Theo dấu quỹ SPDR dự báo giá vàng trên Google Sheet

Theo dấu quỹ SPDR dự báo giá vàng trên Google Sheet là một thủ thuật nhỏ giúp bạn từng bước làm chủ giao dịch thông qua những kỹ năng làm chủ các công cụ phân tích.

Cá nhân Tôi không muốn phụ thuộc bên nào  và mỗi lần cần theo dõi lại phải  chạy vào Website A, Website B để xem mất thời gian. Chính vì  vậy, Google Sheet  là  giải pháp miễn phí – hiệu quả giúp bạn tổng kết và thống kê mọi nơi, mọi lúc.

Bài viết này, Tôi muốn chia sẻ với các bạn một chút kiến thức về Quỹ SPDR và cách lần theo dấu vết mua bán của  Quỹ SPDR.

Quĩ Spider (SPDR)

SPDR là tên viết tắt của Standard & Poor’s 500 depository receipt, tạm dịch là Chứng chỉ uỷ thác Standard & Poor’s 500. Vì phát âm của SPDR đọc giống Spider nên quĩ này thường được gọi tắt là Spider.

Spider là một quĩ ETF được quản lí bởi State Street Global Advisors để theo dõi chỉ số S&P 500. Đây là một loại chứng chỉ uỷ thác đầu tư dựa trên tất cả các chứng khoán của S&P 500.

Cách thức hoạt động của Spider (SPDR)

Spider được ghi tên trên Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) với mã chứng khoán SPY. Bằng cách giao dịch tương tự như cổ phiếu, Spider có thể được bán khống, mua kí quĩ, cung cấp thanh toán cổ tức thường xuyên và phải chịu hoa hồng cho môi giới khi giao dịch.

Spider được các tổ chức và thương nhân lớn sử dụng như một cách đánh cược cho định hướng chung của thị trường. Chúng cũng được sử dụng bởi các nhà đầu tư cá nhân tin tưởng vào việc quản lí thụ động hoặc đầu tư chỉ số. Về mặt này, các quĩ Spider cạnh tranh trực tiếp với các quĩ chỉ số S&P 500 và cung cấp một giải pháp thay thế cho đầu tư quĩ tương hỗ truyền thống.

SPDR cung cấp cho các nhà đầu tư giá trị theo cách tương tự như một quĩ tương hỗ, nhưng chúng giao dịch như một chứng khoán thông thường. Ví dụ: lợi nhuận của SPDR được tính bằng giá trị tài sản ròng (NAV), giống như một quĩ, được lấy bằng cách sử dụng giá trị tổng của khoản đầu tư cho nhóm chứng khoán cơ sở.

SPRD Gold Trust

SPDR Gold Trust là một trong số những quĩ ETF SPDR điều hành bởi State Street Global Advisors – một bộ phận của State Street Corporation, tập đoàn quản lí tài sản lớn thứ hai thế giới.

State Street Global Advisors SPDR ETFs
State Street Global Advisors SPDR ETFs

SPDR trước đây có tên là StreetTracks Gold Trust và đến ngày 20/5/2008, quĩ này đã được đổi tên thành SPDR Gold Trust.

Với lượng vàng nắm giữ khổng lồ, mỗi động thái mua bán của SPDR Gold Trust đều ảnh hưởng mạnh tới thị trường.

Tính đến tháng 6/2012, SPDR Gold Trust là quĩ tín thác lớn thứ sáu tại Mỹ và là quĩ tín thác vàng lớn nhất thế giới.

Thay vì giao dịch mua bán vàng vật chất, nhà đầu tư mua bán cổ phiếu của SPDR Gold Trust. SPDR Gold Share là cổ phiếu do SPDR Gold Trust phát hành, được bảo trợ bởi Hội Đồng Vàng Thế Giới (World Gold Council).

Cổ phiếu SPDR này đã được niêm yết trên Sàn chứng khoán New York vào ngày 18/11/2004 với mã là GLD và được giao dịch trên NYSE Arca từ ngày 13/12/2007.

Cho đến nay SPDR Gold Share được giao dịch tại 4 sàn bao gồm:

  • Sàn giao dịch chứng khoán New York Arca (NYSE Arca),
  • Sàn giao dịch chứng khoán Singapore
  • Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo
  • Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong.

Mỗi cổ phiếu GLD ban đầu có giá trị tương đương với 1/10 ounce vàng. Khi giá cổ phiếu có khác biệt với giá vàng hiện thời, quĩ sẽ trao đổi cổ phiếu lấy vàng.

Thường mỗi lần mua bán, quĩ sẽ trao đổi ít nhất 1 basket tương đương 100.000 cổ phiếu, mỗi basket khi đó được trao đổi với 10.000 ounce vàng.

Với cơ chế này, giá cổ phiếu của SPDR luôn được đảm bảo tương đồng với giá vàng. Số lượng vàng mua vào và bán ra mỗi phiên đều được SPDR Gold Trust công khai.

