngắn và trung hạn vì vậy chúng ta nên chờ một phá phá vỡ xuống dưới $2400 trước khi thực hiện giao dịch.
Với ba đỉnh thấp dần và đáy cân bằng, biên độ tam giác khoảng $34 vì vậy nếu phá vỡ theo hướng giảm, giá Vàng có thể giảm về xung quanh vùng $2366/oz.
WTI Oil
Giá dầu WTI tuần 21/2024 được kỳ vọng sẽ điều chỉnh giảm trước khi tiếp diễn đà tăng do các bất ổn khu vực Trung Đông vẫn còn hiện hữu. Và một trong những chỉ báo quan trọng để kỳ vọng giá dầu tăng là Kinh tế toàn cầu.
Rõ ràng kinh tế đã tốt hơn rất nhiều so với dự báo và phân tích của các Nhà kinh tế học. Vì vậy Tôi tiếp tục kỳ vọng Dầu sẽ tăng.
Hiện tại Tôi nhận thấy Dầu có xu hướng Sideway trong ngắn hạn. Vì vậy chờ mua ở hỗ trợ sẽ an toàn và phù hợp cho nhà đầu tư.
Chiến lược chờ mua tại $77.62 – $78 với mục tiêu $82.5
Chiến lược giao dịch Dầu WTI tuần này:
Phân tích kỹ thuật Crypto
BTC/USD
Giá Bitcoin – BTCUSD tuần này cho tín hiệu Vai – Đầu – Vai ngược. Giá đã phá vỡ neckline và biến động hoàn toàn phía trên các đường EMA.
Tôi kỳ vọng trong tuần giá Bitcoin sẽ phục hồi về đỉnh gần nhất tại $72.600 và có sự điều chỉnh.
Với phe Long, chờ mua tại $64.000 với mục tiêu $68.000, $72.000.
Với phe Short, Chờ bán tại $72669 và $72996 với mục tiêu $62.500, $58.500 và $56.500
Chiến lược giao dịch BTC/USD tuần này:
ETH/USD
Ethereum đã phá vỡ tam giác cân theo hướng tăng. Vì vậy Tôi kỳ vọng ETH/USD có thể phục hồi về $3369
Biểu đồ thú vị tuần này
DJI đóng cửa trên 40.000
Lần đầu tiên trong lịch sử 128 năm, Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones – DJI đóng cửa trên mức 40.000 điểm:
Và mức đôt phá lên ngưỡng 40.000 điểm này chỉ MỘT PHÚT ngay trước thời điểm thị trường đóng phiên và kết thúc tuần giao dịch thứ 20 của năm 2024.
Đây thực sự là thời khắc đáng ghi nhớ khi bất chấp Chiến tranh diễn ra tại nhiều nơi trên toàn cầu, nhưng ở phần còn lại kinh tế không hề suy thoái như người ta lo ngại. Và chứng khoán thì phục hồi và kéo dài đà tăng mạnh mẽ nhất trong lịch sử.
Sau hai ngày nghỉ cuối tuần, liệu giới đầu tư có đánh giá lại thực trạng nền kinh tế khi việc làm giảm, thất nghiệp tăng nhẹ và CPI giảm nhẹ!? Chúng ta sẽ cần xem xét thêm về khả năng sinh lời của các công ty trên sàn.
Nhưng trước tiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng hiện tại điều chỉnh giảm có thể sẽ là cơ hội để mua vào.
VIX thấp nhất kể từ 2019
Sau ba tuần tăng, VIX đã giảm và cho thấy mức dao động thấp nhất được nhìn thấy vào năm 2019, trước thời điểm diễn ra COVID-19.
Tôi thêm biểu đồ chỉ số DJI để quan sát thêm tại những thời điểm VIX giảm xuống đáy và biên độ thấp như vậy:
Theo quan sát của Tôi, trong xu hướng tăng, khi VIX xuống đáy chỉ số Dow Jones sẽ tiếp tục tăng và duy trì dà tăng trong nhiều tuần với biên độ thấp dần trước khi VIX tăng trở lại để báo hiệu tín hiệu thị trường chốt lời và DJI rời khỏi đỉnh.
Chưa rõ lần này VIX sẽ duy trì mức biến động hẹp trong bao lâu, nhưng hãy cùng theo dõi để xem DJI sẽ đi được xa tới khi nào trước khi sụp đổ.
S&P 500 pullbacks
Bảng dữ liệu dưới đây cho chúng ta tham số về các đợt Pullbacks của chỉ số S&P 500 từ năm 2009.
Giải thích từ ngữ:
- Cột 1 – Peak: Thời gian tạo đỉnh
- Cột 2 – Trough: Thời gian tạo đáy
- Cột 3 – Decline: Mức giảm từ Đỉnh xuống đáy theo tỷ lệ %
- Cột 4 – Calendar Days to next pullback: Tổng số ngày cho tới khi xuất hiện đợt pullbacks tiếp theo.
- Trough to next peak gain: Mức tăng từ đáy tới đỉnh tiếp theo.
Dưới đây là mô tả kỹ hơn để các bạn cùng hiểu thế nào là Peak – Trough và từ Peak tới Trough theo giai đoạn mô tả phía trên:
Theo tham số thống kê từ bảng dữ liệu chúng ta có:
- Mức trung bình cho mỗi đợt giảm điều chỉnh là 10.4%
- Số ngày trung bình xuất hiện 1 đợt giảm điều chỉnh là 145 ngày
- Mức tăng phục hồi sau mỗi đợt điều chỉnh trung bình là 19.5%
Thử đánh giá theo các số liệu trên để tính ra thời điểm hoặc vùng giá điều chỉnh kỳ vọng tiếp theo:
- Trough – Đáy gần nhất trên SPX – 4103 điểm.
- Thời điểm tạo đáy vào ngày 27/10/2023
Nếu xét theo mức tăng trung bình thì từ 4103 điểm, SPX sẽ phục hồi khoảng 19.5% = 4103 x 1.195 = 4903 điểm. Chỉ số SPX đóng tuần 20/2024 ở ngưỡng 5303 điểm tức là tăng 29.24% mà chưa hề có xuất hiện điều chỉnh sâu.
Nếu xét về thời gian 145 ngày = 5 tháng -> Thời điểm xuất hiện điều chỉnh là vào khoảng 27/03/2024.
Quan sát trên biểu đồ kỹ thuật thì chúng ta nhận thấy vào thời điểm 27/03 – 01/04 SPX có tạo đỉnh tại 5264 điểm và giảm điều chỉnh về 4953 điểm tương ứng với mức giảm 5.9% chưa đạt ngưỡng trung bình theo bảng tính toán.
Vậy liệu thời điểm tạo đỉnh ở 5264 có được coi là Peak và pha điều chỉnh về 4953 có được coi là Trough hay chúng ta sẽ coi mức tổng tăng từ 4103 tới 5303 hiện tại là một Trough, còn Peak chưa được xác định!?
Hãy đặt một giả thiết 5303 điểm là 1 cái Peak mới và xuất hiện đợt điều chỉnh sâu 10.4% thì tiềm năng tạo trough tiếp theo là 5303 x (1-0.104) = 4751 điểm.