Phân tích thị trường Forex tuần 14 năm 2019 Tô sẽ tiếp tục tập trung vào đồng tiền chính là GBP và USD. Sở dĩ Tô tập trung vào hai đồng tiền này là bởi vì đây là thời điểm cần ra đòn quyết định cho đồng GBP.
Vương Quốc Anh đã trải qua những năm tháng tồi tệ khi đồng tiền của họ liên tục giảm giá và tạo đáy trong suốt mười năm. Sự bất đồng trong chính phủ của thủ tương May đang lên cao khi lần thứ ba, Thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May bị từ chối trước quốc hội.
Tuần 14 năm 2019 trên thị trường Forex có thể tất cả sự tập trung của nhà đầu tư sẽ dành cho GBP và USD. Lý do tại sao chúng ta sẽ cùng nhau phân tích từng bước một nhé.
1. Phân tích GBP/USD Chart W1
Xu hướng chính: Trên Chart Week 1 của GBP/USD tuần 14/2019 chúng ta có thể nhìn thấy hai xu hướng điển hình khi phân tích kỹ thuật:
Xu hướng mạnh nhất vẫn là xu hướng giảm đã kéo dài bắt đầu từ năm 2007 tới hiện tại là khoảng 12 năm. Xu hướng thứ hai là xu hướng tích lũy trong vùng tam giác.
Sau khi hai lần chạm Hỗ trợ của Tam giác, tỷ giá có xu hướng phục hồi về Kháng cự. Nhưng do áp lực của Brexit, GBP/USD vẫn chưa thể tiếp cận vùng kháng cự của Tam giác mà thay vào đó lại tiếp tục quay đầu trở lại vùng hỗ trợ tại 1.26825
Price Action: Trên Chart W1 của GBP/USD chúng ta có thể nhận thấy rất rõ một dự báo trước của mô hình Vai – Đầu – Vai và Tỷ giá đang có xu hướng biến động trong vùng Vai phải. Với Kháng cự cao nhất và mạnh nhất hiện tại là 1.3405 và Hỗ trợ để có khả năng tạo vai phải đó là vùng 1.26825.
Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét với một góc nhìn ở mức Zoom lớn hơn trên Chart W1 của GBP/USD:
Ở góc nhìn này chúng ta có thể thấy được GBP/USD đang thử thách vùng tỷ giá 1.2971, vùng mà trước đó Tô đã Buy lên 2 lần với mục tiêu 1.3300. Như vậy, chúng ta sẽ cần phải chờ một vùng Breakout rõ ràng trên nến W1 chính là Breakout nến Bullish W1 trước đó.
Ở biểu đồ hiện tại thì xu hướng chờ Breakout theo hướng đi xuống tại 1.2971 sẽ gần gũi hơn rất nhiều so với việc chờ tỷ giá quay về đỉnh cũ. Nếu không thể Breakout được vùng này, GBP/USD có khả năng cao sẽ biến động trong vùng tam giác rất nhỏ. Nếu có thể Breakout thì Chart W1 sẽ hình thành một Channel giá thu hẹp như Tô vẽ ở hình phân tích và 1.2871 trong tương lai sẽ trở thành một vùng kháng cự khá mạnh khi bị phá vỡ.
Fibonacci và Harmonic Cypher:[ihc-hide-content ihc_mb_type=”show” ihc_mb_who=”2,3″ ihc_mb_template=”1″ ]
Khi kiểm tra bằng Fibonacci Retracement và Extension của XA, chúng ta có thể thấy Đỉnh gần nhất mà GBP/USD đã tạo tại 1.338x chính là mức Fibo mở rộng của cạnh XA tại 127.2%.
Ở phần trendline bên trên khi xác định Hỗ trợ chúng ta chú ý vùng 1.2971 là vùng Breakout khi đối chiếu với các mốc Fibonacci Retracement của cạnh XC trên Chart W1 chúng ta có thể thấy đây cũng gần tiếp cận với mức Fibo 50% (1.2964)
Điều này có nghĩa là khi tỷ giá phá vỡ hoàn toàn mức 1.2971 trên D1, khả năng rất cao mục tiêu giá tiếp theo của GBP/USD sẽ là Fibo 61.8 tại 1.28666 và Fibo 78.6 tại 1.27269. Mốc 1.27269 lại gần sát với mức vai phải 1.26825 mà Tô đã phân tích về xu hướng và Price Action phía trên.
Khi tỷ giá đi đúng xu hướng như vậy thì đó chính là Bullish Harmonic Cypher và điểm D chính là điểm đánh lên. Nhưng cũng đừng quên là D vẫn đúng khi tỷ giá chạm X.
Kiểm tra bằng hệ thống EMA: EMA200 vẫn đang ở quá xa xôi. EMA50 tiếp tục phá vỡ và không thể giữ vai trò hỗ trợ hoặc kháng cự. EMA10 bị phá vỡ hoàn toàn. EMA20 đang giữ vai trò hỗ trợ nhẹ. Có khả năng xu hướng xuống sẽ tiếp tục được duy trì nếu EMA20 tại 1.3013 bị phá vỡ. Hay nói một cách dễ hiểu hơn Hệ thống EMA vẫn cho tín hiệu là Down trend.
RSI: RSI đang cho dấu hiệu và khả năng GBP/USD sẽ tích lũy hoặc đi xuống.
Bollinger bands: Band trên đang giữ vai trò là kháng cự tốt tại 1.33203. Tỷ giá đang có xu hướng trở về band giữa tại 1.2915 và band dưới tại 1.2512. Quá ư là xa xôi.
MACD vẫn đang trong chu kỳ tăng, nhưng dấu hiệu MACD Line và MACD Signal đang có khả năng sẽ cắt nhau theo xu hướng giảm.
2. Phân tích GBP/USD Chart D1
Phân tích Price Action và Xu hướng GBP/USD biểu đồ D1 từ 01/04/2019 tới 12/04/2019:
Ở biểu đồ xu hướng chính của GBP/USD hàng ngày, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ xu hướng tăng phục hồi nhưng xu hướng chính và rất mạnh mẽ vẫn là xu hướng giảm.
Khi vẽ trendline và phân tích, Tô phát hiện thấy GBP/USD xuất hiện Mô hình Wedge (Bearish Rising Wedge) và đây là Mô hình có tỷ lệ khá cao sẽ giảm. Hỗ trợ của Mô hình cũng là Hỗ trợ ngắn hạn trên D1 của GBP/USD đã bị Breakout hoàn toàn.
Nếu bạn là nhà đầu tư theo Breakout luôn chờ hồi Test thì đây cũng là cơ hội tốt. Vì D1 ngày 29/03/2019 đã hồi Test Trendline theo đúng nhu cầu và chiến lược rồi.
Với Mô hình Wedge, như biểu đồ, nếu đi hết Take Profit mô hình thì tỷ giá có khả năng sẽ phá luôn cả 1.26825 về 1.25xx nhưng quả thực khá xa xôi. Nhưng với biến động trong những ngày qua cứ khoảng 250pips một ngày thì chỉ cần 2 ngày D1 dốc cật lực, GBP/USD sẽ đạt mốc đó thôi gần như một cú Flash Crash với thời gian dài hơn.
Phân tích Fibonacci Retracement trên biểu đồ D1 GBP/USD
Với Fibo Retracement, khi phá vỡ Trendline trên D1 thì có khả năng Tô sẽ bắt đầu tính Fibo. Và khi tập đếm các nhịp tăng – giảm cũng như dự báo trước khả năng diễn biến tăng – giảm theo sóng dựa trên Fibo thì các mốc Fibo quan trọng sẽ được sử dụng để tính các điểm hồi và diễn biến tiếp theo.
Sau khi giảm về Trendline thì GBP/USD tạo nhịp giảm đầu tiên sau đó hồi về Fibonacci Retracement 61.8 và lấy Fibo 61.8 tại 1.3236 làm Kháng cự, tiếp tục xu hướng giảm để rồi Breakout Trendline.
Khi Breakout trendline, Tô nghĩ khả năng GBP/USD sẽ tiếp tục giảm về Fibo Extension 127.2 tại 1.29003 hoặc 141.4 tại 1.28467.
Tại hai mốc giả này, GBP/USD sẽ kết thúc nhịp giảm thứ hai và hồi về Test 1.3003 lúc này có khả năng trở thành kháng cự và là Fibo 38.2 của nhịp 2-2 như trên hình để tiếp tục trong xu hướng giảm về mục tiêu tối đa là Fibo Extension 200 của nhịp đầu tiên tại 1.26255.
Kiểm tra bằng hệ thống EMA: EMA10, 20, 50, 200 đã bị Breakout hoàn toàn báo hiệu khả năng xu hướng giảm sẽ được tiếp tục.
RSI: Chạm vùng quá mua 70 vào ngày 27/02/2019 và đang trong chu kỳ giảm có xu hướng tiếp cận vùng quá bán 30.
Bollinger Bands: Hệ thống Bollinger Bands trước đó hình thành dấu hiệu M-Top đạt chuẩn trong xu hướng giảm cho phép bán xuống an toàn. Hiện tại tỷ giá đang có xu hướng kiểm tra vùng hỗ trợ được tạo bởi Band dưới. Chỉ cần Breakout vùng này, thì xu hướng giảm sẽ hình thành. Giá trị Band dưới hiện tại đang là 1.29709.
Wow, trên W1 chúng ta đã kỳ vọng tỷ giá sẽ Breakout hoàn toàn 1.2971 để đánh xuống. Vậy là tất cả mọi con đường đều từ 1.2971 mà ra nhỉ.
MACD: Phân kỳ trên Histogram, Phân kỳ trên giao điểm của MACD Line và MACD Signal. Tất cả đang trong trạng thái Declining để tạo Basing. MACD Line và MACD Signal đang phân kỳ rất mạnh là thời điểm các nhà đầu tư liên tục đánh xuống chứ không mua lên nữa.
3. Phân tích GBP/USD Chart H4
Phân tích xu hướng và Price Action: Khi Zoom nhỏ hết cỡ Chart H4 của GBP/USD chúng ta có thể thấy điển hình của một xu hướng tăng khi biểu đồ luôn tạo ra HL (Higher Low) và HH (Higher High) từ 1.24xx tới 1.33xx.
Khi đạt đỉnh 1.33xx, biểu đồ H4 của GBP/USD đã cho thấy lượng mua gần như cạn kiệt khi bắt đầu xuất hiện áp lực từ Brexit và biểu đồ cho dấu hiệu Tạo HHH (Higher High – High) là Đỉnh của xu hướng để tạo mức High đầu tiên và HLL (Higher Low – Low) để tạo đáy đầu tiên của xu hướng giảm.
Biểu đồ đã cho dấu hiệu Lower High đầu tiên và Thứ chúng ta chờ đợi là một cú Breakout 1.2971 để tạo một đáy Lower Low đầu tiên là đặc trưng của xu hướng giảm. Đáy hiện tại mặc dù đã là Lower Low rồi nhưng nó chưa thực sự rõ ràng.
Hệ thống EMA trên H4:
Với EMA Crossover xuất hiện và cả 4 đường EMA đi theo thứ tự tuyệt vời thế này, thì phe Buy phải cẩn thận. EMA10 đang giữ vai trò hỗ trợ tốt cho phép đánh xuống.
Trong một buổi training học viên trong khóa học Forex thực chiến Tô đã gợi ý học viên đánh xuống tại EMA10 với Entry là 1.3116. Còn trên biểu đồ thì đây là đặc trưng của xu hướng giảm rồi.
RSI: Giá trị RSI ở đây là một lời nhắc nhở với các nhà đầu tư chưa được phép tiếp tục bán xuống vì RSI cho dấu hiệu phân kỳ hẹp, liên tục tiếp cận vùng quá bán 30.
Bollinger Bands: Là tín hiệu cho xu hướng mạnh. Bandwidth đang mở rộng hết cỡ.
MACD: MACD Line và MACD Signal đang phân kỳ mạnh cho phép tiếp tục bán xuống. MACD Histogram nhắc nhở về phân kỳ và chuyển trạng thái.
4. Phân tích cơ bản GBP/USD tuần 14 năm 2019
Brexit:
Tình hình Brexit đang rất hỗn loạn khi lần thứ ba, Thỏa thuận Brexit của thủ tướng May bị từ chối bởi quốc hội. Về phía Khối liên minh Châu Âu – EU, họ cho rằng khả năng UK sẽ thực hiện Hard Brexit nhiều hơn là việc UK mong muốn kéo dài thời hạn ở lại khối liên Minh Châu Âu.
Về phía thủ tướng May: Mặc dù đã ra giá và phát biểu rằng bà sẵn sàng từ bỏ công việc (Job) của mình để thỏa thuận Brexit được thông qua. Nhưng dường như cái Job của bà nó không thể lớn bằng lợi ích của Vương Quốc Anh. Sau khi ba lần liên tiếp bị từ chối. Bà May đã nói về “Giới hạn” gợi ý cho một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai gần vì những nỗ lực của bà cho Brexit tính tới thời điểm hiện tại coi nhưng không để lại một dấu ấn gì.
Về phía chính phủ Anh và các Đảng, các vùng lãnh thổ thuộc Anh đều không tim được tiếng nói chung. Lãnh đạo đảng Lao động – ông Corbyn liên tục kêu gọi trưng cầu dân ý lần hai về Brexit nhưng không được chấp nhận. Nội bộ chính phủ đang bị chia rẽ sâu sắc khi thời hạn Brexit ngày càng đến gần.
Vào ngày thứ hai tới, Quốc hội và chính phủ Anh sẽ tiếp tục làm việc để tìm hướng đi tiếp theo cho quá trình Brexit rất có thể bắt buộc sẽ phải thực hiện vào ngày 12/04/2019 sắp tới.
Nhận định cá nhân về Brexit: Tô cho rằng để soạn thảo một Brexit Deal khác hoàn toàn với Brexit Deal mà bà May đang nắm giữ và được EU đồng ý trong một khoảng thời gian ngắn là hoàn toàn không thể. Vì bất kỳ thay đổi nào cũng đều phải được đưa ra bầu chọn trước Quốc hội và phải được EU đồng ý.
Vậy chỉ còn có khả năng sau:
- Thực hiện Hard Brexit (Khả năng cao nhất)
- Brexit với một liên minh thuế quan với EU (Coi như Brexit không Hard hoàn toàn)
- Thực hiện điều 50 cho phép Vương Quốc Anh ở lại EU điều này gần đồng nghĩa với việc phải thực hiện trưng cầu dân ý lần thứ 2 và rất khó xảy ra.
- Có một Brexit Deal khác được Quốc hội Anh và EU đồng ý để thực hiện Soft Brexit (Gần như không thể xảy ra)
Phân tích cơ bản về USD:
Tuần 14 năm 2019 là một tuần có rất nhiều tin tức mạnh với USD và còn có thêm điều mà các nhà đầu tư chờ đợi là xác nhận liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ có thực sự yếu đi báo hiệu nền kinh tế Hoa Kỳ có thể đang suy yếu.
Trump – Kudlow – Powell
Điều đầu tiên mà chúng ta phải quan tâm là Trump – Kudlow – Powell. Ba nhân vật này có ảnh hưởng đến USD. Vào ngày 29/03/2019, Trump tiếp tục phát biểu trên Twitter đổ lỗi hoàn toàn việc GDP quý 1 năm 2019 của Mỹ suy giảm là do các chính sách tiền tệ mà Cục dự trữ liên bang Mỹ – FED và Powell đưa ra.
Ngay sau đó, Kudlow – Cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump tại Nhà trắng phát biểu thực tế FED nên cắt giảm khoảng 0.5% lãi suất USD hiện tại để giảm áp lực vốn đi vay cho thị trường vốn (Thị trường chứng khoán) và ông thích điều này.
Về phần Powell, ông vẫn không thèm đáp lời Tổng thống và Kudlow. Để thể hiện rõ lập trường độc lập với chính phủ của FED. Nhưng chúng ta sẽ phải xem vào Thứ sáu, ngày 05/04/2019 Powell sẽ phát biểu gì sau khi dữ liệu Nonfarm Payrolls được phát hành.
Trong tuần, số liệu kinh tế đều dự báo giảm cho USD và đó là tín hiệu không tốt. Chúng ta sẽ tập trung vào Tối thứ hai, ngày 01/04/2019 và Tối thứ 6, ngày 05/04/2019 ngày bản tin Nonfarm được phát hành.
Các nhà đầu tư sẽ dựa vào dữ liệu Nonfarm Payrolls công bố vào tháng tư này để xem xét liệu thị trường lao động Mỹ có đang suy yếu thật hay dữ liệu sụt giảm trong tháng 03 chỉ là do ảnh hưởng của việc Chính phủ Mỹ đóng cửa lâu nhất trong lịch sử.
Ở tuần 13/2019 chúng ta đã thấy một số liệu nguy hiểm là GDP của Mỹ đang giảm. Như vậy để khẳng định thị trường lao động của Mỹ có thể suy yếu thật các nhà kinh tế có thể dựa vào mốc 100k. Dưới mốc này thì hãy cẩn thận vì FED có thể cắt giảm lãi suất và USD có thể sẽ bán tháo. Dự báo GDP của Mỹ khả năng NFP dưới 100k sẽ được giảm tiếp chứ không nằm ở con số 2.1% dự báo nữa.
5. Chiến lược giao dịch với GBP/USD từ 01/04/2019 tới 12/04/2019
Chiến lược giao dịch với GBP/USD tuần 14 năm 2019 hoặc thậm chí bao trùm cả tuần 15 năm 2019 có khả năng cao là Tô sẽ liên tục tìm điểm đánh xuống. Tuy nhiên Tô sẽ theo dõi sát sao với các tin tức Brexit.
Sẽ không có lệnh dài hạn mà sẽ chỉ giao dịch Intraday để đảm bảo rủi ro.
Vào ngày thứ hai, khi có diễn biến xấu từ Brexit thì Tô sẽ chờ đợi tín hiệu Breakout 1.2971 từ H4 để đánh xuống như sau:
Breakout 1.2971 Sell mục tiêu giá là 1.2897 và 1.2843.
Với các điểm hồi thì Tô sẽ chờ đợi theo Phân tích Fibo của Chart D1
[/ihc-hide-content]
Chúc các bạn giao dịch thành công!
2 bình luận
cable co thắt một thời gian nữa khả năng khó giảm sâu do đã phản ánh vào tỷ giá trong thời gian giải chịu tác động của Brexit
cable co thắt một thời gian nữa khả năng khó giảm sâu do đã phản ánh vào tỷ giá trong thời gian giải chịu tác động của Brexit