Tâm lý thị trường chứng khoán: Làm chủ bản thân giữa đám đông cuồng loạn

Tâm lý thị trường chứng khoán là cuốn sách hay nhất về Tâm lý thị trường mà Tô từng đọc. Mặc dù tên cuốn sách thiên về thị trường chứng khoán. Nhưng những vấn đề về Tâm lý giao dịch được chỉ ra trong cuốn sách tâm lý tuyệt vời này của tác giả George Charles Selden cũng hoàn toàn đúng trên Thị trường Ngoại hối.

Tô đã đọc ngấu nghiến cuốn sách suốt đêm và gần như tỉnh thức sau khi đọc xong cuốn sách này. Chính vì vậy, Tô muốn Review cuốn sách Tâm lý thị trường chứng khoán để các nhà giao dịch đang học hỏi về thị trường ngoại hối, hoặc những nhà giao dịch mới bắt đầu tham gia vào thị trường có thể giải mã được những điều còn mơ hồ trong tâm lý giao dịch để luôn tỉnh táo, đẹp trai, xinh gái và có quyết định vào lệnh sáng suốt.

Sơ lược về cuốn sách Tâm lý thị trường chứng khoán

Tên sách: Tâm lý thị trường chứng khoán

Tác giả: George Charles Selden

Năm xuất bản: 1912

Tên sách tiếng Anh: Psychology of the stock market

Địa chỉ mua sách tiếng Anh: https://amzn.to/2unOPXP

Mua sách tiếng Việt: https://bit.ly/tam-ly-thi-truong-chung-khoan

Review sách Tâm lý thị trường chứng khoán
Tâm lý thị trường chứng khoán

Review sách Tâm lý thị trường chứng khoán

Điều ấn tượng đầu tiên về cuốn sách Tâm lý thị trường chứng khoán là nó được viết và xuất bản vào năm 1912. Thật không thể tin được, trải qua hơn 100 năm mà những vấn đề về tâm lý trong giao dịch được tác giả George Charles Selden nêu ra và giải quyết vẫn còn quá nóng, quá đúng đến như vậy.

Bố cục của cuốn sách được chia làm 08 phần:

  1. Vòng quay đầu cơ
  2. Suy luận ngược và những hệ luỵ
  3. Họ
  4. Nhầm lẫn giữa hiện tại và tương lai – dự báo
  5. Nhầm lẫn giữa cái riêng và cái chung
  6. Khủng hoảng và bùng nổ
  7. Tâm lý những người đặt lệnh theo tỷ lệ
  8. Tâm lý nhà đầu tư cá nhân
Mục lục sách Tâm lý thị trường chứng khoán
Mục lục sách Tâm lý thị trường chứng khoán

Phần thứ nhất: Vòng quay đầu cơ

Trong phần này, tác giả đưa ra cách mà thị trường hoạt động cũng như cách hoạt động của các nhà đầu tư. Và các sai lầm mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang mắc phải. Sự ảo tưởng về giá trị bản thân và mớ cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.

Tác giả cũng chỉ ra vấn đề cốt lõi nhất của thị trường Chứng khoán mà có thể rất nhiều nhà đầu tư chưa nắm được: Sự cố định của Số lượng cổ phiếu.

Dựa trên quy luật Cung – Cầu và Sự cố định của số lượng cổ phiếu, Tác giả khẳng định rằng: Có bao nhiêu cổ phiếu được mua vào thì sẽ có bấy nhiêu cổ phiếu được bán ra.

Với thị trường ngoại hối cũng tương tự. Số lượng tiền tệ mà mỗi Quốc gia phát hành trong mỗi thời kỳ, lưu chuyển trong nền kinh tế là cố định phù hợp với giỏ hàng hoá của Quốc gia đó. Mỗi khi muốn phát hành thêm tiền tệ, Các Quốc gia đều phải cân nhắc rất kỹ lưỡng đến các ảnh hưởng tới nền Kinh tế.

Thị trường luôn là sự giằng co giữa nhà Đầu cơ và Nhà đầu tư.

Trong phần này, tác giả cũng nói đến sự biến động của thị trường từ giai đoạn mở đầu, tăng trưởng, bùng nổ và suy giảm. Tất cả những vấn đề đó là một chu trình khép kín và khi sử dụng Vòng quay đầu cơ tác giả ngụ ý rằng có sự lặp lại của chu trình này.

Phần thứ hai: Suy luận ngược và những hệ lụy

Đây là phần mà nhiều nhà giao dịch Forex nếu đọc sẽ luôn cảm thấy nóng bừng bởi tác giả đã chỉ ra nhiều điểm yếu chết người, nhiều tâm lý giao dịch dẫn đến thất bại của nhà đầu tư.

Vấn đề thứ nhất: Người có tiếng nói trong thị trường thường… im lặng

Trích:

“Thật khó để một người bình thường làm ngược lại những quan niệm phổ biến. Trên thị trường chứng khoán điều này còn khó hơn, bởi rõ ràng là về lâu dài, giá cổ phiếu phải được xác định bởi quan điểm chung, phổ biến của số đông công chúng. Có điều là chúng ta đã quên mất rằng quan điểm của công chúng trong một thị trường đầu cơ được đo đạc bằng đồng đô-la, chứ không phải bằng quy mô của đám đông công chúng đó. Quan điểm của một người đang nắm giữ một triệu đô-la cổ phiếu sẽ có sức nặng gấp năm lần quan điểm của tổng số năm trăm người trong đó mỗi người chỉ sở hữu có một nghìn cổ phiếu. Tiền chính là sức mạnh của thị trường – số lượng người tham gia vào đó không có chút ý nghĩa nào.”

Rõ ràng, trong thị trường ngoại Hối mà chúng ta đang tham gia cũng có tính chất tương tự. Các nhà giao dịch nhỏ lẻ thường khớp lệnh với số Lot rất nhỏ, từ 0.01 Lot (Đọc thêm: Lot là gì?) tới 1 Lot và nhiều sàn giao dịch cho phép tối đa số Lot một tài khoản có thể giao dịch là 50 Lot.

Các bạn nghĩ đó là con số lớn? Không, hãy nghĩ rộng ra khi các Ngân hàng cũng tham gia vào thị trường này. Khi họ Một ngân hàng nào đó cần một số lượng lớn tiền USD, họ sẽ chẳng quan tâm đến tỷ giá lúc đó như thế nào. Có lợi hay không, hay sẽ phải chờ đợi bao lâu để có tỷ giá tốt rồi mới mua vào.

Thứ ngân hàng quan tâm chính là Ngay khi cần số tiền đó, trong tương lai họ sẽ nhận lại bao nhiêu? Và nếu có lợi nhuận phù hợp với yêu cầu nhà Quản trị (được đề cập trong môn Kế toán quản trị) thì Ngân hàng sẽ ngay lập tức Mua vào với số lượng đủ với yêu cầu của họ.

Điều này có nghĩa là Cầu của thị trường tại thời điểm đó tăng đột biến dẫn đến tỷ giá của các cặp tiền tệ đó sẽ tăng lên đột biến. Tất nhiên lúc đó nhà đầu tư nhỏ lẻ chẳng thể hiểu được lý do tại sao tỷ giá đang đi xuống rất đẹp, lại quay ngược lên một cách mạnh mẽ và… kết quả thế nào thị biết rồi đấy.

Vấn đề thứ hai: Không đánh giá thị trường theo một cách khách quan nhất.

Trích:

Chúng ta sẽ thấy rằng một người bình thường luôn có xu hướng lạc quan khi nhìn vào công việc kinh doanh của anh ta và bi quan khi nhìn vào công việc kinh doanh của những người khác. Và tất nhiên, quy luật này cũng hoàn toàn đúng với một người kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán. Theo như lô-gic trên, anh ta thường sẽ cho rằng những người khác đang phạm sai lầm và tin chắc rằng những phân tích của bản thân về thị trường là đúng đắn. Anh ta chỉ đánh giá cao ý kiến của một vài người mà anh ta cho là thành công một cách chung chung; ngoài những người này ra thì càng nghe nhiều những quan điểm cho rằng thị trường sẽ đi lên, anh ta lại càng nghi ngờ sự khôn ngoan của chính mình khi đồng tình với những quan điểm đó.

Sự trái ngược này của thị trường, dù rất dễ hiểu khi mổ xẻ nguyên nhân song lại làm nảy sinh một kiểu hoài nghi khá kỳ lạ trong giới các nhà kinh doanh chuyên nghiệp – bởi vậy mà họ thường không tin tưởng vào những điều hiển nhiên, rõ ràng và đi ngược lại những suy luận thông thường khi tiếp cận bất cứ vấn đề nào của thị trường.”

Đây là vấn đề mà Lính mới hay vấp phải nhất. Tô ở trong giai đoạn đầu tiên cũng… thường như vậy. Không sao cả, miễn là chúng ta được THẦY George Charles Selden và khắc phục.

Bài học của chúng ta đó là cần phải kết hợp giữa phân tích của bản thân và những biến động đang diễn ra trên thị trường theo đúng những gì nó đang biểu hiện ở trên một biểu đồ Forex.

Chúng ta không thể nào cố gắng phân tích theo chiều hướng ngược lại với những gì đang diễn ra được. Việc này thường khiến tài khoản của nhà giao dịch đổ máu nhiều hơn là mang về lợi nhuận.

  • Nếu xu hướng thị trường đang lên, hãy phân tích theo hướng thị trường sẽ tiếp tục lên tới đâu và tìm điểm vào lệnh đánh lên theo thị trường.
  • Nếu xu hướng thị trường đang xuống, hãy phân tích theo hướng thị trường sẽ tiếp tục xuống tới đâu và tìm điểm vào lệnh đánh xuống theo thị trường.

Nếu bạn tin vào Mô hình, thì phải xem xét khả năng Mô hình đó có hoàn thiện hay không và các tin tức kinh tế nào làm đòn bẩy để Mô hình có thể hoàn thiện giống như bài phân tích của Tô về Cặp USD/CHF ở đây: https://www.tohaitrieu.net/usd-chf-week-29-2018/

Như vậy, công thức sẽ là:

Kiến thức bản thân + Xu hướng thị trường = Bớt đổ máu.

P/S: Công thức mà Tô tự xác định riêng cho cá nhân.

Trong các phần tiếp theo của cuốn sách, Tác giả tiếp tục Khoét sâu vào nỗi đau của các nhà giao dịch tới từng con chữ đến mức mà khả năng đọc tới đâu, người đọc sẽ luôn phải nghĩ lại: Giá mà mình được đọc cuốn sách này sớm hơn, có lẽ đã không từ Hai bàn tay trắng mà xây nên một đống nợ như này….

Tô rất mong, đặc biệt với các nhà giao dịch mới, sau khi học xong các bài học cơ bản của Khoá học Forex, hãy đọc cuốn sách Tâm lý thị trường chứng khoán này, hãy tin tưởng nó và khắc phục các nhược điểm của bản thân để giao dịch tốt hơn.

Bài viết đủ dài nên không thể nêu ra quan điểm cá nhân thêm về các phần sau. Các bạn hãy tự đọc và nhìn nhận lại chính bản thân để Phát triển bản thân tốt hơn trên con đường này nhé!

Chúc các bạn thành công!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

4.9/5 - (21 bình chọn)

17 bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới