Bước giá chứng khoán và cách làm tròn giá trần – giá sàn cổ phiếu

Bước giá chứng khoán tại Việt Nam có sự phân hoá khá sâu giữa HOSE với HNX và UPCOM. Bước giá càng nhỏ thì độ sâu của thị trường càng tốt giúp mức cạnh tranh mua – bán tốt hơn.

Trong quy định về bước giá chứng khoán, HOSE đang có các tiêu chuẩn phù hợp nhất với thị trường.

Dưới đây là các quy định về bước giá chứng khoán và cách tính giá trần – sàn dựa trên bước giá chứng khoán:

Bước giá chứng khoán là gì?

Bước giá chứng khoán là mức giá tăng lên hay giảm đi theo biên độ cố định được quy định bởi các sàn niêm yết. Bước giá chứng khoán thường là ước số của thị giá niêm yết. Khi nhà đầu tư muốn đặt lệnh mua hay bán cổ phiếu thì phải tuân theo quy định về bước giá và biên độ cho phép của sàn giao dịch.
Bước giá chứng khoán và cách làm tròn giá trần - giá sàn cổ phiếu
Bước giá chứng khoán và cách làm tròn giá trần – giá sàn cổ phiếu

Quy định bước giá chứng khoán tại HOSE

Đối với sàn HOSE bước giá được quy định khá chi tiết và có tính ứng dụng cao trong việc vận hành thị trường.

Bước giá chứng khoán tại HOSE - HSX thể hiện trên bảng giá
Bước giá chứng khoán tại HOSE – HSX thể hiện trên bảng giá

Có 3 trường hợp nhà đầu tư cần lưu tâm khi đặt lệnh giao dịch:

Bước giá chứng khoán với cổ phiếu có thị giá nhỏ hơn 10.000đ

Những cổ phiếu có giá nhỏ hơn 10,000 VND thì bước giá phải chia hết cho 10 VND.

Ví dụ giá của 1 cổ phiếu X đang là 6800 VND, biên độ cho phép của HOSE là 7%.

Biên độ biến động của cổ phiếu X quy ra tiền:

Biên độ = 6800 x 7% = 476đ

Khi làm tròn, chúng ta có 2 phương án: 470đ hoặc 480đ

Theo nguyên tắc làm tròn giá trần – giá sàn thì biên độ giá trần phải được làm tròn theo bước giá quy định của sở giao dịch và không vượt quá biên độ cho phép.

Như vậy, nếu chọn làm tròn biên độ là 480đ/cp thì sẽ vi phạm quy định nên mức làm tròn được chấp nhận sẽ là 470đ.

Lúc này chúng ta có:

  • Giá trần = 6800 + 470 = 7270đ/cp
  • Giá sàn = 6800 – 470 = 6330đ/cp

Nghĩa là trong ngày, cổ phiếu X sẽ được giao dịch ở ngưỡng từ 6330đ/cp – 7270đ/cp và các bước giá là 6330, 6340, 6350…. 7250, 7260, 7270…. miễn là các bước giá chia hết cho 10đ

Bước giá chứng khoán với cổ phiếu có thị giá từ 10.000 – 50.000đ

Những cổ phiếu có giá nằm trong khoảng 10,000 – 50,000 VND thì bước giá phải chia hết cho 50 VND.

Ví dụ:

Giá cổ phiếu Y là 16900, biên độ của HOSE là 7%

Biên độ = 16900 x 7% = 1183đ

Hai mức làm tròn: 1200đ1150đ.

Theo quy định sẽ phải làm tròn để chia hết cho 50đ và không vượt quá ngưỡng cho phép nên biên độ được chấp nhận là 1150đ.

Lúc này chúng ta có giá trần – giá sàn như sau:

  • Giá trần = 16900 + 1150 = 18050đ
  • Giá sàn = 16900 – 1150 = 15750đ

Như vậy trong biên độ từ 15750đ – 18050đ, nhà đầu tư được phép đặt các bước giá giao dịch là 15750đ, 15800đ, 15850đ…. 17950đ, 18000đ, 18050đ miễn là trong phạm vi và chia hết cho 50đ.

Bước giá chứng khoán với cổ phiếu có thị giá lớn hơn 50.000đ

Cuối cùng, những cổ phiếu có giá lớn hơn 50,000 VND thì bước giá phải chia hết cho 100 VND.

Ví dụ:

Cổ phiếu Z có giá 69600đ, biên độ biến động 7%

Biên độ = 69600 x 7% = 4872đ

Có hai ngưỡng làm tròn giá: 4800đ và 4900đ.

Theo quy định, giá làm tròn không được vượt ngưỡng biên độ. Như vậy chúng ta chỉ được phép chọn làm tròn xuống là 4800đ.

  • Giá trần = 69600 + 4800 = 74400đ
  • Giá sàn = 69600 – 4800 = 64800đ

Các bước giá được phép giao dịch với cổ phiếu Z sẽ nằm trong phạm vi từ 64800đ – 74400đ và phải chia hết cho 100đ như 64800đ, 64900đ, 70100đ….

Quy định bước giá chứng khoán tại HNX và UPCOM

Đối với sàn HNX và UpCom: chỉ có 1 quy định duy nhất là bước giá phải chia hết cho 100đ.

Điều này nghĩa là bạn không cần đưa thêm các khoảng giá như HOSE vào mà với các ngưỡng giá dưới 10000đ, 50000đ, … đều áp dụng cách tính bước giá và xác định mức giá trần – giá sàn như trường hợp thứ ba trên HOSE.

Lời kết

Các quy định về bước giá có sự khác biệt giữa HOSE với HNX và UPCOM. Tôi cho rằng trong tương lai, nên có sự thống nhất giữa cả ba sàn giao dịch chứng khoán này và bước giá càng nhỏ thì sẽ càng thể hiện độ sâu của thị trường (Deep of the Market – DOM) và làm tăng sự cạnh tranh mua bán trên từng cổ phiếu, phân hoá tốt hơn.

Bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về biên độ cổ phiếu và cách xác định biên độ làm tròn của từng sàn giao dịch chi tiết hơn.

Lưu Ý Khi Tự Học Chứng Khoán

Thị trường chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng an toàn hơn thị trường chứng khoán. Với nhà đầu tư mới, Tôi khuyên các bạn không nên lạm dụng tài khoản Margin để giao dịch. Nên mua chứng khoán cơ sở Việt Nam bằng số tiền bạn có.

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (1 bình chọn)

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới