Pivot Points được các nhà giao dịch Forex chuyên nghiệp và Market Maker rất nhiều để xác định các vùng Hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì Pivot Points là các mức mà tại đó xu hướng của tỷ giá rất có thể sẽ thay đổi.
Pivot Points là các mức giá rất tiềm năng bởi vì chúng là “MỤC TIÊU” mà các nhà giao dịch chuyên nghiệp hướng tới.
Jesse Livermore, William O’Neil, Mark Minervini, những nhà đầu cơ huyền thoại, những phù thủy tài chính, DÀNH CẢ TUỔI THANH XUÂN ĐỂ TÌM RA “PIVOT POINT”.
Vào năm 1940, trong cuốn sách “How to Trade in Stock“, Jessse Livermore đã giới thiệu triết lý quan trọng nhất trong cách đọc đồ thị của mình chính là điểm “pivotal”.
Trong bài tìm hiểu về Pivot Points, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Pivot Points trước để làm nền tảng cho những phương pháp thực nghiệm với Pivot Points sau này.
- Pivot Points là gì
- Thuật ngữ với Pivot Points
- Cách tính Pivot Points
- Các cách ứng dụng Pivot Points
- Pivot Points và Fibonacci
Pivot Points là gì
Pivot Points là một phương pháp tính toán và cho ra các mức giá của tài sản trên thị trường tài chính. Tại các mức giá này, các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng tiếp theo của thị trường theo các khung thời gian khác nhau. Pivot Point được tính bằng cách lấy trung bình của High, Low và Close của khoảng thời gian được xác định trước đó. Khoảng thời gian này có thể là một tháng, một tuần, một ngày, bốn giờ hoặc thậm chí là một giờ…
Pivot Points có thể được coi là các mức Hỗ trợ và Kháng cự nhưng cũng có thể được coi là các mức mà tại đó có thể xảy ra đột biến làm cho tỷ giá có khả năng tiếp diễn xu hướng của nó.
Pivot Points theo định nghĩa của Jesse Livermore:
Livermore định nghĩa “Pivot point” là “đường kháng cự yếu nhất (line of least resistance)”. Đó là nơi mà chỉ cần một lực cầu nhỏ, cũng đủ khiến cho giá cổ phiếu tăng vọt vì sự kháng cự yếu ớt. WilliamO’Neil và Mark Minervini là những người kế thừa và tiếp tục rõ định nghĩa của Livermore.
Như vậy, với những tính chất này, Theo quan điểm cá nhân của Tô khi dịch Pivot Points là “Điểm xoay”có phần chủ quan và làm thiếu đi tính chất cơ bản của Pivot Points. Dưới đây là Từ điển Anh – Việt định nghĩa về từ khóa Pivot:
Rõ ràng Pivot có hai nghĩa: XOAY và MẤU CHỐT
Và từ định nghĩa cơ bản trên cùng các cách ứng dụng cơ bản được đề cập phía trên thì chúng ta có thể tạm coi:
- Kháng cự – Hỗ trợ = Điểm xoay (Có khả năng đảo chiều xu hướng)
- Breakout = Điểm mấu chốt (Khả năng tiếp diễn xu hướng)
Cả hai nghĩa này đều đúng và từ Pivot bao hàm cả hai nghĩa này nên Tô xin phép không dịch chủ quan Pivot Point là Điểm xoay hay điểm mấu chốt. Mà Pivot Points vừa là điểm xoay, vừa là điểm mấu chốt. Trong đó Điểm mấu chốt có vẻ như bao hàm nhiều hơn so với điểm xoay vì Điểm mấu chốt có thể là sẽ từ điểm đó thị trường sẽ thay đổi xu hướng hoặc từ điểm mấu chốt đó, thị trường sẽ phá vỡ và tiếp tục xu hướng!
Các thuật ngữ cơ bản khi sử dụng Pivot Point
Dưới đây là tóm tắt nhanh về ý nghĩa của những từ viết tắt:
- PP là viết tắt của Pivot Point.
- S là viết tắt của Support – Hỗ trợ. (S1, S2, S3)
- R là viết tắt của Resistance – Kháng cự. (R1, R2, R3)
- High: Giá cao nhất của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.
- Low: Giá thấp nhất của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.
- Close: Giá đóng cửa của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.
Ví dụ:
Trên Timeframe D1: Nếu bạn muốn sử dụng Pivot Points trên khung D1 ngày hôm nay thì giá High – Low – Close sẽ là giá trị của ngày trước đó.
Trên Timefame W1: Giá trị Pivot Point sẽ được tính từ High – Low – Close của tuần trước đó.
Trên Timefame MN (Monthly): Giá trị Pivot Point sẽ được tính từ High – Low – Close của tháng trước đó.
Trên Timefame H4: Giá trị Pivot Point sẽ được tính từ High – Low – Close của nến H4 trước đó.
Cách tính Pivot Points
Công thức tính Pivot Points rất đơn giản PP được tính bằng cách lấy trung bình cộng của High – Low – Close như vậy, công thức tính sẽ là:
Pivot Point = (High + Low + Close)/3
Công thức tính ba mức Kháng cự – Resistance (R1, R2, R3) của Pivot Points
- First resistance (R1) = (2 x PP) – Low
- Second resistance (R2) = PP + (High – Low)
- Third resistance (R3) = High + 2(PP – Low)
Công thức tính ba mức Hỗ trợ – Support (S1, S2, S3) của Pivot Points
- First support (S1) = (2 x PP) – High
- Second support (S2) = PP – (High – Low)
- Third support (S3) = Low – 2(High – PP)
Và dưới đây là Ví dụ về tính Pivot Points cho cặp EUR/USD giá trị ngày 23/07/2019 áp dụng cho ngày 24/07/2019:
Tải về File tính Pivot Points miễn phí: https://trieu.to/tinh-pivot-points
Các cách ứng dụng Pivot Points
Có rất nhiều cách ứng dụng các mức Pivot Points trong giao dịch Chứng khoán cũng như giao dịch Forex. Chúng ta có thể xem xét tới hai trường hợp sau:
Pivot Points và Hỗ trợ – Kháng cự: Với trường hợp này, các nhà giao dịch sẽ coi các mức R1, R2, R3 như là điểm xoay mà ở các mức đó, Thị trường sẽ thay đổi xu hướng trước đó. Ví dụ, Tỷ giá chạm mức R3 thì sẽ có khả năng sụt giảm và Tỷ giá chạm mức S3 thì có khả năng phục hồi tăng trở lại.
Pivot Points trong xu hướng: Các nhà giao dịch sẽ coi Pivot Point như là điểm để xác định xu hướng tiếp theo của thị trường trong ngày.
- Trong xu hướng tăng: Nếu tỷ giá biến động trên mức Pivot Point, có thể thị trường sẽ tiếp tục tăng.
- Trong xu hướng giảm: Nếu tỷ giá biến động dưới Pivot Point, có thể thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giảm.
Đọc đến đây, có lẽ bạn thấy hình như Pivot Points có gì đó gần giống với Fibonacci đúng không? Gần đúng như vậy và chúng ta sẽ xem xét xem liệu chúng có gần giống nhau không nhé.
Pivot Points và Fibonacci
Đặc điểm chung giữa Fibonacci và Pivot Point bao gồm:
- Cùng có công thức tính toán cụ thể.
- Có thể sử dụng các mức tính toán để coi như là vùng Hỗ trợ hoặc Kháng cự.
- Tìm ra được các mức giá chính xác.
Và một điều cực quan trọng nữa với Fibonacci và Pivot Points đó là Hiệu ứng tâm lý Lời tiên tri tự đúng. Các mức Fibo và PP được rất nhiều các nhà giao dịch quan tâm, cùng thực hiện một hành động nào đó khiến nó có xu hướng tự đúng. Và đó là lý do bạn cũng nên chú ý tới các mức Pivot Points.
Sự khác biệt giữa Pivot Point và Fibonacci chính là các yếu tố ngắn hạn – dài hạn khi ứng dụng. Pivot Points trên D1 sẽ thay đổi sau mỗi ngày giao dịch còn Fibonacci thì ngược lại. Các mức Fibonacci Retracement hoặc Extension trên Timeframe D1 được tính toán dựa trên mức Swing High và Swing Low của một chu kỳ. Chu kỳ đó có thể là một vài ngày, cũng có thể là một vài tuần nên các mức Fibo thường mang tính chất dài hạn hơn và ổn định hơn so với Pivot Point ở cùng một Timeframe.
Pivot Point sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các nhà giao dịch theo xu hướng Intraday hoặc Short Term với những biến động giá ít hơn so với Fibonacci.
Thử theo dõi các mức Pivot Point trên D1 căp EUR/USD dưới đây:
Khi đối chiếu với các vùng Hỗ trợ – Kháng cự ngang, chúng ta thấy dường như R1 và R3 sẽ là mức Kháng cự đáng kể trong ngắn hạn. Có khả năng các nhà giao dịch sẽ chờ đợi để coi R1 hoặc R3 như kháng cự và tiếp tục đánh xuống ở vùng giá này.
Tới đây, Tô và bạn đã cùng nhau tìm hiểu được những lý thuyết nền tảng về Pivot Points là gì và cách tính chi tiết Pivot Point cũng như các mức Support, Resistance.
Ở các bài viết sau, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về các loại Pivot Point và một số phương pháp ứng dụng Pivot Point trong giao dịch Forex.
Chúc các bạn giao dịch thành công!
Lưu ý: Các bài viết trên Website này bản quyền thuộc về Tô Triều. Vui lòng không Copy tới bất kỳ Website nào mà chưa được sự đồng ý từ Tô Triều!