Phân tích thị trường Forex tuần 15 năm 2019 từ 08/04/2019 tới 12/04/2019 Tô sẽ tập trung vào phân tích chỉ số DXY – US Dollar Index. Sở dĩ Tô chọn DXY là vì USD là đồng tiền chính yếu mà Tô thường giao dịch. Đó là lý do về thói quen giao dịch cá nhân và thiên về chủ quan.
Còn về khách quan, sẽ có rất nhiều vấn đề cần chú ý với DXY trong tuần 15 năm 2019 vì đây có thể sẽ là thời điểm quyết định nhiều thứ với USD. Nếu không xem xét kỹ DXY ở hiện tại, có thể chính bản thân Tô cũng sẽ dính đòn.
1. Phân tích kỹ thuật DXY
Như thường lệ với phân tích kỹ thuật DXY, Tô sẽ bắt đầu từ Chart W1 trước.
[ihc-hide-content ihc_mb_type=”show” ihc_mb_who=”2,3,4″ ihc_mb_template=”1″ ]
1.1. Phân tích DXY Chart Weekly
Xu hướng:
Xu hướng chính của DXY từ năm 2011 tới hiện tại đang là xu hướng tăng. Biểu đồ kỹ thuật DXY cho thấy DXY đang biến động trong kênh giá tăng – ASCENDING CHANNEL rất rộng.
Khi xem xét ở mức độ hẹp hơn từ đầu năm 2019 tới hiện tại, DXY dường như đang tích lũy trên Chart Weekly rất mạnh với kháng cự là 97.68 và Hỗ trợ là 95.00
Các chỉ báo kỹ thuật:
Hệ thống EMA: EMA50 đang giữ vai trò là hỗ trợ rất tốt trong khi đó EMA200 có tín hiệu giao cắt với EMA50 là xu hướng tăng.
Chỉ báo RSI dường như chưa thực sự hỗ trợ DXY khi báo đỉnh và liên tiếp cho tín hiệu phân kỳ.
Hiện tại, chúng ta có thể thấy được DXY đang liên tục kiểm tra vùng 97.68 nếu vùng này bị phá vỡ, DXY có thể sẽ tăng trong dài hạn về mức trung tâm 100. Tất nhiên là hành trình để về được với con số 100 không hề dễ chút nào.
Xem xét ở góc độ hẹp hơn trên Chart Weekly:
Với góc độ này, chúng ta có thể thấy vùng hình chữ nhật từ 95.00 tới 97.68 trong lịch sử trước đó đã biến động vô cùng khó chịu và nó là vùng tích lũy chính trước khi có thể bùng nổ và tạo trend.
Một mô hình Vai – Đầu – Vai trên DXY vẫn còn hiện rất rõ và ở vai phải hiện tại đang xuất hiện kênh giá tăng.
Như vậy với kênh giá nhỏ này, mục tiêu gần nhất mà DXY đang hướng tới có thể là 98.46 trong trường hợp không thể bứt phá được 97.68 thì tuần 15 năm 2019 DXY khả năng cao lại tiếp tục quay trở về tạo vùng tam giác và biến động từ 96 tới 97.68.
1.2. Phân tích DXY Chart Daily
Trên biểu đồ DXY Chart D1 chúng ta có thể nhìn rõ hơn kênh giá tăng nhỏ của Chart W1. Xu hướng chính vẫn đang là xu hướng tăng.
Với hệ thống EMA: EMA200 (Màu đen) đang là hỗ trợ cực mạnh. EMA50 dường như là một đường xu hướng trung tâm của DXY, DXY liên tục biến động xoay quanh EMA50 mà không hình thành hỗ trợ hoặc kháng cự bởi EMA50.
Nếu như có thể tiếp cận kháng cự tại 97.68 thì đây là lần thứ 4 kể từ 12/11/2018 DXY tiếp cận vùng này.
Vùng Kháng cự của kênh giá nhìn rõ hơn nhưng dường như rất xa xôi tại 99.00. Như vậy rõ ràng, để tiến tới được 98.46 hay 99.00 hoặc xa hơn là ở 100.00 thì DXY bắt buộc sẽ phải vượt qua được rào cản 97.68 trước. Không thể phá được mức này coi như DXY lại tiếp tục giảm.
1.3. Phân tích DXY Chart H4
MoPhân tích DXY tuần 15 năm 2019: Chart H4Khổ cực quá vì cả W1 và D1 đều không thể hiện rõ là nên làm gì. Chuyển sang H4 thì thấy le lói một chút và rõ ràng hơn một chút nhưng cũng phải hết sức cẩn trọng.
Xu hướng chính trên H4 không tăng mà cũng không giảm, nói ngắn gọn thì nó là Sideway biên độ rộng. Rất khó để tìm được tín hiệu và đi theo ở thời điểm hiện tại nên bắt buộc Tô phải thêm Bollinger Bands vào.
Price Action: Xuất hiện Shooting Star nhưng quá bé nến ngay sau Shooting Star dường như cũng đang thể hiện sự thận trọng của nhà đầu tư ở vùng giá này với biên độ biến động vô cùng nhỏ.
Trên Chart H4, Bollinger Bands báo hiệu một mô hình M-Top. Hai Bands đang cho dấu hiệu có khả năng Sideway vùng 97.4x – 97.00.
