Cách sử dụng chỉ báo Stochastic trong giao dịch Forex

16

phút học

|

Đăng ngày:

| Cập nhật:

Stochastic là một chỉ báo rất phổ biến với các nhà giao dịch Forex và các loại thị trường hàng hoá khác. Trong lộ trình của khoá học Forex, Tô xin phép tiếp tục chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin chi tiết nhất về Stochastic.[toc]

1. Stochastic là gì?

Stochastic Oscillator được phát triển bởi George C. Lane vào cuối những năm 1950.

Stochastic Oscillator là một chỉ báo động lượng cho thấy vị trí của mối quan hệ gần giữa các mức Cao (High) và thấp (Low) trong một chu kỳ nhất định của thời gian.

Trong một cuộc phỏng vấn với George C. Lane, ông cho biết rằng:

Stochastic Oscillator “không chạy theo tỷ giá, nó cũng không phản ánh khối lượng giao dịch hay bất cứ thứ gì như thế. Stochastic phản ánh tốc độ tăng của giá hoặc động lượng của giá. Như một quy luật chung, động lượng đổi hướng chuyển động trước khi giá được phản ánh trên biểu đồ.”

George C. Lane

Như vậy, sự phân kỳ tăng và giảm trong Stochastic Oscillator có thể được sử dụng để báo hiệu sớm sự đảo chiều. Đây là tín hiệu đầu tiên và quan trọng nhất mà Lane xác định.

Lane cũng sử dụng bộ dao động này để xác định tín hiệu báo hiệu xu hướng tăng  và tín hiệu báo hiệu xu hướng giảm để dự đoán một sự đảo chiều của tỷ giá trong tương lai. Bởi vì Stochastic Oscillator có phạm vi giới hạn nên nó cũng hữu ích cho việc xác định mức Quá mua và Quá bán của tỷ giá.

2. Cách tính Stochastic

%K = (Current Close - Lowest Low)/(Highest High - Lowest Low) * 100
%D = 3-day SMA of %K
Lowest Low = giá thấp nhất trong chu kỳ được tính
Highest High = giá cao nhất trong chu kỳ được tính
%K được nhân với 100 để có được giá trị 2 con số

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Stochastic chỉ sử dụng giá High, Low và Close trong 04 giá trị được hiển thị trên biểu đồ là Open – High – Low – Close.

Cài đặt mặc định cho Stochastic Oscillator là Chu kỳ 14 (Period = 14), giá trị Period này có thể là ngày, tuần, tháng hoặc khung thời gian trong ngày mà bạn lựa chọn (Timeframe).

Với giá trị chu kỳ – Period bằng 14:

  • Giá trị %K của Stochastic sẽ sử dụng mức giá đóng cửa của nến gần nhất, mức giá cao nhất trong số 14 nến, mức giá thấp nhất trong 14 nến gần nhất.
  • Giá trị %D của Stochastic là giá trị Simple Moving Average với Period = 3 của%K. Đường %D được vẽ cùng với %K và nó hoạt động như một đường tín hiệu.
Bảng tính giá trị Stochastic trên Excel
Bảng tính giá trị Stochastic trên Excel

Các bạn có thể tải về File tính Stochastic trên Excel tại đây: https://bit.ly/stochastic-to-trieu

3. Sai lầm khi sử dụng Stochastic

Một trong những sai lầm cực lớn của nhà giao dịch Forex tại Việt Nam đó là sử dụng sai ý nghĩa của từ Quá bán – Oversold và Quá mua – Overbought. 

Tô cũng không rõ từ khi nào mà trong giới đầu tư Forex, lại lưu truyền khái niệm khủng khiếp:

Quá Mua thì Bán – Quá bán thì mua.

Cư dân mạng Forex

Chính cách hiểu sai lầm này là nguyên nhân của nhiều vụ chảy máu tới khô máu tài khoản của các nhà giao dịch Forex.

Như vậy, Để hiểu cho đúng và cho chuẩn thì các bạn phải khắc phục được sai lầm này:

Quá Mua CHƯA ĐƯỢC BÁN – Quá bán CHƯA ĐƯỢC MUA

Tô Triều

Quá mua và quá bán là thời điểm mà các nhà giao dịch kỳ cựu thoát một phần lệnh khỏi thị trường, chứ họ chưa chắc đã tham gia vào thị trường khi các dấu hiệu quá mua – quá bán xuất hiện trên chỉ báo Stochastic cũng như các chỉ báo như RSI.

4. Cách thêm Stochastic vào MetaTrader 4

Để thêm Stochastic vào MetaTrader 4, các bạn chỉ cần bấm vào Menu Insert, chọn Indicators, chọn tiếp Oscillators và chọn tiếp Stochastic Oscillators.

Thêm Stochastic Oscillator vào MetaTrader 4
Thêm Stochastic Oscillator vào MetaTrader 4

Các thông số cơ bản của Stochastic Oscillator:

Tab Input:

  • K Period: 14
  • D Period: 3
  • Slowing: 3

Tab Level:

  • Mức 20: Oversold – Quá bán
  • Mức 80: Overbought – Quá mua
Các thông số cơ bản của Stochastic Oscillator
Các thông số cơ bản của Stochastic Oscillator

5. Phương pháp xác định tín hiệu giao dịch Forex sử dụng Stochastic Oscillator

Phương pháp xác định tín hiệu giao dịch Forex sử dụng Stochastic Oscillator được trình bày dưới đây sẽ là phương pháp tiêu chuẩn theo chính tài liệu của George C. Lane.

Các nguyên tắc chung khi ứng dụng Stochastic:

  1. Chỉ áp dụng trên %D
  2. Tín hiệu quan trọng đi kèm là phân kỳ.
  3. Các tín hiệu khác chỉ bổ trợ và giúp tín hiệu thêm độ tin cậy.

Các bộ tín hiệu xác định đảo chiều với Stochastic:

Bộ tín hiệu xác định đảo chiều Với xu hướng tăng – Uptrend:

Đây là nội dung độc quyền. Để đọc toàn bộ nội dung, bạn cần đăng nhập (log in) hoặc Đăng ký tối thiểu gói LOYALTY INVESTOR. Nội dung này chưa đọc được trên App cho IOS và Android

Lưu ý: Để xác định rõ ràng hơn xu hướng bạn có thể dùng SMA50 hoặc EMA50 (100 hoặc 200 cũng được)

  • Khi Biểu đồ nến nằm hoàn toàn dưới EMA50 (Trung hạn) hoặc EMA200 (Dài hạn) thì đó là xu hướng giảm.
  • Khi Biểu đồ nến nằm hoàn toàn trên EMA50 (Trung hạn) hoặc EMA200 (Dài hạn) thì đó là xu hướng tăng.

Các bạn nên tham khảo toàn bộ các bài viết về các đường Moving Averages để kết hợp được hiệu quả.

Nếu muốn biết thêm bí quyết áp dụng và kết hợp nhiều loại chỉ báo để lọc tín hiệu, có thể tham khảo Khoá học Forex Thực Chiến của Tô.

7. Phương pháp giao dịch với Stochastic Oscillator

Phương pháp giao dịch với Stochastic rất đơn giản. Ngay khi xác nhận đầy đủ các tín hiệu phía trên, chúng ta hoàn toàn có thể vào lệnh giao dịch tương ứng với từng xu hướng.

Tác giả hầu như không đề cập tới vấn đề đặt Stop Loss hoặc Take Profit tuy nhiên, lời khuyên của Tô dành cho các bạn đó là:

  • Kết hợp với xác nhận tín hiệu từ Price Action
  • Sử dụng phương pháp đặt Stop Loss theo Price Action.
  • Khi Stochastic vượt quá mua – Mức 80, đó có khả năng là thời điểm Take Profit cho lệnh Buy.
  • Khi Stochastic vượt quá bán – Mức 30, đó có khả năng là thời điểm Take Profit cho lệnh Sell.
  • Sử dụng quản lý vốn Forex kết hợp với các lệnh ngắn hạn kèm với Price Action, tỷ lệ R:R thường là 1:1 và Max là 1:2 (Mất 1 được 1 hoặc mất 1 được 2)

8. Tại sao tôi không chờ đợi khi Stochastic phá vỡ vùng 50 rồi mới vào lệnh?

Như đã đề cập, trong một xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng, Tô thường bỏ qua lệnh trái chiều.

Ví dụ: Trong xu hướng tăng, bỏ qua lệnh Sell nếu không đủ điều kiện tín hiệu đảo chiều mà tôi đề cập phía trên. Còn trong xu hướng giảm Tô sẽ bỏ qua lệnh Buy nếu không đủ điều kiện.

Khi xuất hiện đầy đủ điều kiện, và tiếp tục chờ Stochastic Breakout mức 50, chuyện gì sẽ diễn ra?

Tỷ giá đã đi được một khoảng cách rất xa, lúc đó vùng Stop Loss bắt buộc phải được nới rộng ra theo đúng Mô hình.

Nếu đi trong Channel, Khả năng tỷ giá đang ở khu vực giữa Channel, như vậy, mục tiêu sẽ là vùng kháng cự hoặc hỗ trợ của Channel, và nếu lên tới kháng cự – Hỗ trợ, thì khoảng cách đó không còn quá xa, tức là bắt buộc bạn phải Take Profit ở khu vực Kháng cự hoặc hỗ trợ đó.

Mời bạn xem hình ảnh ví dụ dưới đây:

Vào lệnh khi xuất hiện phân kỳ và Stochastic Breakout mức 50
Vào lệnh khi xuất hiện phân kỳ và Stochastic Breakout mức 50

Nếu vào lệnh trong trường hợp này với tỷ lệ xác định R:R 1:1 hoặc 1:2 thì khi vào lệnh với Bullish Piercing Line, bạn hoàn toàn có thể có được Max Take Profit.

Nhưng khi chờ Stochastic Breakout mức 50, tỷ giá đã đi được một khoảng cách khá xa. Khoảng cách Stop Loss bị tăng lên. Và như vậy bắt buộc vùng Take Profit cũng phải dãn theo khoảng cách Stop Loss.

Rõ ràng đây là một bất lợi lớn. Và cũng chính là lý do mà Tô thường vào lệnh sớm hơn.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về Stochastic mà Tô muốn chia sẻ cùng bạn.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

9. Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:

Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.

4.8/5 – (48 bình chọn)

Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.