Phân tích thị trường Forex hàng tuần là chuyên mục Tô dành riêng để đưa ra những phân tích dài hạn cho một cặp tiền tệ. Sau đó dựa vào các phân tích này làm nền tảng để đưa ra các chiến lược giao dịch phù hợp theo từng loại giao dịch như Short Term, Long Term, Intraday, Scalping…
Trong các bài phân tích trước, chúng ta đều nhận thấy để đi hết được một dự báo dài hạn, tối thiểu cũng phải mất 8 tuần như GBP/USD phân tích tuần 14 năm 2019, hay lâu hơn thì mất đến 6 tháng như XAU/USD và gần nhất là USD/CHF tuần 19 năm 2019 cũng đã tốn một khoảng thời gian 4 tuần.
Lý do là các phân tích dài hạn này đánh giá tổng quan thị trường sau đó đưa ra chặng đường dài hạn. Mỗi phân tích đều đưa ra các chiến lược giao dịch tham khảo mà số pips lợi nhuận có thể lên tới 1000pips. GBP/USD tuần 14 là xấp xỷ 600pips.
Để tỷ giá sụt giảm được một con số lớn như vậy, thị trường cần có thời gian chứ không phải khớp lệnh xong, ngày hôm sau tỷ giá sẽ phi sập ầm một phát về Take Profit lên tới cả ngàn Pips. Điều đó chỉ xảy ra khi bạn may mắn bắt được một cú Flash Crash như vụ Flash Crash JPY ngày 01/02/2019 mà thôi.
Điều này giải thích vì sao sau khi phân tích bạn cần phải:
- Kiên trì theo đuổi phân tích
- Đủ niềm tin vào phân tích cá nhân
- Không bị lay động bởi bất kỳ lời dèm pha nào.
Tuần 22 năm 2019, Tô sẽ chọn AUD/USD để phân tích. Phân tích này có thể kéo dài 1 tuần giao dịch từ 27/05/2019 – 31/05/2019. Nhưng có thể nó cũng sẽ kéo dài từ thời điểm hiện tại cho tới cuối năm 2019 hoặc xa hơn thế. Tô sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất để có những điều chỉnh phù hợp.
- Phân tích AUD/USD Chart W1
- Phân tích AUD/USD Chart D1
- Phân tích AUD/USD Chart H4
- Phân tích cơ bản và cảm tính thị trường AUD/USD
- Chiến lược giao dịch với AUD/USD tuần 22 năm 2019
1. Phân tích AUD/USD Chart W1
Phân tích xu hướng:
Xu hướng chính của AUD/USD là xu hướng giảm mạnh. Vùng tỷ giá hiện tại chính là vùng đáy thấp nhât của rất nhiều năm nếu Zoom nhỏ hơn thì chúng ta nhận thấy đây là vùng giá thấp nhất trong vòng 16 năm trở lại đây.
Lịch sử tỷ giá cho chúng ta thấy rằng đây là vùng giá nhạy cảm khi tỷ giá có xu hướng bounce – bật trở lại rất mạnh trong nhiều lần trước đó khi chạm vùng giá này. Nó báo hiệu rằng: Ê cu, đừng cố Sell nữa, coi chừng Sell trúng đáy thì chờ 32 năm nữa tao mới quay về nha.
Về Cung – Cầu: Ở vùng giá hiện tại, lịch sử trước đó cho thấy dấu hiệu đây là vùng cầu mạnh mà các nhà đầu tư luôn chờ đợi để làm 2 việc:
- Chốt lời
- Tìm cơ hội giao dịch đánh lên.
Hay nói khác đi, đây có thể là vùng Cầu mạnh.
Phân tích Price Action:
Sau cú Flash Crash đầu năm tạo thành 1 nến Bullish Hammer rất lớn, tỷ giá vẫn chưa thể phục hồi được và tiếp tục sụt giảm. Nến Bullish Hammer này hiện vẫn còn hiệu lực vì tỷ giá vẫn chưa phá được nến Hammer này 100%.
Nếu bạn đọc kỹ tín hiệu Price Action, đâyc hính là vùng 50% của nến Hammer này và là vùng cho phép một lệnh Limit đánh lên. Và đó là quá khứ cách đây khoảng 4 tháng có tác động tới hiện tại. Một quá khứ rất gần.
Tín hiệu Price Action thứ hai mà chúng ta cần quan tâm là dấu hiệu của sự bắt đáy. Price Action đơn giản chỉ là nhìn vào Price để nhận định các Action của nhà đầu tư. Dấu hiệu bắt đáy này thể hiện ở chính nến W1 tuần 21 năm 2019, tỷ giá không thể phá nổi nến W1 của tuần 20 năm 2019.
Hiện tại, Price Action cho thấy dấu hiệu của nến Harami (Mẹ bồng con) và có khả năng sẽ hình thành một trong hai dấu hiệu sau:
- Falling Three Methods: Sẽ tạo ra xu hướng giảm và đây là dấu hiệu tiếp diễn xu hướng.
- Three White Soldiers: Sẽ cho dấu hiệu đảo chiều xu hướng.
Tuy nhiên có một đặc điểm chung của 2 tín hiệu này mà chúng ta có thể lợi dụng được đó là trước khi cho dấu hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn, Tỷ giá sẽ bắt buộc phải phục hồi lên.
Vậy AUD/USD sẽ phục hồi lên ở điểm nào!?
Đó chính là giá Open của nến W1 tuần 20 năm 2019 hay mốc tỷ giá 0.6991.
- Nếu khi lên tới tỷ giá 0.6991 mà nến W1 liên tục bị bán xuống thì đó là dấu hiệu cho thấy khả năng xu hướng giảm sẽ tiếp diễn.
- Nếu nến W1 tuần 22, 23, 24 phá vỡ được mức tỷ giá 0.6991 thì ít nhất là trong Short Term, Tô khuyên các bạn đừng bán xuống nữa vì rất có thể sau khi phá vỡ 0.6991, tỷ giá sẽ phục hồi về Fibo 61.8 của W1 tại 0.7074
Điều này có nghĩa là trong 3 tuần 22, 23, 24 tỷ giá sẽ có xu hướng phục hồi về 0.6991. Nhưng quan sát trên biểu đồ thì AUD/USD đang biến động ở 0.6929 chỉ cách 0.6991 khoảng 60pips = Biến động của 1 nến D1.
Như vậy, khi đánh giá các khả năng thì Tô thiên về xu hướng trong tuần 22 năm 2019 AUD/USD sẽ có xác suất cao phục hồi về 0.6991 đôi khi chỉ trong 1 nến H1.
Dấu hiệu Price Action nghiêm trọng tiếp theo khiến Tô thực sự không dám đánh xuống tiếp theo xu hướng mời các bạn quan sát biểu đồ kỹ thuật kèm theo Fibonacci Retracement như sau:
[ihc-hide-content ihc_mb_type=”show” ihc_mb_who=”2,3,4″ ihc_mb_template=”1″ ]
Tô tin là bạn đủ tinh tế, tỉnh táo để nhận biết Mô hình Double Bottom cực kỳ lớn này trên Chart W1 của AUD/USD. Với tín hiệu Price Action này kèm theo sự hỗ trợ của Fibonacci Retracement chúng ta có thể thấy được mức độ nguy hiểm và nhạy cảm trong vùng giá hiện tại.
Lưu ý rằng: Double Bottom là mô hình của 2 cụm nến.
Price Action kết hợp với Fibonacci Retracement:
Vùng đỉnh trung tâm của mô hình nằm chính diện Fibonacci Retracement 50% của nhịp giảm trước đó tại 0.8001 là một vùng rất xa. Lần cuối cùng mà người ta nhìn thấy AUD/USD có được mức tỷ giá đó là vào tháng 01 năm 2018. Cách đây đã khoảng 1 năm, 6 tháng rồi. Ngay khu vực Fibonacci đó chính là Double Top huyền thoại đối lập với Double Bottom.
Chúng ta không nên mơ ước quá xa xôi như vậy mà hãy nhìn vào thực tế là vùng Fibo 23.6 của AUD/USD tại 0.7428 hiện tại đang là vùng kháng cự mạnh nhưng chỉ cần tỷ giá phục hồi về được 0.7428 thì đó cũng là một sự xa xỉ hết mức với AUD rồi.
Ở chiều ngược lại, khi tỷ giá phá vỡ thế Double Bottom trên Chart W1, thì đừng cố nghĩ rằng nó có khả năng phục hồi nữa mà nên nghĩ rằng AUD/USD sẽ sụt giảm về 0.61347 là Fibo Extension 127.2% đấy nhé!
Phân tích với hệ thống EMA:
Với EMA này chúng ta phải khẳng định luôn rằng W1 đang ở trong Downtrend khá mạnh.
Trong Downtrend này sẽ có những khoảng phục hồi mà chúng ta cần phải lưu ý đó là phục hồi về EMA10, EMA50 và EMA200.
- Giá trị EMA10 hiện tại – 0.7016 đang xấp xỉ bằng đúng giá Open của nến W1 tuần 20
- Giá trị EMA50 – 0.72024 đang có xu hướng trùng với kháng cự được tạo bởi mức Lower High được tạo trước đó.
- EMA200 – 0.76153 là cả một vấn đề hiện tại với AUD nếu nói là chưa thể vươn tới trong ngắn hạn được khi EMA50 đang có dấu hiệu là Kháng cự động trong xu hướng giảm thế này. Muốn tiến tới EMA200, phải bước qua xác EMA50 cái đã. Right!?
Như vậy để phục hồi được thì AUD/USD sẽ phải lần lượt phá các vùng kháng cự này và với mật độ xuất hiện dày đặc của kháng cự như vậy thì chỉ có thể chờ đợi vào sự kỳ diệu mà thôi.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn chúng ta mơ ước EMA10 là điều hoàn toàn đáng suy nghĩ
Bollinger Bands: Vẫn đang nằm trong Dowtrend và chưa có dấu hiệu phục hồi.
[/ihc-hide-content]
MACD: phá tín hiệu Buy, MACD Line và MACD Signal có dấu hiệu phân kỳ theo xu hướng giảm. Nhưng gượm đã nhé để chúng ta còn phải xem xét thêm đôi chút vì chỗ này mà thêm 1 nến W1 chọc lên thì khả năng cao nó sẽ là Phân kỳ MACD tăng rất mạnh.
MACD có thể là Confirm Signal cho Trading System nhưng ở biểu đồ này, chỉ cần 1 nến W1 Bullish ngược lên thì MACD sẽ tổ lái 180 độ từ Downtrend chuyển sang dấu hiệu Phân kỳ MACD tăng. Nên hãy hết sức cẩn trọng với nó khi cả MACD Histogram và Giao điểm MACD Line, MACD Signal đều đang là tín hiệu báo nguy.
Hãy tỉnh táo!
2. Phân tích AUD/USD Chart D1
Phân tích xu hướng AUD/USD Chart D1:
Xu hướng chính của AUD/USD Chart D1 vẫn là xu hướng giảm sau khi mất mốc Hỗ trợ tâm lý mạnh từ 0.7000 AUD/USD đã sụt giảm thêm khoảng 150pips nữa và đang có dấu hiệu quay trở lại kiểm tra vùng tâm lý 1 lần nữa.
Biểu đồ xu hướng này chúng ta thấy một vùng giá hợp nhất của ba đường Trendline cùng đi qua nó: 0.71828 hãy nhớ vùng này trong tương lai nó sẽ là kháng cự cự mạnh đấy. Nhưng để lên được tới đó, nó phải phá được vùng tâm lý 0.7000 cái đã.
Phân tích Price Action:
Tín hiệu Price Action trong lịch sử trước đó là một Bullish Hammer Longtail khá mạnh. Tỷ giá đang ở đùng vùng Buy Limit của nến Hammer đuôi dài này.
Ở thời điểm hiện tại chúng ta có thể nhận thấy dấu hiệu của Mô hình nến Morning Star đã cho Take Profit 1:1 và đây là dấu hiệu đảo chiều xu hướng trong ngắn hạn báo rằng giao dịch Intraday đừng bán xuống ngay sau khi xuất hiện Morning Star nữa. Mục tiêu đang hướng tới chính là 0.7000.
Một dấu hiệu khác đó là Double Bottom nhỏ trên D1, Double Bottom này sẽ rõ hơn khi quan sát trên Chart H4
Fibonacci và Harmonic Cypher:
Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem qua Fibonacci Retracement trước phát nhé:
[ihc-hide-content ihc_mb_type=”show” ihc_mb_who=”2,3,4″ ihc_mb_template=”1″ ]
Fibonacci của AUD/USD đang ở vùng giá 141.4% (Fibo Extension) trước đó thì AUD/USD sụt giảm ở vùng kháng cự được tạo bởi Fibo 61.8 và các đường trendline rất mạnh 0.71828.
Bây giờ chúng ta xem xét Fibo ở nhịp giảm hiện tại:
AUD/USD sau khi phục hồi về 0.6939 có dấu hiệu sụt giảm trở lại vì đây là vùng Fibo 23.6% và tỷ giá đang phản ứng với vùng giá này. Ở ngay phía bên trên, Fibo 38.2% hiện tại có vai trò là kháng cự mạnh hơn 61.8 bởi lẽ Fibo 38.2% hiện tại trùng với mức kháng cự tâm lý 0.7000 vùng giá đặc biệt quan trọng. Nếu phá được vùng này thì Tô tin khả năng AUD cũng sẽ phá luôn 61.8 ngọt lịm để đi theo Harmonic Cypher dưới đây:
Lưu ý: Mô hình này có rủi ro cao vì Điểm B đang trùng điểm D.