Như vậy trong H4 đi theo đúng Bollinger Bands, có thể DXY sẽ quay về 97.00[/ihc-hide-content]
2. Phân tích cơ bản DXY
Bảng tin kinh tế DXY tuần 15 năm 2019:
Tuần 15 năm 2019 chúng ta sẽ có hai ngày với hai bản tin quan trọng:
Ngày 10/04/2019 lúc 19:30 với bản tin về CPI – Chỉ số giá tiêu dùng. Đây là một thông tin quan trọng vì nó là một phần giúp đánh giá tỷ lệ lạm phát. CPI được phát hành hàng tháng bởi cục thống kê lao động. Trên bảng tin kinh tế, dự báo đang tích cực cho CPI.
Ngày 11/04/2019 lúc 1:00 sáng theo giờ Việt Nam là FOMC Minutes sẽ có thông tin về chính sách lãi suất của FED. Chưa rõ là Powell có đăng đàn trả lời họp báo hay không.
Với các bạn giao dịch cặp USD/CAD sẽ phải theo dõi OPEC Meeting để xem liệu có thông tin tích cực nào hỗ trợ cho CAD từ việc cắt giảm sản lượng dầu để tăng giá bán hay không.
Cuộc chiến giữa Trump và FED:
Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker đã nói vào ngày 04/04/2019: “Tôi sẽ không bao giờ nói không bao giờ cắt giảm. Nhưng trong dự báo của tôi, tôi không thấy trước điều đó (*) trong năm nay hoặc năm tới.”
(*) Điều đó = việc cắt giảm lãi suất
Cả Trump và cố vấn kinh tế cao cấp Larry Kudlow đều dùng lạm phát để nhắc nhở FED và mong muốn FED sẽ giảm lãi suất. Từ đó hỗ trợ cho thị trường tín dụng.
Về phía các nhà đầu tư, họ nghĩ rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi FED hạ lãi suất.
Thị trường lao động mỹ quá mạnh cũng sẽ gây áp lực rất lớn tới chi phí sản xuất khi nhà tuyển dụng phải trả mức lương cao hơn để thuê được nhân công. Và để đảm bảo là có lợi nhuận thì rất có thể họ sẽ phải tăng giá thành sản phẩm để bù đắp chi phí thuê nhân công. Điều này thể hiện ở dữ liệu Nonfarm Payrolls được phát hành vào ngày 05/04/2019 với 195.000 việc làm và Tỷ lệ thất nghiệp chỉ 3.8% thấp nhất trong lịch sử.
Về phía Trump, ông có khả năng sẽ đề cử hai nhân vật nữa vào Ban quản trị của FED đó là người ủng hộ cắt giảm thuế Stephen Moore và doanh nhân Herman Cain.
Các lập trường dựa trên tỷ lệ lạm phát thấp để giảm lãi có thể được thúc đẩy. Nếu lạm phát sẽ giảm xuống mức thấp, Fed có thể sẽ giảm lãi suất.
Có một tiền lệ cho điều đó. Vào tháng 12 năm 1995, FED đã cắt giảm lãi suất một phần tư điểm vì lạm phát yếu hơn dự kiến. Theo sau đó là một đợt giảm điểm quý khác vào tháng 1 năm 1996, một lần nữa trích dẫn áp lực giảm giá.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung:
Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận căng thẳng để đạt được thỏa thuận thương mại khi cả hai bên đều tiến triển tại bàn đàm phán.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He và các quan chức Hoa Kỳ đã nối lại các cuộc đàm phán vào thứ Sáu tại Washington, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng, ông Larry Kudlow cho biết. Tuần tới, các nhà đàm phán sẽ có thể liên lạc với nhau bằng điện thoại, Kudlow nói trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV.
Nhà Trắng đưa ra một tuyên bố vào tối thứ Sáu nói rằng trong khi tiến độ đã được thực hiện, công việc quan trọng vẫn còn, và các Bộ trưởng, Thứ trưởng và thành viên phái đoàn sẽ liên lạc để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi sớm đưa ra kết luận đàm phán, Tân Hoa Xã đưa tin. Tân Hoa Xã cho biết hai bên đã đạt được sự đồng thuận mới về các vấn đề quan trọng như văn bản của một hiệp định thương mại, theo Tân Hoa xã.
Như vậy, tình hình căng thẳng thương mại Mỹ Trung đang giảm dần, chúng ta sẽ cùng kỳ vọng thêm vào thị trường chứng khoán và các loại tài sản rủi ro khác.
3. Phân tích cảm tính thị trường với DXY
Chúng ta cùng xem qua thống kê Market Sentiments tổng quan dưới đây:
Với thông số này, chúng ta có thể nhận thấy là DXY không có kỳ vọng rõ ràng khi EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD đang lệch nhau. USD/CHF và USD/JPY cũng lệch luôn.
AUD/USD có kỳ vọng Up rất mạnh là vì đàm phán thương mại Mỹ – Trung đang ấm dần lên và gần đây, dữ liệu kinh tế Trung Quốc cũng có tín hiệu khởi sắc.
EUR/USD bị Short mạnh là vì dữ liệu kinh tế Châu Âu tiếp tục gây thất vọng trong khi dữ liệu USD lại rất lạc quan.
Về tổng quan, thì USD trong tuần 15 năm 2019 không có định hướng thực sự rõ ràng. Có khả năng cao DXY sẽ kiểm tra 97.68 và tiếp tục quay về rồi biến động Sideway và tích lũy!
Trên đây là những phân tích cá nhân của Tô về DXY cho tuần giao dịch 15 năm 2019 từ 08/04/2019 tới 12/04/2019
Chúc các bạn giao dịch thành công!