Tuần 27 năm 2020 là một tuần tương đối bình lặng trên bảng tin kinh tế. Dưới áp lực của Đại dịch, hầu hết các tín hiệu cơ bản đều không mang lại chuyển biến tích cực tới thị trường.
Để chuẩn bị cho một tuần giao dịch mới từ 06/07 – 10/07/2020, chúng ta sẽ cùng xem xét các sự kiện kinh tế nổi bật có khả năng tác động tới xu hướng thị trường.
COVID-19
Đại dịch COVID-19 tính tới ngày 06/07/2020 đã có tổng 11,409,826 ca nhiễm, 533,672 người tử vong trên toàn thế giới.
Số lượng ca nhiễm COVID-19 ngày càng tăng ở các tiểu bang của nước Mỹ làm ảnh hưởng tới kế hoạch mở cửa kinh tế trở lại.
Hai bang có dấu hiệu là điểm nóng tiếp theo của Đại dịch COVID-19 đó là Florida và Texas. Hai bang này báo cáo số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng kỷ lục với mức tăng gần 20.000 ca.
Số ca nhiễm mới tăng mạnh chủ yếu tại các bang từng khống chế COVID-19 rất tốt nhưng vội vã mở cửa kinh tế sớm.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết, diễn biến của đại dịch vẫn là nguồn bất ổn chính gây ra lo ngại các nhà đầu tư. Hơn 40% số bang ở nước Mỹ đã tạm ngừng kế hoạch mở cửa kinh tế vốn là áp lực chính sẽ gây ra các vấn đề trong thị trường lao động.
New York – Tâm dịch COVID-19 của Hoa Kỳ dự kiến bước vào “Giai đoạn 3” sau khi những điều tồi tệ nhất dường như được kiểm soát.
Ở giai đoạn 3 này, New York dự kiến sẽ cho phép mở cửa Ngành dịch vụ làm đẹp bao gồm: Nail, triệt lông, xăm mình, Spa. Các hoạt động thể thao ngoài trời cũng được cho phép. Trong đó bao gồm cả việc dắt chó đi dạo.
Hội họp nhóm được cho phép tối đa 25 người.
Thống đống và Thị trường New York cho biết trường học, bảo tàng, rạp chiếp phim, nhà hát mặc dù nằm trong kế hoạch cho phép mở cửa ở “Giai đoạn 4” nhưng không chắc chắn.
Giai đoạn 4 của New York chưa được ấn định ngày cụ thể.
Như vậy, với việc New York từng bước thận trọng mở cửa trở lại chúng ta sẽ phải chờ đợi thêm các tín hiệu rõ ràng hơn để biết liệu có đợt bùng phát thứ hai tại thành phố này hay không.
ISM Non-Manufacturing PMI
Dữ liệu ISM Non-Manufacturing PMI dự kiến sẽ được Viện quản lý cung ứng báo cáo vào lúc 21:00 ngày 06/07/2020. Các số liệu được dự báo là tương đối tích cực.
Báo cáo đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào thứ 5 cũng cần được quan tâm vì số lượng sa thải mới tiếp tục duy trì ở mức cao ngay cả khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại, dấu hiệu phục hồi trong thị trường lao động sẽ chậm lại vì sự bùng phát của COVID-19 và quyết định tạm ngưng mở cửa kinh tế tại các tiểu bang.
Thế giới nửa cuối năm 2020
Sau khi khép lại 6 tháng đầu năm với quá nhiều biến cố, Kinh tế toàn cầu đang bước vào nửa cuối của năm 2020 với nhiều hy vọng mà chưa hy vọng nào được đáp ứng.
Các sự kiện quan trọng sẽ diễn ra ở nửa cuối năm 2020:
- Hy vọng về Vaccine phòng ngừa COVID-19
- Căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia trên thế giới về vấn đề Hong Kong
- Xung đột biên giới Trung – Ấn
- Bầu cử tại Hoa kỳ vào tháng 11/2020
- Quốc hội Hoa Kỳ liệu có mở rộng chương trình trợ cấp thất nghiệp sau ngày 31/07/2020 hay không?
- EU liệu có thông qua quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ USD.
Tất cả những vấn đề trên đều là những “DẤU HỎI” rất lớn mà chúng ta chưa có câu trả lời để biết được xu hướng tiếp theo của thị trường.
Những tín hiệu phục hồi kinh tế của Trung Quốc và EU là điểm sáng duy nhất mang lại kỳ vọng “thoát đáy” cho thị trường.
BOE cảnh báo sớm về lãi suất âm
Thống đốc của Ngân hàng Anh, Andrew Bailey, đã cảnh báo những người cho vay về những thách thức mà lãi suất âm sẽ mang lại, tờ Sunday Times đưa tin.
Bailey cho biết trong một bức thư được gửi vào tháng trước rằng việc thích nghi với việc chuyển sang lãnh thổ tiêu cực sẽ là một công việc hoạt động có ý nghĩa.
Bức thư là một dấu hiệu cho thấy Ngân hàng Anh – BOE đang chuẩn bị khả năng chuyển sang chính sách lãi suất âm lần đầu tiên trong lịch sử 325 năm của mình.
Nếu BOE thực sự áp dụng lãi suất Âm thì đây là Ngân hàng Trung Ương thứ tư trên thế giới áp dụng chính sách này sau ECB, BOJ và SNB. Đây sẽ là một tín hiệu tương đối tiêu cực cho đồng Bảng Anh.
Kinh tế Trung Quốc sẽ bắt kịp Hoa Kỳ vào năm 2029
Trung Quốc dường như làm lu mờ Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập kỷ.
IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại chỉ còn 1% trong năm nay và sau đó tăng vọt 8.2% vào năm 2021.
IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng và bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế của Hoa Kỳ vào năm 2029.
Tới năm 2040 dự kiến Kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn Kinh tế Hoa Kỳ khoảng 50%.
Xem báo cáo của IMF: World Economic Outlook, April 2020: The Great Lockdown
Chúc các bạn giao dịch thành công!