B và D đang trùng nhau nên độ rủi ro của Mô hình này sẽ tăng lên. Hay nói khác đi nếu tỷ giá thực sự phục hồi về điểm D được thì người ta cũng sẽ không chờ đánh xuống ở D theo đúng tiêu chuẩn.
Nhưng nó tới được D, thì cũng sẽ có sụt giảm nhẹ. Tô vẽ trước một vài bước đệm theo các nhịp tăng – giảm có khả năng xảy ra để theo dõi trước. Tỷ giá vẫn có thể tiếp tục sụt giảm về C để tạo Double Bottom lớn hơn ở đó sau khi lên được tới đỉnh 1. Và như vậy lúc này thì Đỉnh 1 sẽ là đỉnh trung tâm.
[/ihc-hide-content]
Phân tích EMA:
Ở phía trước đó, EMA10 đã đóng vai trò là Kháng cự động rất tốt nhưng hiện tại EMA10 đã bị Breakout nhờ trợ lực của Morning Star bên dưới. Tương lai sẽ trả lời xem đây là Breakout hay là Fakeout. Tỷ giá đang hướng tới EMA50 giờ là vùng giá tâm lý 0.7000
Phân tích Bollinger Bands và RSI:
Trên D1, Bollinger Bands đang cho dấu hiệu W-Bottoms rất nhỏ đúng chuẩn và có khả năng phục hồi về band trênd.
RSI đã cho phân kỳ và cho phép Buy lên theo đúng hệ thống này.
Phân tích MACD Chart D1:
Biểu đồ kỹ thuật với hệ thống MACD đã cho những dấu hiệu sớm của việc đừng cố Sell nữa coi chừng Sell trúng đáy khi có sự kết hợp của Price Action và MACD Fast báo hiệu Buy lên sớm.
Có dấu hiệu chuyển trạng thái từ Basing nhưng chưa sang Rising của AUD/USD trên MACD Histogram.
3. Phân tích AUD/USD Chart H4
Phân tích xu hướng và Price Action:
AUD/USD Chart H4 đang là Downtrend và chúng ta thấy dấu hiệu Breakout hoàn toàn Trendline. Tỷ giá đang phản ứng với vùng đỉnh trung tâm và đang có dấu hiệu sụt giảm khi chạm đáy trung tâm.
Phân tích Fibonacci và EMA:
[ihc-hide-content ihc_mb_type=”show” ihc_mb_who=”2,3,4″ ihc_mb_template=”1″ ]
Với Fibonacci Retracement chúng ta thấy tỷ giá d dang phản ứng với mức Fibo 38.2 đang là đỉnh trung tâm của Double Bottom phía dưới. Nếu phá vỡ được thì mức 61.8 hoàn toàn có khả năng.
Với hệ thống EMA: EMA Crossover đang có dấu hiệu hình thành. Tỷ giá đã phá hoàn toàn EMA50 và có xu hướng tiếp cận EMA200. Hiện tại, có khả năng tỷ giá sẽ quay về kiểm tra EMA50 tại 0.6907
Phân tích với MACD:
Chart H4, Uptrend đang hình thành khi trước đó có:
- Phân kỳ MACD đúng chuẩn
- MACD Line và MACD Signal đang phân kỳ cực mạnh.
- MACD Histogram: Đang trong trạng thái Rising vươn tới Topping.
[/ihc-hide-content]
Phân tích Bollinger Bands và RSI:
Vẫn là W-Bottoms nhưng với dấu hiệu rõ ràng hơn. Tỷ giá đã phá đỉnh trung tâm và hiện tại thì Bollinger Bands ở đây chính là xu hướng tăng phục hồi điển hình. Tỷ giá bắt đầu chạm và bám sát band trên để tăng.
RSI đang tăng (Uptrend) với mục tiêu là vùng 70 (Chưa chạm)
4. Phân tích cơ bản và cảm tính thị trường AUD/USD
Trong bảng tin kinh tế tuần 22 năm 2019 của AUD và USD, Tô sẽ tập trung vào dự báo GDP q/q của USD nhiều hơn để nhìn trước về tác động của Chiến tranh thương mại lên kinh tế Mỹ và xem thử xem mức trụ của Kinh tế Mỹ có giữ được 3.2% hay không. Các thông tin khác không thực sự quan trọng và không có tính tác động lâu dài.
Tô sẽ viết riêng bài Phân tích cơ bản USD cùng AUD trên Cộng đồng BABY FOREX và gửi đến các bạn sau.
Cập nhật Chiến tranh thương mại:
Ở thời điểm hiện tại gần như là một cuộc chiến toàn diện mà Mỹ – Trung chưa có bất kỳ bên nào có nhượng bộ. Dường như Mỹ đang ra đòn thật sự còn Trung Quốc vẫn chỉ là đòn gió dựa trên truyền thông là chính.
Trung Quốc vẫn thế, vẫn chờ đối thủ ra nhiều đòn sau đó mới quyết định xem ra đòn nào. Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình đã phải kêu gọi một cuộc “Vạn lý trường chinh” mới trên phương diện Kinh tế trong thời bình.
Tổng thống Trump sau khi đánh thật thì đã ra thông báo rằng: Mỹ chưa sẵn sàng để thực hiện một thỏa thuận với Trung Quốc. Có lẽ chúng ta sẽ phải chờ tới G20 Meeting và kỳ vọng vào một cuộc gặp trực tiếp Trump – Tập thì mới thấy được điểm sáng hoặc sẽ mù mịt luôn trong cuộc chiến này.
Rủi ro kinh tế toàn cầu:
Chúng ta thấy được sự ổn định tạm thời của EUR sau bầu cử EU vào tuần 21 năm 2019 và những kỳ vọng vào sự rút lui của bà May mở đường cho Brexit Vote lần hai. Đây là những điểm sáng nhỏ nhoi hỗ trợ cho AUD và NZD nhưng chưa rõ những tín hiệu này sẽ giữ được tác động bao lâu hay sẽ bị vùi dập bởi Chiến tranh thương mại.
Một rủi ro khác đến từ thị trường tiền tệ khi các Nhà đầu tư đang lao vào Short CNH (Nhân dân tệ) tới mức Trung Quốc phải đưa ra cảnh báo rằng các Trader sẽ chịu “MẤT MÁT LỚN” nếu tiếp tục Short CNH khiến tỷ giá USD/CNH tăng mạnh trở lại.
Theo cá nhân Tô đây không thực sự là do Trader Short CNH hay là tác động từ chính sách của Trung Quốc làm cho CNH liên tục sụt giảm đến Việt Nam cũng đang phải chịu trận khi CNH liên tục sụt giảm.
Lãi suất AUD
Tuần 22 năm 2019 chúng ta cũng sẽ phải theo dõi thêm và đo mức độ sợ hãi của Trader trước đe dọa cắt giảm 0.25% lãi suất AUD vào ngày 04/06/2019 sắp tới.
Nỗi sợ hãi nếu có sẽ được thể hiện vào sự sụt giảm của AUD khi nó xảy ra và trên diện rộng nhờ các headline bắt buộc Trader khi giao dịch phải theo dõi và cập nhật liên tục.
AUD sẽ rất dễ bị tổn thương trong thời gian này và chúng ta cần Cẩn trọng cũng như có chiến lược Quản lý lệnh hiệu quả để phản ứng kịp thời trong bất cứ hoàn cảnh nào.
AUD/USD Market Sentiment
Market Sentiment đang cho tín hiệu đồng thuận để mua lên khá mạnh với AUD/USD khi tỷ lệ Trader Long lên tới 70.6% quá tuyệt vời.
5. Chiến lược giao dịch với AUD/USD tuần 22 năm 2019
Trước khi xem xét chiến lược giao dịch, chúng ta cùng xem qua thông số kỹ thuật Intraday của AUD/USD cái đã:
Như vậy trung bình 1 ngày AUD đang biến động trong Range quá hẹp, chỉ 45pips mà thôi! EMA200 là 0.71623 cách khoảng 240pips. Như vậy với Range biến động thì lên được đó phải có 240/45 = khoảng 6 ngày liên tiếp Bull.
Chiến lược giao dịch dài hạn với AUD/USD tuần 22 năm 2019:
[ihc-hide-content ihc_mb_type=”show” ihc_mb_who=”2,3,4″ ihc_mb_template=”1″ ]
Lưu ý: Chiến lược sẽ có điều chỉnh trước khi RBA có quyết định lãi suất vào ngày 04/06/2019 các bạn cần có chiến lược hợp lý để tránh đổ máu.
[/ihc-hide-content]
Cập nhật ngày 05/06/2019: AUD/USD chạm Take Profit 1 tại 0.6994 + 78pips!
Không khuyến khích các bạn khớp lệnh theo đây chỉ là phân tích tham khảo để cùng nhau học tập và tiến bộ!
Chúc bạn giao dịch thành công!