Tại sao SPDR có ảnh hưởng tới giá Vàng

Với quy mô là quỹ Gold ETFs lớn nhất thế giới, mọi động thái mua bán của SPDR đều có tác động trực tiếp tới Cung – Cầu Vàng và từ đó tác động lên giá Vàng một cách trực tiếp theo quy luật cung cầu.

Dưới đây là biểu đồ so sánh thứ nhất về Biến động Giá Vàng và hoạt động quỹ SPDR từ tháng 03-2020 đến tháng 10-2020

So sánh giá vàng và giao dịch của SPDR
So sánh giá vàng và giao dịch của SPDR

Các bạn có thể thấy trong suốt chu kỳ tăng của Vàng, SPDR liên tục mua vào với khối lượng rất lớn.

Còn dưới đây là biểu đồ thứ hai so sánh biến động giá Vàng và hoạt động mua bán của SPDR:

Biến động Giá Vàng và hoạt động quỹ SPDR
Biến động Giá Vàng và hoạt động quỹ SPDR

Khi vàng tạo đỉnh, SPDR đã bán xuống liên tục nhưng một điều lạ là ở đợt tăng vào những ngày đầu tháng 12-2020, SPDR cũng… Bán ra liên tục. Liệu rằng đây có phải là động thái chốt lời của SPDR hay không? Sau khi có cú sụt giảm mạnh, chắc chắn SPDR cũng giống như chúng ta: Chờ giá lên để thoát hàng từng phần.

Vấn đề là làm sao để lần theo dấu của ông lớn SPDR và ứng dụng trong giao dịch?

[bleed style=”green”]

Dùng Google Sheet theo dấu SPDR

Một phương pháp thủ công – đơn giản là dùng chính công cụ Google Sheet để theo dấu quỹ SPDR và đề phòng trước hiểm hoạ từ các hoạt động mua – bán của SPDR.

Đây là một thủ thuật nhỏ nhưng cực hữu ích, giúp bạn làm chủ được mọi động thái từ SPDR mà không cần phụ thuộc bất cứ ai.

Tôi luôn muốn làm chủ mọi thứ Tôi có khả năng, bạn chắc cũng thế đúng không?

Tạo Google Sheet tên SPDR

Tôi tạo một Sheet trắng từ Google Sheet và đặt tên nó là SPDR

Import dữ liệu từ SPDR vào Google Sheet

Dòng A1, Tôi sử dụng hàm importData của Google Sheet để Import toàn bộ dữ liệu của SPDR vào Google Sheet như sau:

=importData("https://www.spdrgoldshares.com/assets/dynamic/GLD/GLD_US_archive_EN.csv")

Bạn sẽ thấy toàn bộ dữ liệu của SPDR được nhập vào Google Sheet như sau:

Nhập dữ liệu mua bán từ SPDR vào Google Sheet
Nhập dữ liệu mua bán từ SPDR vào Google Sheet

Tính lượng Mua – Bán Vàng trong phiên giao dịch của quỹ SPDR

Điều mà Tôi quan tâm ở đây là Total Net Asset Value Tonnes in the Trust as at 4.15 p.m. NYT tức là cột K trong bảng dữ liệu.

Total Net Asset Value Tonnes in the Trust as at 4.15 p.m. NYT là giá trị tài sản ròng quỹ SPDR theo tấn Vàng tính tới thời điểm đóng phiên giao dịch tại New York là 4:15 chiều.

Vấn đề nằm ở chỗ, chèn giữa các dữ liệu là số, thì nó có thêm chữ Holiday vào. Nghĩa là nếu dùng phép toán cộng, trừ bình thường thì dữ liệu bị sai nên Tôi sẽ phải làm qua hai bước:

Thêm cột Current – M (hiện tại)

Thêm cột Current (hiện tại) vào ngay cạnh cột Total Net Asset Value Tonnes in the Trust as at 4.15 p.m. NYT và ở dòng đầu tiên, Tôi cho nó bằng giá trị của dòng đầu tiên cột K.

Ở dòng thứ hai, tôi dùng hàm sau:

=IF(K9="HOLIDAY",K8,K9)

Nghĩa là nếu dữ liệu ở ô K9 đó trả về là HOLIDAY thì dữ liệu hiện tại của ô M9 là ô K8. Nếu không, thì dữ liệu ô M9 bằng chính dữ liệu ô K9.

Hiểu đơn giản thì Tôi gán dữ liệu những ngày Holiday = dữ liệu ngày trước đó.

Vậy là tôi đã loại bỏ được dòng chữ Holiday trong dữ liệu tính toán.

Thêm cột Change – N (thay đổi)

Thêm cột Change (thay đổi) vào sau cột Current. Ở ô đầu tiên cột Change, Tôi nhập vào giá trị Ô kề bên là =M8.

Ở ô thứ 2 trong cột N, Tôi nhập vào công thức:

=if(M9<>0,M9-M8,)

Nghĩa là nếu ô M9 khác 0 thì lấy giá trị M9 trừ ô M8 sẽ ra kết quả là số âm hoặc số dương.

Số âm: SPDR đã bán trong phiên trước đó

Số dương: SPDR đã mua vào trong phiên trước đó.

Số 0: Không mua – không bán hoặc phiên trước là ngày Holiday.

Tạo biểu đồ theo dõi SPDR Mua – Bán Vàng

Tiếp theo, chúng ta phải tạo một biểu đồ trực quan để theo dõi hoạt động của SPDR chứ khó mà nhìn vào các con số được.

Giờ, Tôi sẽ tạo 1 Sheet mới đặt tên tên là Change.

Trong Sheet này, Tôi sẽ tạo hai cột là Date và Change và lấy ra giá trị của 19 ngày gần nhất.

Ở ô A2, Tôi dùng hàm sau để tự động lấy ra 19 ngày gần nhất:

=OFFSET('SPDR Data'!A7,COUNT('SPDR Data'!A:A)-18,0,20)

Ô B2, Tôi dùng hàm OFFSET để lấy ra dữ liệu mua – bán của 19 ngày gần nhất trong cột Change:

=OFFSET('SPDR Data'!N7,COUNT('SPDR Data'!N:N)-13,0,20)

Thêm biểu đồ hoạt động SPDR vào Google Sheet

Cuối cùng, chúng ta chỉ cần chọn vùng dữ liệu, Insert, Chart và một biểu đồ hoạt động của SPDR sẽ hiện ra vô cùng trực quan cho biết trong 19 ngày qua, SPDR đang làm trò gì:

Tạo biểu đồ theo dõi hoạt động mua bán vàng của quỹ SPDR
Tạo biểu đồ theo dõi hoạt động mua bán vàng của quỹ SPDR

Giờ đây, mọi hoạt động mua – bán của SPDR đều được Update từng phút – giây thông qua biểu đồ này vô cùng tiện lợi mà bạn không lo quên. Có thể cài đặt App Google Sheet để theo dõi trực tiếp trên điện thoại.

[/bleed]

Video Theo Dấu Quỹ SPDR

[youtube id=”pt3sVKwndTA” class=”ytb1040″ wrap=”extend” thumb=”https://www.tohaitrieu.net/wp-content/uploads/2020/12/theo-dau-quy-spdr-du-bao-gia-vang-tu-google-sheet.jpg”]

Tâm lý thị trường theo SPDR

Tôi nhận thấy có nhiều nhà đầu tư lao theo dấu vết của SPDR nhưng nếu cứ lao theo một cách mù quáng thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Ví dụ, từ đầu tháng 12-2020, SPDR bán ròng trong khi giá vàng liên tục tăng tạo đỉnh. Như vậy, chúng ta không thể nào theo tín hiệu của các ông lớn này được.

Theo quan sát của Tôi thì SPDR cũng chơi kiểu… mò xu hướng giống Tôi.

Tức là sau một đợt giờ gian kiểm tra mua vào liên tục có lợi nhuận, Tôi sẽ có xu hướng tìm 1 điểm phục hồi nào đó để giao dịch với khối lượng lớn hẳn.

SPDR cũng làm như thế. Tôi nhận thấy sau khi mua ròng một thời gian, SPDR sẽ có một thời điểm giao dịch với khối lượng cực lớn và kể từ đó giá vàng liên tục tăng cho tới khi tạo đỉnh.

Nghĩa là đó chính là điểm mấu chốt của xu hướng và SPDR xác định kiểm tra đủ rồi, đánh lớn thôi.

Tương tự với xu hướng giảm, SPDR cũng bán nhỏ giọt và nếu nhận thấy xu hướng bán được duy trì, sẽ có một đợt xả hàng mạnh. Sau đó tiếp tục xả nhỏ giọt. Giá vàng càng tăng, SPDR càng có xu hướng xả như khoảng thời gian đầu tháng 12-2020 mà chúng ta được thấy.

Lời kết

Chơi dao thì thường đứt tay và chơi với các ông lớn cũng như vậy. Chúng ta phải hiểu rằng về bản chất, quỹ cũng được duy trì và hoạt động bởi một đội ngũ nhân sự là con người bằng xương bằng thịt.

Nhận định của họ cũng có thể giống bạn, hoặc không vì họ được đào tạo chuyên sâu và có đội ngũ phân tích.

Nhưng đừng vì thế mà quá tin tưởng chạy theo SPDR để rồi đổ máu oan nếu không hiểu về nó.

Hi vọng với bài viết và Video được chia sẻ hỗ trợ lần theo dấu vết SPDR, bạn sẽ hiểu rõ hơn và có cái nhìn tốt hơn về thị trường.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô qua contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

4.3/5 - (6 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Kết quả giao dịch tháng này

  • DOANH THU 10,710.89 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -5,089.67 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 5,621.22 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới